Xem mẫu

  1. Bài 4: CHI PHÍ GIAO DỊCH, THỂ CHẾ, THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY • 1. Kinh tế học về chi phí giao dịch (CPGD) • 2. Thông tin bất cân xứng • 3. Kinh tế học mới về thể chế • 4. Can thiệp cần thiết cho các thị trường tài chính: vấn đề thông tin bất cân xứng
  3. 1. Kinh tế học về chi phí giao dịch (CPGD) • Trong nền kinh tế tân cổ điển không hề có chi phí giao dịch do nền kinh tế phi “ma sát”. Kinh tế học về chi phí giao dịch đã thừa nhận tầm quan trọng của chi phí giao dịch và đã tích hợp nó vào các phân tích lý thuyết và thực nghiệm • Đối tượng nghiên cứu: Hợp đồng quan hệ (relational contracting)
  4. Hợp đồng sản phẩm: Mua hay thuê? phẩm: thuê? • General Motor (GM) và Fisher Body (FB) • GM đứng trước 2 lựa chọn: Mua lại FB để sau chọn: đó tự sản xuất hoặc thuê FB sản xuất • Có một chi phí liên quan đến việc “sử dụng thị trường” trường” • Ở mức độ vĩ mô, CPGD là các chi phí vận hành mô, hệ thống kinh tế (Arrow, 1969)
  5. Khái niệm chi phí giao dịch • Khái niệm chi phí giao dịch bao gồm không những phí tổn tài chính mà cả thời gian tiêu hao để thực hiện các giao dịch tài chính • Thí dụ: Ông A vay tiền của bạn cho dự án kinh doanh. Để đảm bảo cho khoản đầu tư của mình, bạn muốn có một văn bản có tính chất pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của ông A đối với số tiền mà ông ta vay của bạn.
  6. Khái niệm chi phí giao dịch • Nói cách khác, bạn cần mời một luật sư thảo một hợp đồng cho vay trong đó quy định rõ các trách nhiệm mà ông A phải thực hiện như sau: • các khoản tiền lãi mà ông A phải trả, • thời gian và cách thức thanh toán các khoản lãi, và • thời điểm mà ông A phải hoàn trả nợ gốc đã vay. • Bạn phải trả công cho luật sư để làm Hợp đồng trên?-Nếu có -đó là chi phí giao dịch
  7. Chi phí giao dịch • Chi phí giao dịch bao gồm: gồm: - Chi phí tìm kiếm thông tin (search cost) - Chi phí thương lượng (negotiation cost) - Chi phí thích nghi và tái thương lượng (adaptation &renegotiation cost) - Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế v.v. (uncertainty cost) - Chi phí thực hiện và giám sát (monitoring cost) - Chi phí ủy quyền-tác nghiệp (agency cost) do thông quyền- tin bất cân xứng
  8. Tính không đầy đủ của hợp đồng tài chính • Hợp đồng đầy đủ: Mọi tình huống trong tương lai đều được dự trù trong hợp đồng và có biện pháp thích ứng • Hợp đồng không đầy đủ: Không tiên liệu được mọi tình huống có thể xảy ra, vì vậy các bên phải căn cứ vào tình hình cụ thể để có biện pháp thích hợp • • Ví dụ:- Hợp đồng vay ngân hàng • - Hợp đồng bảo hiểm • - Tài chính vi mô nông thôn
  9. Các loại rủi ro • Rủi ro kinh doanh: Biến động về giá, chi phí, cạnh tranh… • Rủi ro tài chính: Lãi suất tiền vay, giá cổ phiếu; • Rủi ro thể chế; • Rủi ro sức mua do lạm phát; • Rủi ro tỷ giá; • Rủi ro thị trường; • Rủi ro dự án; • Rủi ro quốc gia….
  10. Chi phí ủy quyền – tác nghiệp • Khái niệm: Là chênh lệch giữa giá trị lẽ ra có thể thu được nếu thông tin là hoàn hảo so với giá trị thực sự thu được trong bối cảnh thông tin bất cân xứng và việc thực thi không hoàn hảo các hợp đồng • Chi phí giám sát buộc người thừa hành (tác nghiệp) thực hiện các nhiệm vụ do yêu cầu của người ủy quyền
  11. Chi phí ủy quyền – tác nghiệp • Vídụ: • - Tăng vốn qua vay nợ và phát hành thêm cổ phiếu • - Tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát • • Nhu cầu xây dựng thể chế để giảm chi phí giao dịch • - Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số • - Quy định về quyền biểu quyết đối với những quyết định quan trọng • - Quy định về minh bạch tài chính • - Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
  12. 2. Thông tin bất cân xứng • Lựa chọn bất lợi (adverse selection): Thông tin bất cân xứng về đặc điểm tiên nghiệm của người tác nghiệp. Do thiếu thông tin giữa bên mua và bên bán-bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành giao dịch và nhận được kết quả không như mình mong muốn. • Rủi ro đạo đức (moral hazards): Thông tin bất cân xứng về hành động hậu nghiệm của người tác nghiệp. Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin bất cân xứng giữa các bên giao dịch và hình thành động cơ làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin • • Vídụ: bảo hiểm, vay ngân hàng • • Phát triển các thể chế đối trị là một cách để giảm chi phí uỷ quyền – tác nghiệp
  13. Thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính • Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực về thông tin ở mức độ nào đó. • Thường xuyên xảy ra trong thực tế.Càng đặc biệt hơn cho những nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển. • Hệ quả của thông tin bất cân xứng? Thể hiện trước và sau khi giao dịch giữa các đối tác trong thị trường
  14. Thông tin bị che đậy và lựa chọn bất lợi • Lý thuyết kinh tế tân cổ điển về thị trường giả định người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về: (i) đối tác bên kia của giao dịch; (ii) chất lượng, đặc điểm của hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi; và (iii) cấu trúc của thị trường. • Giả định trên là hoàn toàn hợp lý nếu ta dễ dàng có được tất cả những thông tin. • Tuy nhiên, trên thực tế phải tốn chi phí mới có được thông tin, thậm chí trong nhiều trường hợp một đối tác tham gia giao dịch không thể biết được thông tin của đối tác bên kia cho dù có bỏ bao nhiêu tiền để thu thập thông tin đi nữa.
  15. 3. Thể chế là gì? gì? • Các luật và quy tắc thành văn • Các luật và quy tắc bất thành văn • Các biện pháp cưỡng chế thi hành luật và quy tắc
  16. Kinh tế học mới về thể chế •Thể chế tốt giúp cải thiện hiệu quả kinh tế •• Thể chế tốt giúp giảm chi phí giao dịch •• Vídụ: •- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản (tài chính, trí tuệ, vật chất v.v.): tự bảo vệ, mafia (trật tự tư – private ordering), nhà nước (public ordering) •- Chuyển tiền và tài sản: Tự thực hiện, ngân hàng và các tổ chức tài chính •- Đầu tư: tiết kiệm cá nhân, vay bạn bè và họ hàng, vay ngân hàng,huy động từ TTCK chính thức và phi chính thức
  17. Kinh tế học mới về thể chế • Tiêu chuẩn hóa (IMF, WB, BIS – ngân hàng thanh toán quốc tế v.v.) • • Tuy nhiên: • - Hiệu quả của cá nhân/ nhóm/ hay xã hội? • - Hiệu quả tĩnh và hiệu quả động • - Thể chế, chính sách, và sự thực thi • - Hiệu quả cũng được cải thiện nhờ các yếu tố khác
  18. Một số ứng dụng của kinh tế học thể chế • Tại sao cần có các trung gian tài chính? Các tổ chức tài chính trung gian đã giúp làm giảm các chi phí giao dịch nhờ vào kỹ năng chuyên môn mà họ đã tích lũy và phát triển trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, cũng như nhờ vào quy mô của tổ chức đã cho phép họ giảm chi phí trung bình tính cho mỗi giao dịch (thuật ngữ kinh tế gọi là, tận dụng lợi thế “tiết kiệm nhờ quy mô”). Chẳng hạn như đối với ví dụ trên, thay vì cá nhân bạn mà qua một ngân hàng nào đó là người cho vay. • Như vậy, các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch
  19. Tại sao cần có các trung gian tài chính? chính? • Câu trả lời là do tồn tại “ma sát” trong công nghệ giao dịch tài chính. Ví dụ, sự cần thiết của ngân hàng thương mại. • Khi chi phí tìm kiếm đối tác và thương lượng > 0 và thị trường không đầy đủ → cần NH để kết nối tiết kiệm và đầu tư liên thời gian và không gian: NH có chức năng chuyển hóa HĐTC (ví dụ: HĐ cho vay và tiền gửi) → tăng tính thanh khoản cho TSTC
  20. Một số ứng dụng của kinh tế học thể chế • Khi xuất hiện rủi ro? Ngân hàng cũng có thể được coi như là một liên minh giữa vô số người tiết kiệm và nhà đầu tư để cùng khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô và theo phạm vi; nhờ đó họ đạt được sự đa dạng hóa gần như hoàn hảo
nguon tai.lieu . vn