Xem mẫu

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: DỊCH HẠCH (PLAGUE) 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Dịch hạch”, người học nắm được những kiến thức có liên quan đến bệnh này như: Định nghĩa, Dịch tễ học, Cơ chế cảm thụ và miễn dịch, Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý, Lâm sàng, Chẩn đoán, Điều trị, và Dự phòng bệnh Dịch hạch. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƢƠNG 1. Định nghĩa Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn yersinia pestis gây ra, lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng. Tổn thương hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan khác. Bệnh dịch hạch được xếp vào bệnh “tối nguy hiểm” và có ổ bệnh thiên nhiên. 2. Dịch tễ học 2.1. Mầm bệnh - Là trực khuẩn yersinia pestis (trước đây gọi là pasteurella pestis, bacterium pestis), là trực khuẩn ngắn, hình cầu-trực khuẩn (tù 2 đầu và có hình ôvan), kích thích 1,5-2 ´ 0,5-0,7 micromet. Bắt mầu gram âm, không sinh nha bào, không di động. mọc chậm ở các môi trường nuôi cấy (ưa khí và kỵ khí) nhiệt độ thích hợp 28-37°C, ph 7,2-7,4. Không lên men đường lactoza, sacaroza, ure (-), indol (-). Sức đề kháng kém: dễ bị ánh sáng mặt trời làm chết trong vài giờ. ở nhiệt độ 55°C chết trong 30 phút, 100°C/1phút. Các thuốc khử trùng thông thường: phenol 1%, cloranin 3%, lyzyl 1% diệt vi khuẩn trong vài phút. - Kháng nguyên của trực khuẩn dịch hạch rất phức tạp: có 16-28 kháng nguyên, đa số chưa được nghiên cứu đầy đủ. Biết rõ hơn là 3 loại kháng nguyên: + Kháng nguyên vỏ (f1) mang tính độc lực. Bảo vệ vi khuẩn sinh trưởng chống lại thực bào. 3 + Kháng nguyên thân: là một phần của nội độc tố. + Kháng nguyên v và w: là yếu tố độc lực liên quan đến khả năng chống lại hiện tượng thực bào. Yersinia pestis tạo ra cả nội độc tố và ngoại độc tố. Các độc tố dịch hạch có tác động làm tan hồng cầu, tan tơ huyết làm đông huyết tương, yếu tố giúp vi khuẩn xâm nhập và có yếu tố diệt bạch cầu. 2.2. Nguồn bệnh Là bệnh từ động vật lây sang người, có ổ bệnh thiên nhiên: - Nguồn bệnh là loài gậm nhấm hoang dã (khoảng 7200 loài). Chủ yếu là các loài chuột (chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt v.v...). - Người đang mắc dịch hạch hoặc vừa khỏi có thể là nguồn bệnh (đặc biệt dịch hạch thể phổi). 2.3. Đường lây Có 4 đường lây, trong đó chủ yếu lây qua đường máu. - Đường máu: lây qua vết đốt của côn trùng. Chủ yếu là do bọ chét xenopsylla cheopis. Thứ yếu là: chấy, rận, rệp. Bọ chét hút máu làm lan truyền bệnh trong các giống chuột và từ chuột sang người. - Đường tiêu hoá: thực phẩm, nước bị ô nhiễm do chuột trực tiếp gieo rắc mầm bệnh vào. Đường lây này trên thực tế ít nguy hiểm vì trực khuẩn dịch hạch dễ bị chết khi đun sôi, nấu chín. - Đường hô hấp: từ bệnh nhân dịch hạch thể phổi có thể lây trực tiếp cho người xung quanh qua các giọt đờm, nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện. - Đường da, niêm mạc: qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương (hiếm gặp). 4 3. Cơ thể cảm thụ và miễn dịch - Sức cảm thụ với bệnh cao. do đó thường mắc ngay từ tuổi nhỏ, nhiều nhất khoảng 5-16 tuổi. - Miễn dịch: sau mắc bệnh có đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. miễn dịch bảo vệ thường lâu bền. II. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ 1. Cơ chế bệnh sinh Trực khuẩn dịch hạch xâm nhập vào cơ thể qua da (chủ yếu do vết đốt của bọ chét) và niêm mạc (niêm mạc hầu họng, ống tiêu hoá, đường hô hấp). theo đường bạch huyết đến khu vực, sinh sản và phát triển mạnh. Vượt qua được hạch khu vực, vi khuẩn lại theo đường bạch huyết đến các hạch toàn thân và vào máu, vi khuẩn chỉ tồn tại ở máu một thời gian ngắn do tác dụng của đại thực bào của gan, lách và các tổ chức. Quá trình bệnh lý dừng ở đây và gây ra dịch hạch thể hạch tiên phát. Ngược lại, nếu đại thực bào gan, lách không ngăn cản được thì trực khuẩn dịch hạch sinh sản và phát triển và gây thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát. Từ máu, vi khuẩn đi đến các cơ quan như hạch, phổi, ruột, màng não v.v... gây nên các thể hạch, thể phổi, thể tiêu hoá, thể màng não thứ phát. từ các ổ nhiễm trùng thứ phát này, vi khuẩn lại có thể xâm nhập vào máu làm bệnh nặng thêm. Từ các thể tiên phát (thể da, thể hạch, thể phổi) vi khẩn phát triển, khi sức đề kháng chống đỡ của cơ thể giảm vi khuẩn lan tràn vào máu và gây dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết thứ phát. 2. Giải phẫu bệnh - Hạch: sưng to, viêm tấy, mưng mủ, hoại tử. cấu trúc bị phá vỡ, xen vào các nang lympho có những ổ xuất huyết, ổ hoại tử chứa nhiều vi khuẩn. tổ chức quanh hạch viêm, phù nề. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn