Xem mẫu

  1. CHƢƠNG 4: HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG 4.1. Lý thuyết bàn tay vô hình và hiệu quả của thị trƣờng cạnh tranh Năm1776, trong công trình lớn nghiên cứu về kinh tế học hiện đại, “Sự giàu có của các quốc gia”, Adam Smith đã lập luận rằng cạnh tranh có thể dẫn dắt con ngƣời theo đuổi lợi ích công cộng khi đang theo đuổi lợi ích cá nhân (lợi nhuận), dƣờng nhƣ có một bàn tay vô hình vậy. Để hiểu đƣợc ý nghĩa quan điểm của Smith, chúng ta nên nghiên cứu những quan điểm chung về vai trò của chính phủ trƣớc thời Smith. Đã có một quan điểm phổ biến cho rằng việc đạt đƣợc những lợi ích tốt nhất của công cộng (dù cho có thể là định trƣớc) đòi hỏi phải có một chính phủ tích cực. Quan điểm này liên quan một cách đặc biệt với trƣờng phái trọng thƣơng của thế kỷ 17 và 18; ngƣời ủng hộ chính trƣờng phái này là Jean Bapstiste Colbert, Bộ trƣởng tài chính dƣới thời Vua Louis XIV của Pháp. Những ngƣời theo trƣờng phái trọng thƣơng ủng hộ những hành động mạnh mẽ của chính phủ để thúc đẩy công nghiệp và thƣơng mại. Thực vậy, nhiều chính phủ châu Âu đã đóng vai tích cực trong việc thúc đẩy hình thành các thuộc địa, và những ngƣời theo trƣờng phái trọng thƣơng đã là một nhân tố cho việc làm đó. Một số nƣớc (hoặc một số công dân của các nƣớc đó) đã đƣợc lợi lớn nhờ vai trò tích cực đó của chính phủ; nhƣng các nƣớc khác, dù chính phủ có thụ động hơn nhiều, cũng vẫn thịnh vƣợng lên. Một số nƣớc có chính phủ mạnh và tích cực lại không thịnh vƣợng lên đƣợc, vì các nguồn lực của đất nƣớc đã bị hao phí cho chiến tranh hoặc cho những cuộc phiêu lƣu không thành công. Trƣớc những kinh nghiệm dƣờng nhƣ trái ngƣợc này, Smith đã tự đặt câu hỏi: xã hội có thể đảm bảo đƣợc rằng liệu những ngƣời đƣợc trao quyền quản lý xã hội có thực sự vì qyền lợi chung không? Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, ở một số thời điểm, nhiều chính phủ đã theo đuổi các chính sách tỏ ra phù hợp với mục tiêu công cộng, song ở những thời điểm khác, chính phủ lại theo đuổi những chính sách mà dù có tƣởng tƣợng phóng đại lên thế nào cũng không thể phù hợp với lợi ích công. Hơn nữa, những ngƣời quản lý thƣờng theo đuổi lợi ích riêng tƣ của họ thay vì lợi ích công. Hơn nữa, ngay cả những ngƣời lãnh đạo có dụng ý tốt cũng thƣờng vẫn dẫn dắt đất 84
  2. nƣớc mình đi sai đƣờng. Smith lập luận rằng, không nên dựa vào chính phủ hay bất kỳ một tình cảm đạo đức nào để làm điều tốt đẹp. Lợi ích công đƣợc gìn giữ chỉ khi nào mỗi cá nhân đều làm điều gì đó vì lợi ích riêng của bản thân. Lợi ích bản thân là đặc điểm cố hữu hơn cả của con ngƣời so với làm điều thiện, và vì vậy, nó là cơ sở hợp lý để tổ chức xã hội. Hơn nữa, cá nhân có thể xác định chắc chắn độ chính xác xem lợi ích bản thân làm gì trƣớc khhi xác định lợi ích công. Bản năng nằm sau ý tƣởng của Smith rất đơngiản: nếu có một hàng hóa hay dịch vụ nào mà các cá nhân ƣa chuộng nhƣng hiện tại chƣa đƣợc sản xuất ra, thì họ sẽ sẵn sàng trả giá cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Những ngƣời có đầu óc kinh doanh, khi tìm kiếm lợi nhuận, luôn luôn tìm kiếm cơ hội. Nếu giá trị của một hàng hóa nhất định đối với ngƣời tiêu dùng cao hơn chi phí sản xuất thì có thể có lợi nhuận cho ngƣời kinh doanh, và ngƣời đó sẽ sản xuất hàng hóa đó. Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu có cách sản xuất nào rẻ hơn cách hiện đang đƣợc áp dụng, ngƣời kinh doanh phát hiện ra cách rẻ hơn đó sẽ đánh gục các hãng cạnh tranh và kiếm đƣợc lợi nhuận. Việc tìm kiếm lợi nhuận của các hãng là sự tìm kiếm các phƣơng thức sản xuất có hiệu quả hơn và đối với những hàng hóa mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Lƣu ý rằng, theo cách nhìn đó, không có ủy ban hoặc chính phủ nào cần quyết định một loại hàng hóa nào đó nên hay không nên sản xuất ra. Hàng hóa đó sẽ đƣợc sản xuất ra nếu đáp ứng đƣợc thử nghiệm của thị trƣờng, tức là nếu cái gì mà cá nhân muốn trả giá thì phải có giá trị lớn hơn chi phí làm ra nó. Không một ủy ban giám sát nào của chính phủ cần kiểm tra xem hàng hóa đó sản xuất có hiệu quả hay không: cạnh tranh sẽ loại trừ các nhà sản xuất không hiệu quả.Có sự nhất trí phổ biến (nhƣng không phải là chung) giữa các nhà kinh tế rằng các lực lƣợng cạnh tranh sẽ dẫn đến hiệu quả cao, và cạnh tranh là sự kích thích quan trọng đối với đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên, trong hai trăm năm qua, các nhà kinh tế đã công nhận rằng, có một số trƣờng hợp quan trọng mà ở đóthị trƣờng không hoạt động hoàn hảo nhƣ những ngƣời nhiệt thành nhất ủng hộ thị trƣờng thƣờng nói. Nền kinh tế đã trải qua những thời kỳ thất nghiệp lan tràn và các nguồn lực không đƣợc sử dụng; cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930 làm cho nhiều ngƣời muốn làm việc lại bị thất nghiệp; ô nhiễm đã 85
  3. phá hủy nhiều thành phố lớn của chúng ta; và tình trạng đổ nát ở nông thôn lây lan khắp nơi. 4.2. Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực 4.2.1. Hiệu quả Pareto Hiện nay, khi nói đến hiệu quả, các nhà kinh tế học thƣờng dùng khái niệm hiệu quả Pareto, mang tên nhà kinh tế - xã hội học ngƣời Italia Vilfredo Pareto (1848 – 1923). Một sự phân bổ nguồn lực đƣợc gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu nhƣ không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một ngƣời đƣợc lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác. Khái niệm hiệu quả Pareto thƣờng đƣợc dùng nhƣ một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đáng có của các cách phân bổ nguồn lực khác nhau. Nếu sự phân bổ chƣa đạt hiệu quả Pareto có nghĩa là vẫn còn sự “lãng phí” theo nghĩa còn có thể cải thiện lợi lích cho ngƣời nào đó mà không phải làm giảm lợi ích của ngƣời khác. Một khái niệm khác có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả Pareto là khái niệm hoàn thiện Pareto. Nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất một ngƣời đƣợc lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách phân bổ lại các nguồn lực đó là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu. Nhƣ vậy, hiệu quả Pareto và hoàn thiện Pareto có quan hệ chặt chẽ với nhau. Một sự phân bổ mà chƣa hiệu quả thì còn có thể hoàn thiện nó bằng cách phân bổ lại nguồn lực giữa các bên. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn là một cách phân bổ hiệu quả Pareto sẽ “tốt hơn” một cách phân bổ chƣa hiệu quả. Khái niệm hiệu quả Pareto dƣờng nhƣ xa lạ với cách hiểu thông thƣờng của chúng ta về tính hiệu quả, theo đó hiệu quả có nghĩa là đƣa ra đƣợc một kết quả mong muốn với chi phí hoặc nỗ lực tối thiểu. Nói cách khác, không có nỗ lực hoặc chi phí nào bỏ ra một cách lãng phí, không mang lại kết quả hữu ích gì. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì có thể thấy rằng, khái niệm hiệu quả Pareto của các nhà kinh tế tuy chính xác hơn cách hiểu thông thƣờng, nhƣng chúng đều hàm ý giống nhau. Giả sử rằng, mức lợi ích của mỗi cá nhân tùy thuộc vào lƣợng hàng hóa và dịch vụ mà họ tiêu dùng mỗi năm. Với tổng nguồn lực có hạn và điều kiện công nghệ kỹ 86
  4. thuật cho trƣớc, nếu tránh đƣợc sự lãng phí thì có thể sản xuất thêm đƣợc hàng hóa. Sản lƣợng tăng thêm này có thể giúp một số cá nhân tiêu dùng nhiều hơn mà không phải giảm lƣợng tiêu dùng của ngƣời khác. Điều này sẽ chỉ dừng lại khi không thể tăng thêm sản xuất đƣợc nữa, tức là đã đạt đƣợc hiệu quả trong sản xuất. Tƣơng tự, mọi ngƣời có thể làm tăng lợi ích của mình mà không phải giảm lợi ích của ngƣời khác bằng cách tiến hành những sự trao đổi đôi bên cùng có lợi. Nếu cá nhân trong nền kinh tế đƣợc tự do trao đổi thì họ có thể tự tạo thêm lợi ích cho mình bằng cách trao đổi những hàng hóa mình có nhƣng không thiết yếu với mình bằng với ngƣời khác lấy những hàng hóa khác mà mình cần hơn ngƣời kia. Quá trình này sẽ chỉ dừng lại khi không còn khả năng tiến hành những sự trao đổi nhƣ vậy nữa, tức là đã đạt hiệu quả trong trao đổi. Nhƣ vậy, tiêu chuẩn hiệu quả Pareto dựa trên một quan điểm cho rằng, cá nhân phải đƣợc tự do theo đuổi lợi ích cá nhân, vói điều kiện sự theo đuổi đó không làm phƣơng hại đến lợi ích của ngƣời khác. 4.2.2. Điều kiện đạt hiệu quả Pareto Trƣớc tiên, hãy xét một mô hình đơn giản nhất về một nền kinh tế chỉ có hai ngƣời là A và B, sử dụng hai loại đầu vào có lƣợng cung cố định là vốn (K) và lao động (L), để sản xuất và tiêu dùng hai loại hàng hóa là lƣơng thực (X) và quần áo (Y). Điều kiện công nghệ là cho trƣớc. Những câu hỏi cần đƣợc làm rõ ở đây là: (1) Làm thế nào để phân bổ các đầu vào cố định của nền kinh tế vào một phƣơng án sản xuất có hiệu quả, tức là làm thế nào để đạt hiệu quả trong sản xuất? (2) Khi nền kinh tế đã sản xuất ra đƣợc một mức sản lƣợng nhất định về lƣơng thực và quần áo, làm thế nào để phân phối chúng một cách hiệu quả giữa các thành viên trong xã hội, tức là đạt hiệu quả phân phối? (3) Nếu có nhiều phƣơng án phân phối đạt hiệu quả thì phƣơng án nào là tối ƣu nhất, với nghĩa nó vừa đảm bảo khả thi về mặt kỹ thuật, vừa thỏa mãn tối đa lợi ích của dân cƣ, tức là đạt hiệu quả kết hợp (sản xuất – phân phối)? 87
  5. Theo phân tích về mô hình cân bằng tổng quát của Kinh tế học Vi mô, để một nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto toàn diện, trong cả lĩnh vực sản xuất, phân phối và hỗn hợp, cần có ba điều kiện nhƣ sau: (1) Điều kiện hiệu quả sản xuất: Tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa 2 loại đầu vào bất kỳ của tất cả các hãng sản xuất phải nhƣ nhau: MRTSXLK = MRTSYLK. (2) Điều kiện hiệu quả phân phối: Tỷ suất thay thế biên giữa 2 loại hàng hóa bất kỳ của tất cả các cá nhân tiêu dùng phải nhƣ nhau: MRSAXY = MRSBXY. (3) Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: Tỷ suất chuyển đổi biên giữa 2 hàng hóa bất kỳ phải bằng tỷ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân: MRTXY = MRSAXY = MRSBXY. 4.2.3. Điều kiện biên về hiệu quả Mặc dù điều kiện hiệu quả Pareto rất hữu ích trong lý thuyết kinh tế, nhƣng các tiêu chí mà nó đƣa ra lại quá nặng về kỹ thuật. Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tính đƣợc các tỷ suất thay thế hay tỷ suất chuyển đổi của hàng hóa. Do đó, khả năng áp dụng điều kiện này trong thực tế rất hạn chế. Để khắc phục điều đó, các nhà kinh tế đƣa ra một nguyên tắc đơn giản hơn tiêu chuẩn hiệu quả Pareto, đó là điều kiện biên về hiệu quả. Điều kiện cần thiết để có mức sản lƣợng hiệu quả về một hàng hóa nào đó trong một thời gian nhất định có thể dễ dàng suy ra từ tiêu chuẩn Pareto. Để xác định xem liệu các nguồn lực phân bổ cho việc sản xuất một hàng hóa nào đó đã hiệu quả hay chƣa, ngƣời ta thƣờng so sánh giữa lợi ích tận thu thêm khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa (hay còn gọi là lợi ích biên, ký hiệu là MB) với chi phí phát sinh thêm để sản xuất đơn vị hàng hóa đó (hay còn gọi là chi phí biên, ký hiệu là MC). Lợi ích biên này có thể đƣợc đo bằng lƣợng tiền tối đa mà một ngƣời tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ để có thêm đơn vị hàng hóa. Chẳng hạn, nếu một cá nhân sẵn sàng từ bỏ 2000 đồng tiền mua hàng hóa khác để chuyển sang mua một ổ bánh mỳ mà không cảm thấy đƣợc lợi hơn hay bị thiệt đi thì lợi ích biên của ổ bánh mỳ là 2000 đồng. Còn chi phí biên để sản xuất ổ bánh mỳ đó là số tiền tối thiểu cần thiết để thù lao cho những ngƣời sở hữu yếu tố sản xuất mà không làm họ cảm thấy thiệt thòi. Nếu chi phí biên của ổ 88
  6. bánh mỳ là 1000 đồng thì có nghĩa là ngƣời chủ các yếu tố sản xuất (ngƣời lao động, chủ sở hữu máy móc, nhà xƣởng, nguyên vật liệu...) sẽ thấy đƣợc lợi hơn khi đƣợc trả hơn 1000 đồng và sẽ thấy thiệt hơn khi đƣợc trả thấp hơn 1000 đồng. Điều kiện biên về hiệu quả nói rằng, nếu lợi ích biên để sản xuất một đơn vị hàng hóa lớn hơn chi phí biên thì đơn vị hàng hóa đó cần đƣợc sản xuất thêm. Trái lại, nếu lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên thì sản xuất đơn vị hàng hóa đó là sự lãng phí nguồn lực. Mức sản xuất hiệu quả nhất về hàng hóa này sẽ đạt khi lợi ích biên bằng chi phí biên: MB = MC hay lợi ích biên ròng (hiệu số giữa MB và MC) bằng 0. Nguyên tắc biên về hiệu quả thực chất là một cách phát biểu khác đi của tiêu chuẩn hiệu quả Pareto và đƣợc áp dụng rất rộng rãi trong phân tích các quyết định về chính sách công. Đó cũng là cơ sở để cân nhắc các quyết định đầu tƣ. 4.3. Phân phối thu nhập và tối đa hóa phúc lợi xã hội 4.3.1. Một số lý thuyết vè phân phối lại thu nhập Các chính sách phân phối lại đều nhằm mục đích tối đa hóa PLXH. Tuy nhiên, PLXH đƣợc hình thành nhƣ thế nào? Nó phụ thuộc ra sao vào độ thỏa dụng của các cá nhân? Làm thế nào để tối đa hóa PLXH đó? Các trƣờng phái tƣ tƣởng và kinh tế khác nhau thƣờng thể hiện những cách hiểu khác nhau về những câu hỏi trên, từ đó hình thành nên các lý thuyết khác nhau về phân phối lại. Mỗi quan hệ giữa mức PLXH và độ thỏa dụng của từng cá nhân trong xã hội đƣợc biểu hiện về mặt toán học dƣới dạng các hàm phúc lợi xã hội. Nhƣ vậy, chỉ cần xem xét hàm PLXH của các lý thuyết đó là chúng ta có thể hiểu hàm ý phân phối lại đứng sau mỗi lý thuyết là gì. 4.3.1.1. Thuyết vị lợi Thuyết vị lợi coi PLXH suy cho cùng chỉ phụ thuộc vào độ thỏa dụng cá nhân, đƣợc định nghĩa là một thƣớc đo về một số tính cách và sở thích của cá nhân nhƣ sự thỏa mãn, hài lòng hay mong muốn. Thuyết này đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm triết học về phúc lợi do Jeremy Bentham đề xƣớng đầu thế kỷ 19. 89
  7. Khi nghiên cứu phân phối thu nhập theo quan điểm của thuyết vị lợi ta dựa trên các giả định sau: Các cá nhân có hàm thỏa dụng biên đồng nhất và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ. Các hàm thỏa dụng biên này tuân theo quy luật mức thỏa dụng biên theo thu nhập giảm dần. Tổng mức thu nhập sẵn có là cố định và không thay đổi khi tiến hành phân phối lại. Nội dung thuyết vị lợi cho rằng: PLXH chỉ phụ thuộc vào độ thỏa dụng của các cá nhân. PLXH là tổng đại số độ thỏa dụng của tất cả các thành viên trong xã hội và mục tiêu của xã hội là phải tối đa hóa tổng số đó. Nói cách khác, nếu có n cá nhân trong xã hội mà mức thỏa dụng của ngƣời thứ i là Ui thì PLXH W là tổng mức thỏa dụng của các cá nhân. Nó còn gọi là hàm PLXH tổng. (4.1) Độ thỏa dụng của nhóm B (UB) 0 Độ thỏa dụng của nhóm A (UA) Hình 4.1: Đƣờng bàng quang xã hội theo thuyết vị lợi Từ hàm PLXH (4.1) có thể thấy rằng, thuyết vị lợi coi lợi ích của ngƣời giàu và ngƣời nghèo có trọng số nhƣ nhau. Vì thế, xã hội hoàn toàn bàng quan trƣớc việc độ thỏa dụng của ngƣời nghèo giảm xuống, nếu từ đó độ thoải dụng của ngƣời giàu tăng lên một mức tƣơng đƣơng. Do đó, đƣờng bàng quang xã hội của thuyết vị lợi là một 90
  8. đƣờng thẳng có độ dốc bằng nhƣ đã thấy trong Hình 4.5. Nhƣ vậy, theo thuyết vị lợi thì chính phủ có nên phân phối lại thu nhập xã hội không? Để thấy rõ điều này, giả sử với mức thu nhập sẵn có cho trƣớc là OO’ (Hình 4.4) đƣợc phân phối cho hai ngƣời tiêu dùng là A và B. Thu nhập của A đƣợc tính từ O sang phía phải, còn thu nhập của B đƣợc tính từ O’ sang phía trái. Bất kỳ một điểm nào nằm trên OO’ đều biểu thị một cách phân phối thu nhập nào đó giữa A và B. Vấn đề là tìm ra điểm tối ƣu xã hội. MUA MUB Độ thỏa dụng biên của A (MUA) Độ thỏa dụng biên của B (UB) f e n d c O m a b Thu nhập của A Thu nhập của B Hình 4.2: Phân phối thu nhập tối ƣu theo thuyết vị lợi Độ thỏa dụng biên của A đƣợc xác định trên trục tung bắt đầu từ O1 của B đƣợc xác định từ O’. Theo giả định thứ hai, độ thỏa dụng biên của A và B chỉ phụ thuộc vào thu nhập và có chiều dốc xuống, đƣợc ký hiệu là MUA và MUB. Giả sử điểm phân phối thu nhập ban đầu là a. Tại đây, A là ngƣời giàu và B là ngƣời nghèo. Nếu chuyển ab đồng thu nhập từ A sang B thì tổng độ thỏa dụng mà ngƣời A bị giảm đi là diện tích nằm bên dƣới đƣờng MUA, hay diện tích abcd. Tuy nhiên, khi lƣợng thu nhập này đƣợc chuyển cho ngƣời B thì độ thỏa dụng của anh ta sẽ tăng thêm đƣợc diện tích năm bên dƣới MUB, tức là diện tích abfe. Do cả hai đều có hàm thỏa dung biên giống nhau và tuân theo qui luật độ thỏa dụng biên giảm dần, đồng thời tại điểm a, thu nhập của ngƣời A lớn hơn ngƣời B nên chắc chắn đƣờng 91
  9. MUA tại đây nằm bên dƣới đƣờng MUB, có nghĩa là việc chuyển giao thu nhập từ A sang B sẽ làm tổng PLXH tăng thêm đƣợc diện tích tô đậm cdef. Lập luận trên gợi ý rằng: chừng nào mà thu nhập còn chƣa bằng nhau thì độ thỏa dụng biên cũng không bằng nhau và tổng thỏa dụng (hay tổng PLXH) còn có thể đƣợc tăng lên bằng cách phân phối lại thu nhập cho ngƣời nghèo hơn. Chỉ tại điểm m, tại đó thu nhập và độ thỏa dụng biên của cả hai đều bằng nhau thì tổng PLXH mới đạt tối đa. Phân phối lại từ a đến m sẽ làm tổng PLXH tăng thêm đƣợc diện tích ned. Vậy, điều kiện để tạo ra đƣợc sự phân phối thu nhập tối ƣu nhất theo thuyết vị lợi là chính phủ nên tiến hành phân phối lại cho đến khi: MU = MU2 = ... = MUn (4.2) Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng kết luận trên đây hoàn toàn phụ thuộc vào các giả định đã nêu. Thứ nhất, nếu các cá nhân đƣợc phép có các hàm thỏa dụng biên khác nhau thì không có gì đảm bảo điểm phân phối thu nhập tối ƣu lại chính là điểm giữa đoạn OO’. Tức là, phân phối thu nhập theo thuyết vị lợi chƣa chắc đã mang lại sự bình đẳng tuyệt đối. Thứ hai, mặc dù quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần đúng với đa số các hàng hóa nhƣng chƣa chắc đã đúng với thu nhập. Nếu mức thỏa dụng biên theo thu nhập của các cá nhân đều không đổi, tức là đƣờng MUA và MUB đều nằm ngang thì mỗi đồng lấy đi từ ngƣời B sẽ làm anh ta mất đi một mức thỏa dụng đúng bằng mức thỏa dụng tăng thêm khi A có một đồng thu nhập ấy. Khi đó, chính sách phân phối lại của chính phủ không có ý nghĩa gì đối với việc cải thiện PLXH. Thứ ba, mô hình trên giả định tổng thu nhập xã hội là cố định, nhƣng trên thực tế việc phân phối lại thƣờng kèm theo sự thất thoát về nguồn lực, có nghĩa là nếu càng cố gắng phân phối lại thì kích thƣớc của “chiếc bánh” dùng để chia cho hai ngƣời càng giảm. Phân phối lại thu nhập cần tính đến cả những khoản mất mát về tính hiệu quả này. Nhƣ vậy, ngay cả khi chấp nhận giả định là các cá nhân có hàm thỏa dụng biên nhƣ nhau thì cũng chƣa thể kết luận rằng, mục tiêu của chính sách phân phối thu nhập sẽ đạt đến sự bình đẳng tuyệt đối về thu nhập. Câu trả lời còn phụ thuộc vào phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân phối lại thu nhập và tác động của chúng đến hành vi cá nhân. Ngoài ra, nhƣ đã nêu, thuyết vị lợi bị nhiều nhà triết học và kinh tế học chỉ trích, vì họ cho rằng xã hội cần tỏ ra coi trọng việc tăng phúc lợi cho ngƣời nghèo hơn 92
  10. là ngƣời giàu. Trên cơ sở đó, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm cách gán cho độ thỏa dụng của ngƣời nghèo một trọng số lơn hơn độ thỏa dụng của ngƣời giàu, do vậy đã tạo ra nhiều dạng hàm phúc lợi vị lợi mới và vì thế, thuyết vị lợi ban đầu coi độ thỏa dụng của ngƣời giàu và ngƣời nghèo bằng nhau còn đƣợc gọi là thuyết vị lợi giản đơn. Tuy nhiên, cũng không có sự nhất trí chung về việc nên dành cho ngƣời nghèo trọng số bằng bao nhiêu. 4.3.1.2. Quan điểm bình quân đồng đều Quan điểm này cho rằng sự bằng nhau trong phúc lợi của tất cả các thành viên là một mục tiêu mà xã hội cần phấn đấu, vì giá trị của tất cả các thành viên trong xã hội là ngang nhau. Nhƣ vậy, với một lƣợng thu nhập quốc dân cố định, quan điểm này cho rằng phải phân phối lƣợng thu nhập đó sao cho tổng độ thỏa dụng của mọi ngƣời là nhƣ nhau. Theo quan điểm này, hàm PLXH có dạng: W = U1 = U2 = ... = Un (4.3) Dễ dàng nhận thấy nếu hàm thỏa dụng biên của mọi cá nhân là nhƣ nhau thì thỏa mãn điều kiện này cũng là thỏa mãn điều kiện (4.2) của thuyết vị lợi. Cả hai quan điểm đều dẫn đến một kết quả là phân phối thu nhập hoàn toàn bằng nhau cho tất cả mọi ngƣời. Nhƣng nếu hàm thỏa dụng biên của mọi cá nhân là khác nhau thì hình thái chênh lệch thu nhập mà thuyết bình quân đồng đều đề nghị sẽ khác với hình thái chênh lệch mà thuyết vị lợi đề nghị. Điều cần chú ý là quan điểm bình quân đồng đều này chỉ chấp nhận sự khác biệt về mức thỏa dụng do những nhân tố khách quan tạo ra (nhƣ quy mô gia đình, tình trạng sức khỏe...), chứ không chấp nhận những khác biệt do sở hữu tài sản hay các nhân tố chủ quan khác. Hơn nữa, khi tổng thu nhập không cố định thì quan điểm bình quân đồng đều này cũng sẽ cho phép phân phối lại thu nhập có tác động đáng kể đến mức thu nhập của từng ngƣời. Nếu đánh thuế A để chuyển giao cho B gây ra sự mất mát nguồn lực thì việc phân phối lại thu nhập này tuy có thể giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa hai ngƣời, nhƣng đồng thời cũng làm giảm thu nhập của cả hai. Nhƣ vậy, nguyên tắc bình quân đồng đều này có thể dẫn đến một thái cực phải hy sinh tính hiệu 93
  11. quả rất nhiều và rất khó chấp nhận điều này, trừ phi xã hội sẵn sàng đánh đổi tính hiệu quả lấy sự công bằng với cái giá rất cao. 4.3.1.3. Thuyết cực đại thấp nhất (Thuyết Rawls) Khó khăn này có thể đƣợc giải quyết bằng cách tiến hành một chính sách phân phối lại sao cho có thể tối đa hóa thu nhập cho những ngƣời ở đáy thang thu nhập xã hội. Nguyên tắc này do nhà triết học Mỹ John Rawls (1971) đƣa ra, trong đó ông chỉ đặt trọng số bằng 1 đối với ngƣời có mức thỏa dụng thấp nhất, còn những ngƣời khác có trọng số bằng 0. Khi đó, hàm PLXH có dạng: W = minimum (4.4) Theo thuyết này, PLXH chỉ phụ thuộc vào lợi ích của ngƣời nghèo nhất. Vì vậy, muốn có PLXH đạt tối đa thì phải cực đại hóa độ thỏa dụng của ngƣời nghèo nhất. Đó là lý do vì sao thuyết này có tên thuyết cực đại thấp nhất. Rõ ràng là theo thuyết Rawls thì xã hội chỉ quan tâm đến phúc lợi của ngƣời ngƣời nghèo, nên bất kể sự phân phối lại thu nhập nào chỉ làm tăng lợi ích của ngƣời giàu mà không làm thay đổi lợi ích của ngƣời nghèo thì không có ý nghĩa gì trong việc nâng cao PLXH. Hình 4.3: Phân phối thu nhập theo thuyết cực đại thấp nhất 94
  12. Xã hội sẽ phân phối lại thu nhập chừng nào sự phân phối đó còn làm tăng độ thỏa dụng của ngƣời nghèo nhất. Vì vậy, phân phối lại thu nhập chỉ dừng lại khi độ thỏa dụng của mọi cá nhân bằng nhau hoặc độ thỏa dụng của ngƣời nghèo nhất đạt tối đa. Đƣờng bàng quang xã hội theo thuyết Rawls có dạng chữ L, có độ dốc bằng 0 hoặc bằng 1 và đỉnh của chữ L nằm trên đƣờng phân giác góc 0 (Hình 4.3). Trong hình này, nếu chỉ tăng lợi ích của nhóm A và giữ cho nhóm B không đổi thì chúng ta vẫn giữ nguyên trên đƣờng bàng quan xã hội, có nghĩa là không tốt hơn. Sẽ không có sự từ bỏ bất kỳ lợi ích nào của nhóm A để thu lại bất kỳ lợi ích nào của nhóm B. Nếu cả hai nhóm ban đầu có cùng độ thỏa dụng thì PLXH chỉ tăng khi độ thỏa dụng của cả hai nhóm A và B cùng tăng. Nếu đƣa thêm đƣờng khả năng thỏa dụng vào hình vẽ này thì có thể thấy, cho dù đƣờng khả năng thỏa dụng có hình dáng ra sao thì đƣờng bàng quang xã hội cao nhất cũng tiếp xúc với đƣờng khả năng thỏa dụng đó tại đỉnh chữ L (điểm E trong hình vẽ). Điều đó có nghĩa là, điều kiện tối đa hóa PLXH theo thuyết cực đại thấp nhất là: W = U1 = U2 = ... = Un Đẳng thức này cũng chính là đẳng thức (4.3), chứng tỏ nếu quá trình phân phối lại không làm thay đổi tổng thu nhập quốc dân thì thuyết này sẽ đƣa đến một kết cục hoàn toàn giống nhƣ quan điểm bình quân đồng đều nói trên, tức là một sự phân phối thu nhập tuyệt đối bình đẳng, nhƣng phải bắt đầu từ việc nâng cao phúc lợi cho ngƣời thấp nhất. Tuy nhiên, nếu nới lỏng giả định về tổng thu nhập xã hội cố định, thì thuyết cực đại thấp nhất sẽ không còn đồng nhất với quan điểm bình quân đồng đều nữa. Hãy xét một trƣờng hợp trong đó ngƣời giàu A đang thuê ngƣời nghèo B làm việc cho mình. Nếu chính phủ đánh thuế A để chuyển giao thu nhập cho B, nhƣng điều đó lại khiến A đóng cửa sản xuất và sa thải B và nếu thu nhập từ lƣơng ngƣời B trả cao hơn trợ cấp nhận đƣợc từ chính phủ thì chính sách thuế này đã làm B bị thiệt. Vì B là đối tƣợng quan tâm duy nhất của thuyết cực đại thấp nhất nên thuyết này sẽ không đồng ý với một chƣơng trình đánh thuế nhƣ vậy và sẵn sàng chập nhận để A không bị đánh thuế. Nói cách khác, thuyết cực đại thấp nhất vẫn có thể chấp nhận tồn tại một sự phân 95
  13. hóa thu nhập nào đó trong xã hội, nếu nó còn góp phần làm tăng mức thu nhập của những ngƣời bần cùng nhất. 4.3.2. Lựa chọn xã hội Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bƣớc xóa bỏ đói nghèo và nâng cao phúc lợi của ngƣời dân. Tuy nhiên, rất khó có thể đƣa ra một khái niệm chung, thống nhất về thế nào là đói nghèo. Rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã cố gắng đƣa ra các khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhƣng tựu trung đều coi đói nghéo là tình trạng một nhóm ngƣời trong xã hội không có khả năng đƣợc hƣởng “một cái gì đó” ở mức độ tối thiểu cần thiết. Sự khác nhau về việc xác định “cái gì đó” đã tạm chia thành ba trƣờng phái chính trong quan niệm về đói nghèo. Trƣờng phái thứ nhất, đƣợc gọi là trƣờng phái phúc lợi, coi một xã hội có hiện tƣợng đói nghèo khi một một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có đƣợc một mức phúc lợi kinh tế đƣợc coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó. Cách hiểu này coi “cái gì đó” là phúc lợi kinh tế của cá nhân, hay độ thỏa dụng cá nhân. Tuy nhiên, vì độ thỏa dụng vốn là một khái niệm mang tính ƣớc lệ, không thể đo lƣờng hay lƣợng hóa đƣợc, nên ngƣời ta thƣờng đồng nhất nó với một khái niệm khác cụ thể hơn, đó là mức sống. Khi đó, tăng thu nhập đƣợc xem là điều quan trọng nhất để nâng cao mức sống hay độ thỏa dụng cá nhân. Theo cách hiểu này, các chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ phải tập trung vào việc tăng năng suất, tạo việc làm... qua đó nâng cao thu nhập cho ngƣời dân để họ có thể có đƣợc mức phúc lợi kinh tế cần thiết nhƣ xã hội mong muốn. Đây là quan điểm phổ biến nhất, là cơ sở cho thƣớc đo đói nghèo theo thu nhập sẽ đƣợc trình bày sau. Quan niệm về đói nghèo nhƣ vậy tuy đƣợc coi là cần, nhƣng chƣa đủ vì đói nghèo còn bao hàm nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ riêng thu nhập. Vì thế, trƣờng phái thứ hai, trƣờng phái nhu cầu cơ bản, coi “cái gì đó” mà ngƣời nghèo thiếu là một tập hợp những hàng hóa và dịch vụ đƣợc xác định cụ thể mà việc thỏa mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lƣợng cuộc sống. Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm LTTP, nƣớc, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế cơ sở và giao thông công cộng. Trong những nhu cầu cơ bản đó, nhu cầu về dinh dƣỡng là quan trọng 96
  14. nhất. Điểm khác biệt chính của trƣờng phái này so với trƣờng phái phúc lợi là nó không đi vào xác định mức sống hay độ thỏa dụng cá nhân, mà là một hệ thống các hàng hóa cơ bản đƣợc coi là mọi cá nhân có quyền đƣợc hƣởng. Trƣờng phái này bắt nguồn từ những nghiên cứu đầu tiên của nhà kinh tế ngƣời Anh Seebohm Rowntree trong những năm 1900 và trở nên phổ biến từ thập niên 70. Theo trƣờng phái này, để xóa đói giảm nghèo cần có chính sách cụ thể đối với từng loại nhu cầu cơ bản, chứ không chỉ tập trung vào mỗi việc tăng thu nhập cho cá nhân. Thí dụ, nếu giáo dục và y tế cơ sở có thể cung cấp tốt nhất qua các cơ sở công cộng thì chính sách cần tập trung vào việc tăng cƣờng khả năng tiếp cận các dịch vụ công này của ngƣời nghèo. Quan niệm này về đói nghèo đƣợc phản ánh rất rõ qua định nghĩa về đói nghèo mà Hội nghị quốc tế về vấn đề này tại Thái Lan năm 1993 đã đƣa ra, theo đó đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phƣơng. Một khó khăn lớn nhất đối với quan niệm đói nghèo theo trƣờng phái nhu cầu cơ bản là nhu cầu cơ bản cũng thay đổi tùy theo tuổi tác, giới tính... và các đặc điểm nhân khẩu khác, cũng nhƣ mức độ tham gia các hoạt động của từng cá nhân. Vì thế, trƣờng phái thứ ba không quan tâm đến gì thiếu để thỏa mãn độ thỏa dụng cá nhân hay nhu cầu cơ bản của con ngƣời, mà chú trọng đến khả năng nay năng lực của con ngƣời. Do vậy, trƣờng phái này còn đƣợc gọi là trƣờng phái năng lực, mới nổi lên từ những năm 80 với ngƣời đi tiên phong là nhà kinh tế học ngƣời Mỹ gốc Ấn Độ Amartya Sen. Theo ông, giá trị cuộc sống của con ngƣời không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng hay thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con ngƣời có đƣợc, là quyền tự do đáng kể mà họ đƣợc hƣởng, để vƣơn tới một cuộc sống mà họ mong muốn. Theo cách hiểu này, điều mà các chính sách xóa đói giảm nghèo cần làm là phải tạo điều kiện để ngƣời nghèo có đƣợc năng lực thực hiện các chức năng cần thiết, đi từ những thứ rất cơ bản nhƣ đủ dinh dƣỡng, có sức khỏe tốt, tránh đƣợc nguy cơ tử vong sớm... đến những nhu cầu cao hơn nhƣ đƣợc tôn trọng, đƣợc tham gia vào đời sống xã hội, có tiếng nói và quyền lực. Nhƣ vậy, trƣờng phái 97
  15. này khác cơ bản so với các trƣờng phái trên ở chỗ nó chú trọng đến việc tạo cơ hội cho ngƣời nghèo để họ có thể phát huy năng lực theo cách mà họ tự chọn. Từ sự phân tích trên có thể thấy, tuy chúng ta không thể tìm đƣợc một khái niệm duy nhất đầy đủ về đói nghèo, nhƣng có thể chỉ ra những biểu hiện cơ bản hay những khía cạnh chủ yếu của đói nghèo. Việc chỉ ra đƣợc những khía cạnh nhƣ vậy rất quan trọng, vì nó quyết định các thƣớc đó đói nghèo cũng nhƣ định hƣớng cho chính sách xóa đói giảm nghèo. Ngày nay, hầu hết các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới, Liên hiệp quốc đều đã mở rộng khái niệm đói nghèo để bao hàm cả những khía cạnh về năng lực nhƣ Sen đã đề xuất. Theo đó, đói nghèo gồm những khía cạnh cơ bản nhƣ sau: Trƣớc tiên và trên hết là sự khốn cùng về vật chất, đƣợc đo lƣờng theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng. Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hƣởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế. Nguy cơ dễ bị tổn thƣơng và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc về sức khỏe. Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói về quyền lực của ngƣời nghèo. Xác định các chỉ số phúc lợi Những khía cạnh cơ bản của đói nghèo đƣợc nêu trên có thể chia làm khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ. Khía cạnh tiền tệ của đói nghèo đƣợc phản ánh chủ yếu qua mức chi tiêu bình quân đầu ngƣời, vì chỉ số này tổng hợp đƣợc rất nhiều yếu tố có thể làm cải thiện chất lƣợng cuộc sống, nhƣ chỉ cho ăn uống, học hành, thuốc thang và các dịch vụ y tế. Ngoài ra, thƣớc đo chi tiêu còn bao gồm cá tính toán về “giá trị sử dụng” hàng năm của những hàng hóa lâu bền và nhà ở. Ngoài việc sử dụng số liệu về chi tiêu, ngƣời ta còn có thể sử dụng số liệu về thu nhập. Tuy vậy, số liệu về chi tiêu thƣờng đƣợc xem là ƣu việt hơn số liệu về thu nhập vì hai lý do. Thứ nhất, thu nhập chỉ làm tăng phúc lợi khi nó đƣợc sử dụng cho tiêu dùng chứ không phải tiết kiệm hay trả nợ. Điều đó có nghĩa là chỉ cho tiêu dùng 98
  16. của hộ gia đình có liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập. Thứ hai, số liệu về thu nhập thƣờng không chính xác, đặt biệt ở những nƣớc nhƣ Việt Nam, khi mà phần lớn lao động là tự hành nghề. Tuy vậy, sử dụng thƣớc đo thu nhập cũng có những lợi thế riêng nhất định. Nó cho phép phân tách đƣợc các nguồn thu nhập khi phân tích đói nghèo và việc so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau dễ dàng hơn. Vì thế, nếu có điều kiện thì cần tính toán các thƣớc đo đói nghèo theo cả hai chỉ số phúc lợi này rồi so sánh với nhau. Các khía cạnh phi tiền tệ của đói nghèo đƣợc dùng để đo tình trạng thiếu thốn y tế, giáo dục, các mối quan hệ xã hội, sự bất an, kém tự tin hay thiếu quyền lực... Trong một số trƣờng hợp, có thể ƣớc tính giá trị của các chỉ số phi tiền tệ này, nhƣng đa phần phải dựa trên các đánh giá chủ quan do cá nhân tự khai báo qua các cuộc điều tra. Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo Ngƣỡng nghèo (hay còn gọi là chuẩn nghèo) là ranh giới để phân biệt giữa ngƣời nghèo và ngƣời không nghèo. Nó có thể là một ngƣỡng tính bằng tiền (thí dụ, một mức tiêu dùng hay thu nhập nào đó), hay phi tiền tệ (ví dụ, một trình độ học vấn nhất định). Có hai cách chính để xác định ngƣỡng nghèo: Ngƣỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn tuyệt đối về mức sống đƣợc coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Phƣơng pháp chung để xác định ngƣỡng nghèo này sử dụng một rổ các loại lƣơng thực đƣợc coi là cần thiết để đảm bảo mức độ dinh dƣỡng tốt cho con ngƣời. Rổ lƣơng thực đó sẽ tính đến cả cơ cấu tiêu dùng lƣơng thực của các hộ gia đình đặc thù của một nƣớc. Trên cơ sở đó, hai ngƣỡng nghèo tuyệt đối sẽ đƣợc tính toán. Ngƣỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một rổ lƣơng thực hàng ngày, gọi là ngƣỡng nghèo lƣơng thực thực phẩm (LTTP). Ngƣỡng nghèo này thƣờng thấp vì nó không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lƣơng thực khác. Ngƣỡng nghèo thứ hai là ngƣời nghèo chung, bao gồm cả phần chi tiêu cho các sản phẩm phi lƣơng thực. Ngƣỡng nghèo tƣơng đối: Đƣợc xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nƣớc để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cƣ sống dƣới mức trung bình của cộng đồng (thí dụ, ngƣỡng nghèo tƣơng đối có thể là 50% mức thu nhập trung bình của cả nƣớc). 99
  17. 4.4. Hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội 4.4.1. Khái niệm về công bằng xã hội Khái niệm về công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi ngƣời. Có hai cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội. Thứ nhất, khái niệm công bằng ngang là sự đối xử nhƣ nhau đối với những ngƣời có tình trạng kinh tế nhƣ nhau. Theo quan điểm này, nếu hai cá nhân có tình trạng kinh tế nhƣ nhau (đƣợc xét theo một số tiêu thức nào đó nhƣ thu nhập, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo, dân tộc...) thì chính sách của chính phủ không đƣợc phân biệt đối xử. Thứ hai, khái niệm công bằng dọc là đối xử khác nhau với những ngƣời có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này, chính sách của chính phủ đƣợc phép đối xử có phân biệt với những ngƣời có tình trạng kinh tế khác nhau, với điều kiện sau khi chịu tác động của chính sách thì những khác biệt đó phải đƣợc giảm bớt. Việc chính phủ có những chính sách ƣu tiêu cho các đối tƣợng là nạn nhân chiến tranh, những ngƣời yếu thế nên gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng... là biểu hiện của việc thực hiện nguyên tắc công bằng dọc. Nó cũng nói lên trình độ văn minh của một xã hội vì con ngƣời và lo cho con ngƣời. Nếu nhƣ công bằng ngang có thể đƣợc thực hiện bởi cơ chế thị trƣờng, thì công bằng dọc cần có sự điều tiết của nhà nƣớc. Chính phủ thực thi chính sách phân phối theo công bằng dọc nhằm giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất trong chính sách thuế và trợ cấp, đặc biệt là thuế lũy tiến (hoặc trợ cấp lũy thoái), trong đó ngƣời có thu nhập càng cao thì thuế suất phải chịu càng cao (hoặc tƣơng đƣơng là suất trợ cấp càng thấp, thậm chí âm) và ngƣợc lại. Mặc dù về mặt nhận thức, việc phân biệt giữa công bằng ngang và công bằng dọc có vẻ rất rõ ràng, nhƣng việc áp dụng các tiêu chuẩn này trong thực tiễn lại rất mơ hồ. Đó là vì không ai đƣa ra đƣợc một định nghĩa chuẩn về thế nào đƣợc coi là có tình trạng kinh tế nhƣ nhau. Liệu tình trạng đó nên đƣợc đo bằng thu nhập hay mức của cải của cá nhân? Có nên tính đến cả hoàn cảnh gia đình của họ (nhƣ số ngƣời ăn theo, khu 100
  18. vực địa lý...) hay không. Và ngay cả khi đã thống nhất sử dụng thu nhập làm thƣớc đo về tình trạng kinh tế thì vẫn không rõ thu nhập đó nên đƣợc đo theo tháng, năm hay thu nhập cả đời. Tất cả những điều này đã khiến cho nghiên cứu về công bằng xã hội vẫn là một trong những lĩnh vực gây nhiều tranh cãi nhất. 4.4.2. Thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 4.4.2.1. Đường Lorenz Một trong những công cụ biể đạt mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đƣợc sử dụng trong kinh tế học là đƣờng Lorenz mang tên nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Coral Lorenz (1905). Đƣờng cong lorenz đƣợc biểu thị trong một hình vuông nên các ngũ phân vị khi đã hình thành cũng đƣơng nhiên sắp xếp thành ngủ phân vị nghèo nhất, nghèo thứ nhì, trung lƣu, giàu thứ nhì và giàu nhất. Tất nhiên, nếu có đủ thông tin, chúng ta có thể chia dân số thành các nhóm 1/10 (thập phân vị) hay 1/100 (bách phân vị). Dân số càng đƣợc chia nhỏ thì việc đo lƣờng bất bình đẳng càng chính xác, tuy nhiên kèm theo đó là yêu cầu về thông tin càng phải cao. Bƣớc thứ ba là xếp các phân vị dân cƣ này dọc theo cạnh đáy và phần trăm thu nhập tƣơng ứng của các nhóm đó vào cạnh bên của hình vuông Lorenz. Cần lƣu ý là cả hai cạnh này đều đo tỷ lệ cộng dồn, thí dụ nó cho biết tỷ lệ phần trăm thu nhập của 20% số dân nghèo nhất (ngũ phân vị nghèo nhất), rồi 40% (tổng thu nhập của ngũ phân vị thứ nhất và thứ hai), 60% (tổng thu nhập của ba ngũ phân vị đầu tiên)... Nối các điểm kết hợp giữa phần trăm cộng dồn dân số và phần trăm cộng dồn thu nhập, chúng ta sẽ có đƣợc đồ thị về đƣờng Lorenz có dạng nhƣ dƣới đây. 101
  19. Hình 4.4: Đƣờng Lorenz Nhƣ vậy, đƣờng Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn đƣợc phân phối tƣơng ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đã biết. Tất cả các đƣờng Lorenz đều bắt đầu từ gốc 0 của hình vuông và kết thúc ở điểm A đối diện của hình. Điều đó cho biết 0% dân số đƣợc nhận tƣơng ứng với 0% thu nhập và 100% dân số sẽ có 100% thu nhập. Trong trƣờng hợp thu nhập đƣợc phân phối tuyệt đối bình đẳng thì bao nhiêu phần trăm dân số sẽ có tƣơng ứng bấy nhiêu phần trăm thu nhập. Khi đó, đƣờng Lorenz sẽ trùng vào đƣờng chéo OA của hình vuông và đƣờng này đƣợc gọi là đƣờng bình đẳng tuyệt đối. Còn nếu một ngƣời nhận toàn bộ thu nhập và những ngƣời khác thì không có chút thu nhập nào, đƣờng Lorenz sẽ chạy theo cạnh đáy và cạnh bên phải của hình vuông, đó là trƣờng hợp bất bình đẳng tuyệt đối. Nhìn chung, đƣờng Lorenz thƣờng nằm ở khoảng giữa đƣờng chéo và đƣờng bất bình đẳng tuyệt đối. Đƣờng Lorenz càng nằm gần đƣờng chéo thì mức độ công bằng càng cao (hay mức độ bất 102
  20. bình đẳng càng thấp) và càng nằm xa đƣờng chéo thì mức độ công bằng càng giảm (hay mức độ bất bình đẳng càng cao). Thí dụ, phân phối thu nhập phản ánh trong Hình 4.4 cho biết 50% dân số nghèo nhất chỉ nhận đƣợc có 25% thu nhập. Đƣờng Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp đánh giá tác động của các chính sách đến mức độ công bằng trong phân phối thu nhập của các nhóm dân cƣ. Nó cho phép hình dung đƣợc mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc quan sát hình dạng của đƣờng cong. Nó cũng cho phép so sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối giữa các quốc gia hay giữa các thời kỳ phát triển. Tuy nhiên sử dụng phƣơng pháp này có những hạn chế. Đó là, phƣơng pháp này chƣa lƣợng hóa đƣợc mức độ bất bình đẳng bằng một chỉ số, do đó mà mọi sự so sánh chỉ mang tính chất định tính. Nó cũng không thể có kết luận chính xác khi các đƣờng Lorenz giao nhau và rất phức tạp khi phải so sánh quá nhiều nƣớc trong cùng một lúc. Dƣới đây sẽ giới thiệu một số thƣớc đo khác hoàn thiện hơn hoặc bổ sung cho đƣơng Lorenz trong việc đo lƣờng sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập. 4.4.2.2. Hệ số Gini Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học ngƣời Italia (C. Gini), là thƣớc đo bất bình đẳng đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Về mặt hình học, hệ số này đƣợc xác định bằng cách lấy diện tích hình A (Hình 4.5), đƣợc xác định bởi đƣờng Lorenz và đƣờng chéo 0A, chia cho diện tích nữa hình vuông có chứa đƣờng Lorenz đó (A+B). 103
nguon tai.lieu . vn