Xem mẫu

BÀI GIẢNG

KHUYẾN NÔNG
(Tài liệu tham khảo cho sinh viên kinh tế nông nghiệp)

1

CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
I ĐỊNH NGHĨA VÀ BẢN CHẤT CỦA KHUYẾN NÔNG

1.Một số định nghĩa về khuyến nông
Nội dung công tác khuyến nông rất đa dạng bởi vì khuyến nông dựa trên yêu cầu
của nông dân về những thông tin và kiến thức họ cần. Đất nước càng phát triển, trình độ văn
hóa, quản lý , kiến thức khoa học của nông dân càng cao thì nội dung hoạt động khuyến
nông càng phong phú .Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà định nghĩa về khuyến
nông có những điểm khác nhau


Theo CIDSE ( Tổ chức Hợp tác Quốc tế vì phát triển và đoàn kết ):

“ Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc liên quan đến sự phát triển
nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người già và trẻ em
được học bằng thực hành “


Định nghĩa về khuyến nông của Indonesia:

Khuyến nông nông nghiệp là một hệ thống giáo dục không theo một quy định thống
nhất nào mà cũng không theo một hệ thống chung nào để huấn luyện nông dân nhằm mục
đích giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật tốt hơn, phát triển hơn quan điểm xác
thực về sự đổi mới dành được thế chủ động trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của họ
Định nghĩa này dựa trên quan điểm cơ bản là giúp nông dân để rồi họ tự giúp ho.ü
Vì vậy, họ có thể tự giải quyết những vấn đề của chính họ bằng sự chấp nhận kỹ thuật tốt
hơn trong sản xuất và những hoạt động kinh doanh.
Như vậy, khuyến nông ở Indenosia không đơn thuần liên quan đến việc chuyển giao
kỹ thuật tiến bộ mà trước hết liên quan đến giáo dục nông dân để họ trở thành những người
thực sự phát triển.


Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp):

“ Khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề
cho nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của gia đình,
của làng xã. Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát triển sản
xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh
thần cho nông dân “
Vậy: Khuyến nông là một quá trình truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề
cho nông dân làm cho họ có khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của họ nhằm phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân .
2. Mục đích và ý nghĩa của khuyến nông
2-1 Mục đích
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm giúp hộ nông dân nâng cao hiệu quả sử
dụng những điều kiện tự nhiện và điều kiện vật chất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, phát tiển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho nông dân
- Nâng cao trình độ mọi mặt của người dân để tự họ vượt qua được thử thách khó
khăn trong sản xuất nông nghiệp, trong cuộc sống của họ.
- Tóm lại với quan điểm hiện đại thì mục đích của khuyến nông là truyền bá kiến
thức, giảng dạy kỹ năng, trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để nông
dân có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc chính mình, tự tổ chức quản lý sản
xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống và phát triển nông thôn.

2

2.2. Ý nghĩa
- Thông qua khuyến nông trình độ hiểu biết của nông dân được tăng lên để họ có khả
năng tiếp nhận những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của địa phương
và gia đình họ, nắm vững thông tin và xử lý thông tin đó một cách khách quan üđể họ có
những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh và đời sống gia đình.
- Chỉ bằng con đường khuyến nông những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật, những
thông tin về kinh tế thị trường, văn hóa và xã hội mới nhanh chóng đến được với người dân
để họ có điều kiện đẩy nhanh sản xuất .
- Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, đó là cầu nối hai chiều giữa
các nhà nghiên cứu với nông dân .
- Đây là con đường xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, biến vùng nông thôn nghèo nàn
lạc hậu trở thành nơi trù phú về kinh tế, sạch về môi trường và đẹp về cảnh quan .
II. Các nguyên tắc khuyến nông
Để thành công trong công tác khuyến nông cần tuân theo các nguyên tắc sau đây :
1. Phối hợp với nông dân chứ không làm thay họ, giúp đỡ nông dân chứ không cho
không họ.
Công tác khuyến nông có tính cách hợp tác có nghĩa là phối hợp cộng tác với nông
dân, giúp đỡ nông dân để dần dần họ tự giải quyết những vấn đề vướng mắc, khó khăn của
chính họ sự giúp dỡ của khuyến nông chỉ nhằm khuyến khích tạo cơ sở ban đầu để họ tận
dụng hết khả năng tiềm lực của họ biến người nông dân thành người chủ thực sự.
Làm thay cho nông dân, cho không nông dân sẽ không đem lại kết quả nào. Nông
dân sẽ ỷ lại sự trợ gíup và kết quả là hết trợ giúp hết tài trợ thì thành quả của khuyến nông
cũng mất theo
2. Công tác khuyến nông có tính hoàn toàn dân chủ và tự nguyện
Người nông dân muốn bày tỏ ý kiến của mình, muốn người khác tôn trọng những
kinh nghiệm của mình. Chính người nông dân sẽ là một kho tàng kinh nghiệm về sản xuất
và xã hội. Khi nêu ra một vấn đề cần được người nông dân tham gia thảo luận.
Dân chủ sẽ tạo nên giải pháp chính xác Khuyến nông viên chỉ làm nhiệm vụ vận
động, thuyết phục hay khuyến khích nông dân tham gia vào chương trình kế hoạch khuyến
nông nào đó mà nhất thiết không mệnh lệnh, ép buộc hay cưỡng bức .
3. Công tác khuyến nông mang tính chất toàn diện
Công tác khuyến nông không chỉ truyền đạt cho nông dân những kỹ thuật mới về
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp ... mà còn giúp họ nâng cao kỹ năng về ngành nghề khác
tạo cho họ có lòng tự tin vào năng lực tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ.
Cuộc sống trong cộng đồng nông thôn có rất nhiều khía cạnh ( KHKT, xã hội, kinh
tế, sức khỏe..) vì vậy nhiệm vụ của khuyến nông viên là “ Giáo dục và đào tạo nông dân chứ
không phải thuần túy cải thiện sản xuất nông nghiệp “
4. Công tác khuyến nông lấy sự thích ứng từng vùng từng địa phương làm nguyên tắc:
Nông thôn nói chung rất phong phú và đa dạng, mỗi vùng có những đặc thù riêng về kinh
tế, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên .. Vì vậy nên xem xét các tình huống thực tế của địa
phương để đề ra các kế hoạch khuyến nông thích hợp

3

5. Công tác khuyến nông dựa trên nguyên tắc bình đẳng
Nông dân là lực lượng chính thức thực hiện các kế hoạch khuyến nông. Để thu hút
nông dân thực hiện tốt kế hoạch khuyến nông cần làm cho họ thấy họ là thành viên thực sự
bình đẳng.
Sự phối hợp, cộng tác giữa khuyến nông viên và nông dân là bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau không phân biệt trình độ hiểu biết, giàu nghèo... Phương châm của khuyến nông
là “ Hữu giáo vô loài “ có nghĩa là dạy cho tất cả mọi người.
6. Công tác khuyến nông mang tính liên hệ
Khuyến nông viên phải xem việc mình làm là nghĩa vụ, niềm vui và để nâng cao
trình độ ( không mong mỏi trở nên giàu có ..) Vì có tính cách cộng đồng công tác nên
khuyến nông viên không thể nhận kết quả về riêng mình. Tuy nhiên các cơ quan chức
năng phải có chính sách kinh tế thích đáng cho người làm công tác khuyến nông.
7. Công tác khuyến nông phải chú ý việc phân nhóm hộ nông dân
Những mối quan tâm của nông dân trong cùng một vùng không hoàn toàn giống
nhau vì họ có nguồn lợi, khả năng kinh tế và nghề nghiệp khác nhau.
Số nông dân giàu họ sẽ dễ dàng chấp nhận ứng dụng các khuyến cáo mới. Nhưng
nông dân nghèo thì sẽ dè dặt hơn, họ sợ thất bại nên họ yên tâm với cái đã có và thiếu lòng
tin với cái mới, nhất là những cái mới vượt quá khả năng và tầm nhìn của họ.
Như vậy khuyến nông không phải cho tất cả nông dân những lời khuyên giống
nhau, mà phải phân nhóm nông dân hoạch định các chương trình thích hợp cho từng nhóm .
8. Khuyến nông phải mang tính chất trao đổi hai chiều
Khuyến nông không phải là một quá trình truyền đạt kiến thức, thông tin và ý tưởng
một chiều từ khuyến nông viên đến nông dân .
Những kết quả nghiên cứu của cơ quan nông nghiệp về hệ thống canh tác mà khuyến
nông viên đưa đến cho nông dân là vốn quý, song những thông tin mà khuyến nông viên và
các nhà nghiên cứu nhận được từ nông dân có vai trò rất quan trọng.
Người nông dân ü hiểu rất rõ môi trường sống và hệ thống canh tác của họ, cho nên
khi họ có ý kiến nhận xét thì khuyến nông viên phải biết tiếp thu và đưa ra những ý kiến
đóng góp của mình . Sự trao đổi hai chiều như thế này xảy ra ở các giai đoạn khác nhau
trong quá trình làm việc với nông dân.
Ý kiến của nông dân giúp KNV và các nhà nghiên cứu tránh được những thất bại khi
chuyển giao thông tin mới vào sản xuất .
Ý kiến của KNV và các nhà nghiên cứu giúp nông dân hiểu rõ hơn nên bắt đầu từ
việc gì và làm như thế nào để mang lại hiệu quả cao .
Những ý kiến đó hòa trộn với nhau sẽ hoạch định được nội dung và phương pháp
KN có hiệu quả tốt hơn.
III. Chức năng khuyến nông
Chức năng của khuyến nông phản ánh bản chất của nó.Về mặt lý thuyết, chức năng
của khuyến nông là truyền bá thông tin, giáo dục và huấn luyện cho nông dân.Tuy nhiên
trên thực tế, khuyến nông luôn luôn hoạt động trong mối quan hệ lẫn nhau với các bộ phận
cấu thành của phát triển nông thôn. Vì vậy để hoạt động khuyến nông có hiệu quả, khuyến
nông không chỉ truyền bá thông tin mà phải biến những thông tin kiến thức được truyền bá
thành kết qủa sản xúât.Tức là khuyến nông cần có những điều kiện vật chất nhất định như:

4

Vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động ... Những điều kiện như vậy, nông dân không
phải lúc nào cũng nhận được.Vì vậy, khuyến nông đồng thời phải đảm trách thêm những
hoạt động liên quan vốn không phải thuộc chức năng của mình.
Căn cứ vào mức độ liên quan đến bản chất khuyến nông, có thể chia chức năng
khuyến nông ra làm 3 loại:
1. Nhóm chức năng chính : Là những chức năng phù hợp với bản chất của khuyến nông
như
- Thúc đẩy : khuyến khích nông dân hành động theo sáng kiến của chính họ, phát
triển hình thức hợp tác, liên kết của nông dân, nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
- Giáo dục huấn luyện nông dân: Tổ chức những hình thức huấn luyện, đào tạo
giảng dạy cho nông dân,việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp quản lý sản xuất
và quản lý cộng đồng
- Cung cấp và truyền bá thông tin: Thu thập, xử lý, lựa chọn những thông tin cần
thiết phù hợp từ những nguồn khác nhau để truyền bá phổ biến cho nông dân .
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề phát sinh ( tư vấn): Giúp nông dân phát
hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề xảy ra trong sản xuất và đời sống và cùng họ
tìm cách giải quyết.
- Phát triển các chủ đề và phương pháp khuyến nông : trên cơ sở nghiên cứu thực
trạng nông dân, nông nghiệp, nông thôn ở từng địa phương, khuyến nông đề xướng những
chủ đề khuyến nông thích hợp và xây dựng được những phương pháp khuyến nông cụ thể
để thực hiện các chủ đề khuyến nông.
- Đánh giá hoạt động khuyến nông : Bao gồm việc kiểm tra, theo dõi, giám sát và
đánh giá các hoạt động khuyến nông theo từng chủ đề và thời gian nhất định.
- Cầu nối giữa sản xúât và nghiên cứu :
Nghiên cứu

Khuyến nông

Nông dân

2. Nhóm chức năng phụ: là những chức năng về bản chất không phải khuyến nông nhưng
cần có để thực hiện nhóm chức năng chính như :
- Trợ giúp nông dân bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm .
- Tổ chức các thử nghiệm nghiên cứu trên đồng ruộng tại địa phương nhằm kiểm tra
sự phù hợp của các kết quả nghiên cứu khoa học tại địa phương, làm cơ sở cho việc phổ
biến, mở rộng những kết quả đó.
- Trợ gíup nông dân phát triển các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn, như : xây dựng đường sá giao thông, phương tiện giáo dục học tập của nông dân, cơ
sở thủy lợi ....
- Cung cấp dịch vụ về :
+ Cây con giống
+ Bảo vệ thực vật

5

nguon tai.lieu . vn