Xem mẫu

  1. Chương II ĐO LƯỜNG VÀ XÂY DỰNG THANG ĐO I II III NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC LOẠI MỘT SỐ CÁCH CHUNG THANG ĐO ĐẶT VỀ ĐO LƯỜNG THANG ĐIỂM CƠ BẢN
  2. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG 1. Đo lường 2. Những yêu cầu của đo lường 3. Đánh giá yêu cầu của đo lường 4. Những điều cần quan tâm để tránh sai lầm trong đo lường
  3. 1. Đo lường Steven: "Đo lường là việc ấn định các con số cho các đối tượng và các sự kiện theo các quy tắc nhất định“. Baker: “Một quá trình mà qua đó các dữ liệu thực nghiệm được sắp xếp trong mối quan hệ hệ thống nào đó với khái niệm đang nghiên cứu".
  4. Mục đích của đo lường Biến những đặc tính của sự vật hiện tượng thành một dạng mà nhà nghiên cứu có thể phân tích được.
  5. 2. Những yêu cầu của đo lường Có giá trị 2 Có độ nhạy Độ tin cậy 3 1 Yêu cầu đo lường Dễ trả lời 6 4 Liên hệ với những thuật ngữ dùng mô tả 5 Có tính đa dạng
  6. * Độ tin cậy Thu được những kết quả nhất quán hoặc tương đương khi sử dụng lặp đi, lặp lại cùng một phương pháp đo vì nó đã loại trừ được những sai số ngẫu nhiên, đảm bảo chất lượng của dữ liệu thu thập.
  7. * Có giá trị Hughes: “Một công cụ đo lường gọi là có giá trị khi mà nó đo lường đúng những gì mà nhà nghiên cứu cần đo”.
  8. * Có độ nhạy Việc đo lường phải có khả năng chỉ ra được sự biến động hay sự khác biệt của các sự vật, hiện tượng.
  9. * Liên hệ với những thuật ngữ dùng mô tả Thuật ngữ dùng mô tả những hiện tượng và những kết quả đo lường phải được xác định đối với người ra quyết định, đối với nhà nghiên cứu và những đối tượng cung cấp thông tin.
  10. * Có tính đa dạng Kết quả của đo lường có thể được đem ra sử dụng cho nhiều mục đích thống kê.
  11. * Dễ trả lời/cung cấp thông tin Phải phù hợp với trình độ của người trả lời.
  12. 3. Đánh giá yêu cầu của đo lường Để kiểm tra, đánh giá xem hệ thống đo lường có đảm bảo yêu cầu hay không.
  13. * Đánh giá độ tin cậy của đo lường - Phương pháp thử - thử lại: hỏi đi hỏi lại đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp dạng thay thế: hỏi đối tượng nghiên cứu bằng hai công cụ đo lường tương đương nhau. - Phương pháp nhất quán nội tại: đánh giá độ tin cậy của thang đo lấy tổng (thang đo đa biến), các mục đo phải nhất quán với nhau.
  14. * Đánh giá độ giá trị của đo lường - Độ giá trị nội dung: cho biết khả năng đại diện của đo lường đó cho khái niệm cần đo. - Độ giá trị khái niệm: cho biết tính hợp lý về mặt lý thuyết của đo lường. + độ giá trị phân biệt + độ giá trị hội tụ + độ giá trị liên hệ lý thuyết - Độ giá trị tiêu chuẩn: cho biết tính tương xứng của đo lường với biến tiêu chuẩn khác. + độ giá trị đồng hành + độ giá trị dự báo
  15. * Đánh giá độ nhạy của đo lường Bằng cách mở rộng hay thu hẹp dần thước đo.
  16. 4. Những điều cần quan tâm để tránh sai lầm trong đo lường - Tiết kiệm số chủ đề hay nội dung cấu tạo trong bảng hỏi. - Sử dụng một lượng tương đối những khái niệm, thuật ngữ cho mỗi nội dung cần truyền đạt hay thu thập. - Quan tâm kỹ tất cả các mặt của nhóm người được hỏi. - Phải thành thạo và cập nhật kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu. - Thử nghiệm trước các câu hỏi.
  17. 4. Những điều cần quan tâm để tránh sai lầm trong đo lường - Cần nhận định xem có sự khác biệt khi biết mục đích nghiên cứu, nguồn tài trợ,… - Kiểm tra lại những dữ liệu đã thu thập. + Kiểm tra độ tin cậy (trắc nghiệm lại bằng những phương pháp tương tự). + Kiểm tra giá trị của những câu trả lời (sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau về một nội dung). - Tăng số đơn vị điều tra (nếu là ĐTCM).
  18. Chương II ĐO LƯỜNG VÀ XÂY DỰNG THANG ĐO I II III NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC LOẠI MỘT SỐ CÁCH CHUNG THANG ĐO ĐẶT VỀ ĐO LƯỜNG THANG ĐIỂM CƠ BẢN
  19. II. CÁC LOẠI THANG ĐO 1. Thang đo định danh 2. Thang đo thứ bậc 3. Thang đo khoảng 4. Thang đo tỷ lệ
  20. 1. Thang đo định danh (norminal scale) - Là đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức. - Vận dụng: với tiêu thức thuộc tính mà biểu hiện của nó có vai trò như nhau và cùng loại. - Đặc điểm: Các con số trên thang đo không biểu thị quan hệ hơn kém nên không áp dụng được các phép tính.
nguon tai.lieu . vn