Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ Văn bản: Luật Đầu tư 2005; Nghị định 108/CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
  2. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 1. Khái niệm về đầu tư. - Thông thường: bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội. - Kinh tế: hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế những hiệu quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã sử dụng. Đầu tư không thể thiếu đối với nền kinh tế. Các nguồn lực đầu tư có thể: tiền, tài nguyên, sức
  3. - Pháp lý: là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật qui định để thực hiện các hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích khác (thương mại hoặc phi thương mại) Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. (K1, Điều 3, LĐT 2005)
  4. Về lý luận cũng như thực tiễn cần phân biệt hai khái niệm: đầu tư (nhằm mục đích lợi nhuận) với khái niệm kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Còn hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất tạo lập (bỏ vốn, tài sản) nhằm hình thành cơ sở vật chất cũng như các điều kiện khác để thu lợi nhuận.
  5. 2. Phân loại đầu tư. Căn cứ vào mục đích đầu tư: - Đầu tư phi lợi nhuận (nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng) - Đầu tư kinh doanh (thành lập doanh nghiệp, liên doanh, hợp đồng, mua cổ phần, góp vốn …) Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư: - Đầu tư trong nước. - Đầu tư nước ngoài
  6. Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư: (Luật đầu tư 2005) - Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Hình thức này không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Nó có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc nước ngoài.
  7. - Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Với hình thức đầu tư này thì người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là khác nhau và có thẩm quyền khác nhau đối với nguồn lực đầu tư.
  8. 3. Hình thức đầu tư. Là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo qui định của pháp luật. Căn cứ vào điều kiện của mình mà nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. a. Các hình thức của đầu tư trực tiếp. * Đầu tư vào tổ chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn). Hình thức này nhà đầu tư vừa bỏ vốn vừa quản trị DN.
  9. Theo qui định của PL hiện hành, đầu từ vào tổ chức kinh tế bao gồm: - Thành lập lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đâu tư. (DNTN, Cty TNHH 1TV,) - Thành lập, góp vốn với nhà đầu tư khác (Cty HD, Cty TNHH 2TV, Cty CP…) */ Đầu tư theo hợp đồng. Hình thức này hình thành trên cơ sở hợp đồng đầu tư giữa các nhà đầu tư hoặc với nhà nước.
  10. Theo qui định của PL đầu tư theo HĐ có các hình thức sau: - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Đặc diểm: */ Hình thức pháp lý là HĐ BCC. */ Các bên cùng góp vốn, cùng kinh doanh và phân chia kết quả KD.
  11. */ Các bên kinh doanh với tư cách pháp lý của mình mà không thành lập pháp nhân mới. - Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
  12. - Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
  13. - Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
  14. Các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT là các hình thực đầu tư giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư. Đây là hình thức quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư xây dựng CSHT. Về mặt pháp lý, sự khác nhau giữa các hình thức này thể hiện ở thời điểm chuyển giao quyền sở hữu công trình gắn liền với quyền quản lý, vận hành, khai thác công trình của nhà đầu tư cho nhà nước và phương thức thanh toán, đền bù của nhà nước cho nhà đầu tư.
  15. */ Đầu tư phát triển kinh doanh. Đầu tư phát triển kinh doanh là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để mở rộng qui mô và nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh. Bao gồm các hình thức: Mở rộng qui mô, nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  16. */ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp. - Sáp nhập DN là chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của DN bị sáp nhập sang DN nhận sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập. - Mua lại DN là nhà đầu tư nhận chuyển giao quyền sở hữu DN có thanh toán. Đây là hình thức đầu tư có khả năng tạo ra sự thống lĩnh, độc quyền trong lĩnh vực kinh tế.
  17. b. Các hình thức đầu tư gián tiếp. Chúng ta biết rằng, sự khác nhau giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là mức độ, phạm vi quản lý và kiểm soát của chủ đầu tư đối với hoạt động kinh doanh. Trong đầu tư gián tiếp, do nhà đầu tư không trực tiếp quản lý, điều hành các nguồn lực đầu tư mà chỉ hưởng các nguồn lợi kinh tế từ hoạt động đầu tư. Hình thức: mua bán chứng khoán, trái phiếu, ngân hàng, DN bảo hiểm…
  18. II. THỦ TỤC ĐẦU TƯ. 1. Chuẩn bị đầu tư. Là giai đoạn khởi đầu của một dự án đầu tư, giai đoạn này nếu được chuẩn bị tốt sẽ quyết định sự thành công của dự án đầu tư. Trong giai đoạn này nhà đầu tư phải làm các công việc sau: */ Nghiên cứu đánh giá thị trường đầu tư. */ Xác định sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư. */ Lựa chọn hình thức đầu tư.
  19. */ Tiến hành khảo sát và lựa chọn đại điểm đầu tư. */ Lập dự án đầu tư. (tự làm hoặc thuê) - Là căn cứ để CQNN xem xét. - Là cơ sở để triển khai hoạt động đầu tư. - Là cơ sở để chủ đầu tư quyết định đầu tư hay tổ chức tín dụng quyết định cấp vốn. Dự án đầu tư bao gồm: * Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. * Báo cáo khả thi.
  20. 2. Thủ tục đầu tư. Mục đích chủ yếu của của việc qui định các thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Nhằm tránh sự thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Thông qua hoạt động này, nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư.
nguon tai.lieu . vn