Xem mẫu

Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Chương 6 CHỌN GIỐNG SẮN Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 4.3.1. Giới thhttps://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Từ thiên niên kỷ thứ hai và thứ ba trước Công nguyên, cây sắn đã được phát triển và trở thành một cây lương thực quan trọng, được trồng và thích ứng ở châu Phi và châu Á bắt đầu từ sau thời kỳ Columbus phát hiện ra châu Mỹ. Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người (CIAT, 1993). Việt Nam đã trồng sắn từ nhiều năm nay. Sắn là cây lương thực của người dân ở nhiều vùng, nhất là các vùng đồi trung du và miền núi. Cây sắn có thể sinh trưởng tốt trên các loại đất nghèo kiệt dinh dưỡng, là loại cây dễ tính, cho năng suất ổn định và yêu cầu lao động rất ít. Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi...,làm thức ăn gia súc. 4.3.1. Giới thiệu (tiếp) Thành phần dinh dưỡng trong củ sắn tươi gồm có tỷ lệ chất khô 38 -40%, tinh bột 16 - 32%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất béo, muối khoáng, vitamin và nghèo đạm. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không đươc cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ thuộc vào giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao, vitamin. Chất đạm của lá sắn có khá giàu lysin nhưng thiếu methionin. nhiều chất bột, chất khoáng và đầy đủ các acid amin cần thiết, Các giống sắn ngọt có 80 - 110 mg HCN/ 1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160 - 240 mg HCN/ 1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN. 4.3.2. Nguồn gốc, đa dạng và phân loại sắn a. Nguồn gốc Allem (1994) đề xuất giống sắn trồng hiện đại M. esculenta subsp. Esculenta có nguồn gốc tiến hóa từ loài dại phụ M. esculenta subsp. flabellifolia. Phân tích phân tử chi tiết trên cơ sở bản sao đơn gen nhân mã hóa glyceraldehyde 3-phosphate dehydrogenase (G3pdh; Olsen và Schaal, 1999) chỉ ra rằng sắn được thuần hóa từ quần thể M. esculenta subsp. flabellifolia ở vùng miền Nam của lưu vực Amazon – Brazil. Điều trên được chứng minh bới các nghiên cứu khác sau đó như Olsen và Schaal (2001); Léotard và McKey (2004). b. Đa dạng Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) được trồng rộng khắp ở vùng nhiệt đới ẩm. Chi Manihot có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ, nơi có 2 trung tâm đa dạng là Brazil và Mexico. Cây sắn có thể được thuần hóa đầu tiên ở châu Mỹ khoảng 5.000 đến 7.000 năm trước công nguyên, được nhân giống vô tính, mặc dù vẫn có sinh sản và tạo thành hạt. Các loài thuần hóa thuộc chi Manihot họ Euphorbiaceae với hàng trăm giống bản địa khác nhau đã được mô tả bởi các nhà thực vật học và nông học. Sắn đa dạng di truyền cao nhất ở Brazil và đa dạng cao ở Trung Mỹ, châu Á đa dạng thấp hơn. Nguồn gen sắn bảo tồn ex situ được đánh giá cho thấy rất khác nhau về hàm lượng đường, amylose-tự do, protein. Nguồn gen sắn toàn cầu hiện đang bảo tồn ex situ là 10.068 mẫu, in situ là 26.986 mẫu. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn