Xem mẫu

Bài 2 PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH GV: MAI XUÂN MINH PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH. II. PHÁP LUẬT VỀ MỘT SỐ CHỦ THỂ KINH DOANH. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH. 1.1. Khái niệm chủ thể kinh doanh: Chủ thể kinh doanh là các cá nhân, tổ chức kinh doanh đã làm thủ tục theo quy định và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể bao gồm: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp 2005, Luật KD bảo hiểm, Luật luật sư, Luật chứng khoán, Luật HTX… Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 43/2010/NĐ­CP. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp. a. Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.(Điều 4.LDN). b. Đặc điểm của doanh nghiệp: DN là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của PL và tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định. DN có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản và có sử dụng lao động. Mục đích hoạt động chủ yếu của DN là nhằm mục đích kinh doanh – vì mục tiêu lợi nhuận. c. Phân loại Doanh nghiệp: • Căn cứ vào hình thức pháp lý: Công ty TNHH (Công ty TNHH Một thành viên và công ty TNHH 2 TV trở lên) hoạt động theo Luật DN 2005. Công ty Cổ phần hoạt động theo Luật DN 2005. Công ty Hợp danh hoạt động theo Luật DN 2005. Doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật DN 2005. Hợp tác xã, liên hiệp tác xã hoạt động theo Luật HTX 2005. Công ty Nhà nước hoạt động theo Luật DN Nhà nước 2003 (đã và phải chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần từ ngày 01/07/2010). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hoạt động theo Luật đầu tư nước theo nghị định 101/2006/NĐ­CP) ngoài được thành lập và ngoài 1996 (đăng ký lại ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn