Xem mẫu

  1. BÀI 7 CƠ CẤU KINH TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ThS. Vũ Thị Phương Thảo 1 v1.0013111225
  2. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Hiện nay, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam đã có những bước chuyển dịch vững chắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP thay đổi đáng kể, cụ thể là năm 2010 lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã đạt 41%, lĩnh vực dịch vụ 39%, lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống còn 20%. Cơ cấu của từng lĩnh vực kinh tế này cũng có những chuyển biến sâu sắc. Thứ hai, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ đã được điều chỉnh theo hướng hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm phát triển nhanh, đóng góp gần 64% GDP, hơn 90% giá trị xuất khẩu, thu hút hơn 90% số dự án đầu tư nước ngoài và gần 90% thu ngân sách của cả nước. Các vùng kinh tế trọng điểm từng bước phát huy được tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển các vùng, miền khác. Đối với Việt Nam, một quốc gia đi lên từ một nước nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.  Anh (chị) hãy cho biết định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đến năm 2015? 2 v1.0013111225
  3. MỤC TIÊU Nắm và hiểu được những vấn đề chung: khái niệm, tính chất, nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế Nắm vững cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế 3 v1.0013111225
  4. NỘI DUNG BÀI HỌC 1 Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế 2 Cơ cấu ngành kinh tế 3 Cơ cấu vùng kinh tế 4 Cơ cầu thành phần kinh tế 4 v1.0013111225
  5. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Khái niệm 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế 1.3. Tính chất của cơ cấu kinh tế 5 v1.0013111225
  6. 1.1. KHÁI NIỆM • Cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực kinh tế… và các mối quan hệ hữu cơ giữa chúng được gọi là cơ cấu kinh tế. • Qua lý luận tái sản xuất của C.Mác được Lênin kế thừa thì nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng, phát triển với tốc độ nhanh khi có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, trong đó:  Ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất tăng trưởng nhanh và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.  Sau đó mới đến ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng và ngành sản xuất tư liệu này chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ đi. 6 v1.0013111225
  7. 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU KINH TẾ Cơ cấu kinh tế bị quy định bởi những nhân tố chủ yếu sau đây: • Điều kiện tự nhiên: Bao gồm các nguồn tài nguyên như đất đai, dầu khí và các khoáng sản trong lòng đất; tài nguyên rừng, biển, gió, sức nước; các điều kiện khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… ảnh hưởng to lớn đến cơ cấu kinh tế. • Trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội: Khi nền sản xuất xã hội còn ở tình trạng lạc hậu thì cơ cấu kinh tế của nó bị phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên và ngược lại. • Mức độ phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia: Trong điều kiện nền kinh tế mở cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng những ngành có nhiều lợi thế sẽ phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. • Cơ chế chính sách của Nhà nước: Tác động đến cung cầu và qua đó tác động đến cơ cấu kinh tế… Tóm lại: Quá trình chyển dịch cơ cấu của nền kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố. Trong điều kiện biến động hiện nay những nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng không ngừng biến đổi. 7 v1.0013111225
  8. 1.3. TÍNH CHẤT CỦA CƠ CẤU KINH TẾ • Tính khách quan: Cơ cấu kinh tế do những nhân tố vật chất của nền sản xuất quy định (sức lao động, tư liệu sản xuất, tài nguyên, công nghệ…) cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, mức độ phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Điều đó có nghĩa, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, tồn tại và vận động độc lập với con người. • Tính lịch sử: Thể hiện ở chỗ không có cơ cấu kinh tế chung cho mọi nền kinh tế và không có cơ cấu kinh tế quy nhất cho một nền kinh tế ở giai đoạn lịch sử khác nhau. Chính vì vậy cần tránh sự rập khuôn máy móc trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế và luôn xem xét sự phù hợp của cơ cấu kinh tế. 8 v1.0013111225
  9. CÂU HỎI TƯƠNG TÁC Anh chị cho biết mục tiêu chuyển dịch cơ cấu GDP đến năm 2015 của Việt Nam? 9 v1.0013111225
  10. 2. CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 2.1. Khái niệm 2.2. Nội dung xây dựng cơ cấu ngành kinh tế 2.3. Điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 10 v1.0013111225
  11. 2.1. KHÁI NIỆM Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện kinh tế - kỹ thuật. Đó là tổng thể các quan hệ, sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế. 11 v1.0013111225
  12. 2.2. NỘI DUNG XÂY DỰNG CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Theo cách phân chia của kinh tế học hiện đại, nền kinh tế gồm 3 khu vực: • Khu vực I: Gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng. Phát triển nông nghiệp để thỏa mãn nhu cầu của xã hội về lương thực, thực phẩm, tạo việc làm cho người lao động… là khởi đầu tất yếu để tăng trưởng và phát triển kinh tế. • Khu vực II: Gồm có các ngành công nghiệp và xây dựng.  Một mặt cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn xã hội do đó quyết định quy mô và trình độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế.  Mặt khác, công nghiệp cung cấp các hàng hóa và tiện nghi phục vụ nhu cầu tiêu dùng của toàn thể dân cư. • Khu vực III: Gồm các ngành dịch vụ. Không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các loại dịch vụ dân cư mà cả nhu cầu dịch vụ cho sản xuất – kinh doanh cũng ngày càng tăng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tiến bộ là: Tỷ trọng của khu vực I phải giảm xuống, tỷ trọng khu vực II và III phải tăng lên. 12 v1.0013111225
  13. 2.3. ĐIỀU KIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ • Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ là điều kiện tăng trưởng, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nên sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người mà phụ thuộc vào điều kiện khách quan. • Các nhân tố chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:  Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên;  Khả năng về cơ sở vật chất – kỹ thuật;  Trình độ phát triển nguồn nhân lực;  Điều kiện thị trường;  Chính sách kinh tế - xã hội phù hợp;  Phong tục tập quán sản xuất, tiêu dùng, quan hệ kinh tế quốc tế… 13 v1.0013111225
  14. 3. CƠ CẤU VÙNG KINH TẾ 3.1. Khái niệm 3.2. Xu hướng chyển dịch cơ cấu vùng kinh tế 14 v1.0013111225
  15. 3.1. KHÁI NIỆM • Cơ cấu vùng kinh tế là cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện không gian và lãnh thổ. • Các vùng kinh tế trong một quốc gia có những tiềm năng khác nhau về tài nguyên, lao động, vốn, …. 15 v1.0013111225
  16. 3.2. XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG KINH TẾ • Dưới sự tác động của các quy luật thị trường thì cơ cấu vùng kinh tế phát triển theo xu hướng: Các vùng có điều kiện thuận lợi, giàu có tài nguyên và các nguồn lực khác, có các đầu mối giao thông… sẽ nhanh chóng trở thành các trung tâm thương mại… thu hút nguồn lực của các vùng khác nên phát triển rất nhanh. Và ngược lại. • Các quốc gia thường xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm để tăng trưởng kinh tế nhanh. Việt Nam có 8 vùng kinh tế thì 2 vùng được coi là trọng điểm:  Đồng bằng sông Hồng với tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh;  Miền Đông Nam bộ với tam giác kinh tế là Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu. • Phương hướng xây dựng cơ cấu vùng kinh tế: Tập trung đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm đồng thời phải đầu tư cho vùng sâu, vùng xa ở mức độ nhất định, hạn chế sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng. 16 v1.0013111225
  17. 4. CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ 4.1. Khái niệm 4.2. Xu hướng chuyển dịch thành phần kinh tế 17 v1.0013111225
  18. 4.1. KHÁI NIỆM Khái niệm: Cơ cấu kinh tế xét về phương diện kinh tế - xã hội, đó là cơ cấu giữa các thành phần kinh tế. 18 v1.0013111225
  19. CÂU HỎI TƯƠNG TÁC Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có tác dụng như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế? 19 v1.0013111225
  20. 4.1.1. VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN • Tiềm năng tự nhiên của các vùng và của đất nước được khai thác với quy mô hợp lý và hiệu quả cao; • Là điều kiện cho sự phát triển của kinh tế thị trường từ đó có thể khai thác tính ưu việt của cơ chế kinh tế này; • Cho phép khai thác những khả năng về vốn liếng, về tổ chức quản lý, kinh nghiệm sản xuất của dân cư; • Sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế là động lực quan trọng để cải tiến kỹ thuật, sự phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống dân cư. 20 v1.0013111225
nguon tai.lieu . vn