Xem mẫu

  1. Chương I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
  2. I.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN ViỆT NAM 1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó: - Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa TB chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. - Các nước đế quốc đua nhau đi xâm lược thuộc địa, áp bức bóc lột tàn bạo ở thuộc địa - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa diễn ra mạnh mẽ.
  3. b. Anh huong cua chu nghia Mac- Le nin. - Để hướng dẫn phong trào đấu tranh của gc công nhân chống CNTB,chủ nghĩa Mác- Lê nin ra đời giữa TK XIX, đầu TK XX. - Muốn giành được thắng lợi, GCCN phải thành lập Đảng Cộng sản. - Đảng Cộng sản phải lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin làm nền tảng tư tưởng. - Đảng phải tổ chức lãnh đạo GCCN đấu tranh giành chính quyền, xây dựng XH mới.
  4. c. Tác động của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản. Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, CN Mác-Lê nin từ lý luận thành hiện thực. “Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê Nin.” Tháng 3-1919, Quốc tế CS ra đời chỉ ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi
  5. 2. Hoàn cảnh trong nước. a.Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Chính sách cai của thực dân Pháp. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược,thống trị nước ta. Về chính trị: Chúng chia VN làm 3 xứ, mỗi xứ có chế độ cai trị riêng. Chúng cấu kết với bọn địa chủ, phong kiến áp bức, bóc lột nhân dân ta tận xương tủy.
  6. Về kinh tế: -TD Pháp cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền. -Khai thác tài nguyên, khoáng sản… -Lập một số sở công nghiệp. -Xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng… -Ban hành hàng trăm thứ thuế… -Biến VN thành thuộc địa, lệ thuộc vào KT Pháp.
  7. Về văn hóa: - Chúng duy trì các tập tục lạc hậu. - Đầu độc dân ta bằng rượu, thuốc phiện. - Giam dân ta trong vòng ngu dốt. Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam. Bên cạnh gc địa chủ,nông dân; xuất hiện gc công nhân ; giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản. Các giai cấp, tầng lớp trên đều bị TD Pháp áp bức bóc lột.
  8. Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, phụ thuộc vào Pháp. Xã hội Việt Nam có các mâu thuẫn chính: - Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp xâm lược. - Mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Chống ĐQ, giành độc lập, chống PK giải quyết ruộng đất cho dân cày là hai nhiệm vụ chủ yếu của CMVN; trong đó chống đế quốc, giành độc lập là nhiệm vụ hàng đầu.
  9. b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối TK XIX,đầu TK XX. -Phong trào chống Pháp từ 1858- 1867 ở Nam kỳ. -Phong trào Cần vương ở Trung, Bắc kỳ(1885- 1896) - Phong trào nông dân Yên Thế ở Bắc kỳ (1884- 1913) -Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản do Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học lãnh đạo …đều thất bại. Nguyên nhân thất bại: do chưa có đường lối chống Pháp đúng đắn. Yêu cầu đặt ra là phải tìm ra đường lối cứu
  10. c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. -Ngày 5-6-1911, tại cảng Nhà Rồng-Sài Gòn, Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nước. - Từ năm 1911-1919, Người đi nhiều nơi, học được nhiều ở các cuộc cách mạng tư sản điển hình của thế giới, nhưng Người không tán thành CMTS.
  11. Tháng 7-1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin. Luận cương của Lê nin đã giải đáp cho Người con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Tháng 12-1920, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người VN cộng sản đầu tiên.
  12. -Từ năm 1921-1927, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về VN thông qua báo, tạp chí… -Tháng 6-1925, Người sáng lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ, cử về nước gây cơ sở CM. -Sáng lập báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong để truyền bá CNMLN về VN.
  13. Năm 1927, xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh” chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của CMVN: • Cách mạng Việt nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên CNXH. • Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó phải đoàn kết toàn dân. • Công nông là người chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh. • Cách mệnh phải làm cho dân hiểu rõ mục đích cách mạng, đồng tâm, hiệp lực, khởi nghĩa giành chính quyền. • Phải đoàn kết với cách mạng thế giới. • Phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
  14. -Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. • Từ năm 1919-1925, phong trào công nhân VN diễn ra dưới các hình thức bãi công, đình công trở nên phổ biến, quy mô lớn, thời gian dài. • Từ năm 1926-1929, phong trào công nhân đã mang tính chất chính trị rõ rệt, đã có sự liên kết giữa các nhà máy, các địa phương, có sự lãnh đạo của các tổ chức Công hội đỏ, tổ chức cộng sản •Phong trào nông dân cũng phát triển mạnh, có sự hỗ trợ đấu tranh giữa công nhân với nông dân.
  15. -Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. - Tháng 3-1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc kỳ. -Tháng 5-1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN xảy ra bất đồng về việc thành lập đảng cộng sản. - Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời tại Bắc kỳ. -Tháng 7-1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời ở Nam kỳ. -Tháng 1-1930, một số đảng viên của Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung kỳ.
  16. Một nước có ba tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ: - Phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh ở VN. - Ba tổ chức cộng sản hoạt động phân tán, chia rẽ ảnh hưởng xấu tới phong trào cách mạng. -Vì vậy, việc thống nhất ba tổ chức cộng sản ở VN thành một tổ chức duy nhất là yêu cầu cấp bách của những người cộng sản VN lúc đó.
  17. II. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 1. Hội nghị thành lập Đảng. - Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản ở Đông Dương công văn yêu cầu khắc phục sự chia rẽ, thống nhất thành lập một đảng cộng sản duy nhất. - Nguyễn Ái Quốc đang ở Thái Lan, nhận được tin sự chia rẽ của những người cộng sản Đông Dương đã tới Trung Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng.
  18. -Hội nghị hợp nhất Đảng được tiến hành tại Hương Cảng Trung Quốc từ ngày 6-1 đến 7-2-1930. Dự Hội nghị gồm: 7 đồng chí. •Nguyễn Ái Quốc - Đại diện QTCS – chủ trì Hội nghị. •Nguyễn Đức Cảnh - Đại diện ĐDCS Đảng. • Trịnh Đình Cửu - -------------------------- •Châu Văn Liêm - đại diện ANCS Đảng. •Nguyễn Thiệu -------------------------- •Hồ Tùng Mậu - Đại diện các tổ chức đảng ở nước ngoài •Lê Hồng Sơn -----------------------------------------------
  19. - Hội nghị thống nhất 5 điểm lớn của Nguyễn Ái Quốc tán thành hợp nhất Đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. -Hội nghị quyết định phương châm, kế hoạch thống nhất Đảng trên toàn quốc. - Ngày 24-2-1930, Đông dương CSLĐ được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản ở VN hoàn tất.
  20. 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng -Phương hướng chiến lược chung của CMVN là: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản.” -Nhiệm vụ của CMTSDQ: Về chính trị: Đánh đổ ĐQ Pháp và PK, giành độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra QĐCN. Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu hết sản nghiệp của TB pháp giao cho chính phủ công nông binh quản lý. Tịch thu hết ruộng đất của bọn đế quốc chia cho
nguon tai.lieu . vn