Xem mẫu

  1. www.auviet.edu.vn BS.CKI HUỲNH THỊ MINH TÂM KHOA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG TRUNG CẤP ÂUViỆT
  2. www.auviet.edu.vn ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG I. GẢI PHẨU HỆ TIÊU II. SINH LÝ BỘ TIÊU HÓA HÓA 1. Cấu trúc ống tiêu hóa 1. Tiêu hóa ở miệng 2. Cấu tạo các thành 2. tiêu hóa ruột non phần của phúc mạc. 3. Quá trình TH ở ruột 3. Miệng (răng, lưỡi..) non 4. Hầu. 4. Chức năng của gan 5. Thực quản 6. Dạ dày
  3. www.auviet.edu.vn MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Mô tả được những đặc điểm giải phẩu chính của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. 2. Trình bày được hoạt động cơ học và bài tiết dịch vị 3. Trình bày được sự hấp thu các sản phẫm ở các đoạn ống tiêu hóa. 4. Trình bày được các chức năng của gan và động tác đại tiện.
  4. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA 1. Tiêu hóa là gi? Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp, không hấp thu được  thành dạng đơn giản để cơ thể hấp thu và đồng hóa được.
  5. HỆ TIÊU HÓA, gồm: 1. Ống tiêu hóa: - Miệng - Thực quản - Dạ dày - Ruột 2. Tuyến tiêu hóa:  Tuyến nằm trong Tuyến dạ dày, tuyến ruột thành ống tiêu hóa:  Tuyến nằm ngoài ống tiêu hóa: Tuyến nước bọt, gan, tụy
  6. HỆ TIÊU HÓA, gồm có: 1. Ống tiêu hóa:  Miệng, thực quản  Dạ dày  Ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn 2. Tuyến tiêu hóa:  Tuyến nằm ở thành ống tiêu hóa: tuyến dạ dày, ruột, gan, tụy ngoại tiết  Tuyến nằm ngoài ống tiêu hóa: tuyến nước bọt, gan, tụy.
  7. 1. CẤU TRÚC THÀNH ỐNG TIÊU HÓA Có 4 lớp: - Lớp áo ngoài - Lớp áo cơ - Lớp dưới niêm mạc - Lớp niêm mạc
  8. 1.1 Lớp áo ngoài  Lớp thanh mạc là lớp bảo vệ ngoài cùng tạo bởi thượng mô của phúc mạc.  Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng.  Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa): nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc tách thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.
  9. 1.2.Áo cơ (lớp cơ): Gồm hai lớp cơ trơn:  lớp cơ dọc ở ngoài  và lớp cơ vòng ở trong. Lớp áo cơ tạo ra kiểu cử động gọi là nhu động để nhào trộn thức ăn với dịch vị tiêu hóa.
  10. 1.3. Lớp dưới niêm mạc: Là một lớp mô liên kết lỏng lẻo  Chứa các đám rối thần kinh, các mạch máu, Chứa các mạch bạch huyết và các mô dạng bạch huyết.
  11. 1.4. Lớp niêm mạc (tunica mucosa). lớp màng nhầy, lót ở mặt trong của ống tiêu hóa. Lớp này có thể chỉ gồm một lớp biểu bì (như dạ dày), hoặc có thể nhiều lớp tế bào biểu bì (như ở khoang miệng, thực quản). Xen giữa các tế bào biểu bì có nhiều tuyến tiết dịch nhầy và dịch tiêu hóa.
  12. PHÚC MẠC: là lá thanh mạc lớn nhất cơ thể, tạo thành một túi nằm trong ổ bụng, các tạng nằm ở giữa thành ổ bụng và túi phúc mạc. Phúc mạc thành: (parietal peritoneum): Phần phúc mạc che phủ mặt trong thành ổ bụng. Phúc mạc tạng (visceral peritoneum) Là phần bọc các tạng
  13. Mạc treo:  hai lá thanh mạc nằm giữa phúc mạc, bọc một số đoạn ruột và phúc mạc thành bụng sau, Là phương tiện treo các đoạn ruột vào thành bụng,  là đường để mạch máu và thần kinh đi tới các đoạn ruột.
  14. Mạc nối: là phần phúc mạc trung gian giữa phúc mạc bọc dạ dày - hành tá tràng và phúc mạc thành hoặc phúc mạc của các tạng quanh dạ dày.
nguon tai.lieu . vn