Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 3 CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÝ VÀ SINH HOÁ SAU THU HOẠCH 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 1
  2. I. ĐỘ CHÍN CỦA NÔNG SẢN VÀ QUÁ TRÌNH CHÍN TIẾP SAU KHI THU HOẠCH. 1. Một số khái niệm về độ chín của nông sản thực phẩm. a. Độ chín thu hoạch. Là độ chín đạt ở thời kỳ trước khi chín thực dụng mà có thể thu hoạch được, chưa chín hoàn toàn, vật chất đã tích lũy đầy đủ. Đối với rau quả, độ chín thu hoạch đạt ở giai đoạn chín ương - Đối với loại hạt nông sản, hạt lương thực thường là ở thời kỳ gần chín hoàn toàn, hạt khô. Độ chín thu hoạch thường thay đổi theo điều kiện vận chuyển và bảo quản. Thời gian vận chuyển và bảo quản càng dài thì độ chín thu hoạch càng xanh. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 2
  3. b. Độ chín sinh lý. Hạt, rau quả chín thuần thục hoàn toàn về phương diện sinh lý như quả đã mềm, hạt bắt đầu rời khỏi thịt. Rau đã ra hoa, quả có nhiều xơ. Những loại hạt đã qua độ chín sinh lý, nếu đủ điều kiện thích nghi như nhiệt độ Nm độ nó sẽ nNy mầm. Hạt đã khô, quá trình tích lũy vật chất đạt tới mức cao nhất. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 3
  4. c. Độ chín chế biến. Tùy theo yêu cầu của mặt hàng chế biến với các quá trình khác nhau mà có thể có các yêu cầu về độ chín khác nhau đối với từng loại hạt và rau quả. Độ chín của mỗi loại nông sản thích hợp với quy trình chế biến nào đó thì người ta gọi là độ chín chế biến. Ví dụ: Mơ dùng làm rượu thì độ chín chế biến là lúc mơ đã chín, những mơ đóng hộp hay ướp muối thì độ chín chế biến là lúc mơ chín vàng đều nhưng còn rắn chắc. N ếu là dứa đóng hộp chín chế biến là lúc dứa chín già vừa phải. N ếu dứa dùng làm rượu thì độ chín chế biến là lúc dứa hơi nhũn có mùi rượu. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 4
  5. 2. Qúa trình chín sau khi thu hoạch. Hạt giống và các loại rau quả sau khi thu hoạch về quá trình chín sinh lý, sinh hóa vẫn tiếp tục xảy ra, hạt và quả vẫn tiếp tục chín. Quá trình đó gọi là quá trình chín tiếp hay quá trình chín sau. Trong thực tế sản xuất, không thể hái đúng thời kỳ chín thực dụng hay chín sinh lý mà thường hái trước, nên phải có quá trình chín sau mới sử dụng được. Vì vậy quá trình chín sau là quá trình tự nhiên do men nội tại của bản thân hạt giống, rau quả tiến hành. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 5
  6. Quả và hạt muốn nNy mầm, cần có thời gian chín sau để hoàn thành tốt các quá trình chín sinh lý và các quá trình biến đổi sinh hóa cần thiết. Các loại quả, rau ăn quả có hạt và các loại hạt nông sản đều có quá trình chín sau. Còn loại rau ăn lá, ăn củ, rễ thì không cần qua giai đoạn chín sau. Sự chín sau của hạt là một trong những nguyên nhân làm cho hạt ngủ nghỉ, nhưng không phải sự ngủ, nghỉ nhất thiết là do sự chín sau của hạt. Hạt có giai đoạn chín sau dài thường làm cho tỷ lệ nNy mầm của thấp và sức nNy mầm không đều nhau. Thời kỳ chín sau ngắn thì thường bị nNy mầm ngay ngoài đồng và trong khi bảo quản bị Nm ướt, do đó gây nên tổn thất đáng kể. Hạt thông qua giai đoạn chín sau thì phNm chất có tăng lên, bảo quản có nhiều thuận lợi. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 6
  7. Trong quá trình chín sau, do tác dụng của men nội tại nên xảy ra hàng lọat những biến đổi sinh hóa. Trong quá trình này hô hấp nghiêng về phía yếm khí, quá trình thủy phân tăng lên, tinh bột và protein bị thủy phân, lượng axit và chất chát đều giảm xuống, protein tăng lên. Đối với các loại hạt, quá trình tổng hợp tinh bột tăng lên. Đối với các loại rau quả khi bảo quản, rau quả càng chín, càng có vị ngọt do tinh bột biến thành đường đồng thời Saccaroza bị thủy phân thành glucoza, fructoza. Saccaroza tuy bị thủy phân nhưng vẫn tăng lên vì quá trình tích tụ nhiều hơn là thủy phân. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 7
  8. Lượng axit hữu cơ giảm đi vì có quá trình tác dụng giữa axit với rượu tạo thành các este, lượng este ít hơn lượng rượu tạo thành bởi quá trình hô hấp yếm khí vì thế rượu trong quả vẫn tăng. Trong quá trình chín, sắc tố bị thay đổi nhiều, clorofyl mất màu xanh, chỉ còn màu hồng của carotenoit, xantoplyl và antocyan. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 8
  9. 3. Quá trình chín nhân tạo Trong quá trình bảo quản và chế biến một số yêu cầu cần thiết phải dùng biện pháp để tăng độ chín của rau quả. Đó là qúa trình chín nhân tạo. Một số rau quả chín, khi bảo quản thường phẩm chất kém nhưng nếu dùng biện pháp tốt có thể khắc phục được. Trong quá trình bảo quản, muốn xúc tiến quá trình chín của rau quả được nhanh hơn, người ta dùng một số biện pháp 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 9
  10. a. Phương pháp gia công nhiệt. Tăng nhiệt độ của môi trường nhằm tăng cường tác dụng hô hấp của rau quả làm cho quả nhanh chín hơn. Thường tăng nhiệt độ 300C - 400C và ẩm độ không khí trong phòng bảo quản là 85 -90% sau một thời gian quả sẽ chín đẹp. Tùy theo từng loại nguyên liệu mà nhiệt độ thay đổi trong phạm vi cho phép. Ví dụ: Cà chua cần thiết độ dấm không quá 300C vì nếu lớn hơn nhiệt độ đó thì sắc tố màu hồng của cà chua không được chuyển hóa, màu sắc quả sẽ không đẹp. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian lâu quả bị bay hơi nước nhiều, dễ bị nhăn nheo và có thể bị lên men. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 10
  11. b. Phương pháp yếm khí. Sử dụng cho những loại quả có nhiều chất tanin ( ví dụ dấm hồng). Quả đem ngâm nước vôi 10% trong 2 -6 ngày và ngâm trong nước nóng 400C/ 1 ngày đêm, sau đó để bình thường, có thể còn dùng phong kín cho khí CO2 vào và đuổi không khí ra hoặc dấm chín trong tủ chân không. Đối với cà chua, người ta ngâm quả vào nước ấm 400- 500C khoảng 5-9 giờ sau đó để ngoài không khí 8-9 ngày thì sẽ chín. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 11
  12. c. Phương pháp dùng oxy Dùng oxy để tăng quá trình hô hấp hiếu khí, thúc đẩy cho quá trình chín nhanh hơn. Ở Liên Xô người ta dùng 50 - 70% khí oxy, nhiệt độ 200C trong 7 ngày để dấm cà chua. Thí nghiệm cho thấy : Nếu nồng độ oxy trong không khí đạt 50-70% thì chín nhanh hơn tự nhiên 3 lần. Nếu nồng độ oxy là 5-6% thì sẽ chín chậm đi 40-60 ngày. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 12
  13. d. Phương pháp dùng hóa chất kích thích. Đây là phương pháp áp dụng rộng rãi và chủ yếu hiện nay. Các chất này có tác dụng thúc đẩy các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa làm cho quả nhanh chóng chín hơn. Các chất thường dùng là C2H4 ( etylen), C2H2 ( axetylen) C3H6( propylen) divinyl, rượu, hương thắp... Đôi khi còn dùng cả Etylen brômit, Tetraclorua cacbon... 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 13
  14. II. TRẠNG THÁI NGHỈ CỦA HẠT GIỐNG & HẠT NÔNG SẢN 1. Khái niệm Tất cả hạt có sức sống mà ở trạng thái đứng yên không nảy mầm gọi là hạt nghỉ. Sự nghỉ của hạt có hai loại: Loại thứ nhất: do bản thân hạt chưa hoàn thành giai đoạn chín sinh lý, mặc dù trong điều kiện thích hợp, hạt vẫn không nNy mầm. Loại này gọi là sự nghỉ sâu hay nghỉ tự phát. Loại thứ hai: là những hạt giống hoặc củ giống đã có năng lực nNy mầm nhưng do điều kiện ngoại cảnh không thích nghi, hạt giống vẫn ở trạng thái đứng yên, trường hợp đó gọi là nghỉ cưỡng bức. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 14
  15. Hiện tượng nghỉ của hạt, củ là một hình thức bảo tồn nòi giống của cây giống, chống đỡ với điều kiện ngoại cảnh. Trong thực tế sản xuất, sự nghỉ của hạt có khi có lợi, nhưng cũng có khi có hại. Hạt nghỉ sẽ tránh được những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và giảm bớt được tổn thất trong quá trình bảo quản nhưng lại giảm thấp tỷ lệ hạt nếu như tỉ lệ nNy mầm của hạt quá thấp do sự nghỉ. Mặt khác hạt đang trong giai đoạn nghỉ sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm nghiệm, ảnh hưởng đến việc diệt trừ cỏ dại khó khăn nếu hạt có lẫn cỏ dại. Hạt nghỉ là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên, tính thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi mà đã trở thành tính di truyền cố định của cây trồng. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 15
  16. 2. Nguyên nhân hạt nghỉ. Hạt giống của những loại cây trồng khác nhau có thời kỳ nghỉ khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự nghỉ của hạt. Phôi hạt chưa chín già: Hạt tuy đã rời khỏi cây nhưng phôi của hạt vẫn chưa chín, hoặc có phôi nhưng tổ chức của phôi phân hóa chưa hoàn thành. Hạt chưa hoàn thành giai đoạn chín sau: Hạt đã chín, phôi, đã phát triển đầy đủ nhưng vật chất tích lũy trong hạt chưa đủ cần thiết cho phôi đồng hóa, các dạng men trong hạt ở trạng thái không hoạt động. 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 16
  17. - Ảnh hưởng của trạng thái vỏ hạt : Vỏ hạt luôn luôn gây trở ngại cho quá trình nNy mầm của hạt, chủ yếu ở nguyên nhân sau: Tính không thấm nước của vỏ hạt. Tính không hút khí của vỏ hạt: có hạt giống tuy là vỏ có thể hút nước nhưng do nước ở trong vỏ cao, hình thành một tầng màng khiến cho các thể khí khó qua lớp màng đó. Cũng do thủy phân cao, hạt hô hấp mạnh, thiếu dưỡng khí, thừa CO2 không thải ra được ức chế quá trình trao đổi khí, từ đó sinh trưởng phôi bị trở ngại ( hạt dưa mới thu hoạch khó nNy mầm cũng dó tính không thấm khí). 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 17
  18. Tác dụng cơ giới bắt buộc với vỏ hạt: Có hạt giống, tính hút nước, hút khí rất mạnh nhưng vỏ hạt bị ràng buộc bởi một lực cơ giới khiến cho phôi không thể vươn lên được, hạt giống sống lâu trong trạng thái hút nước bão hòa, đợi đến khi vỏ hạt được khô, sau khi keo ở vách tế bào phát sinh nhưng thay đổi mới có thể nNy mầm được. Tồn tại những vật chất ức chế: Một số vỏ quả, hạt cây trồng, phôi hoặc phôi nhũ thường tồn tại một số chất ức chế nNy mầm như ure, dầu thơm, axit không bảo hòa, ... Có một số chất ức chế không mang tính chất chuyên tính - Th.S Trương Thị Mỹ Linh 18 nó có thể ức chế tất cả các hạt nNy mầm. 10/23/2009
  19. Bản thân chất ức chế chứa trong phôi hạt cũng có 2 tác dụng: ức chế và kích thích. - Ảnh hưởng của những điều kiện không thích nghi. Có một số hạt vốn đã qua giai đoạn nghỉ nhưng nếu không tạo điều kiện thuận lợi cho chúng nNy mầm thì chúng sẽ nghỉ trở lại: hoặc có những hạt đã phá vỡ trạng thái nghỉ, nhưng sau đó chúng lại bị ảnh hưởng của điều kiện bất lợi tác động vào khiến chúng lại bước vào thời kỳ nghỉ - đó là hiện tượng nghỉ lần 2 hay nghỉ trở lại. (N hững điều kiện đó là ánh sáng, không khí, nhiệt độ ... Loại hạt ưa sáng mà trong điều kiện thiếu ánh sáng, hạt sẽ không nNy mầm.) 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 19
  20. 3. Điều khiển sự nghỉ của hạt nông sản a. Từ công tác bảo quản. Hạt giống là một thể hữu cơ sống, quan hệ mật thiết với điều kiện ngoại cảnh. Sau khi hạt rời khỏi cây mẹ chúng vẫn còn hô hấp và chuyển hóa vật chất, do đó điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp với chúng trong thời gian bảo quản. Có thể sử dụng những biện pháp thích hợp để điều khiển sự nghỉ của hạt để tránh những tổn thất có thể xảy ra. Hạt cây trồng chưa hoàn thành giai đoạn chín sinh lý, nếu cung cấp cho chúng nhiệt độ tương đối cao, thông gió và khô ráo thì có thể đNy nhanh quá trình chín sau và rút ngắn được thời gian nghỉ, do đó đối với những hạt cần gieo trồng ngay khi chúng chưa qua giai đoạn chín sau có 10/23/2009 Th.S Trương Thị Mỹ Linh 20 thể tiến hành xử lý nhiệt rồi đem bảo quản.
nguon tai.lieu . vn