Xem mẫu

  1. BÀI DỰ THI  “ Tçm hiãøu Phaïp luáût vãö Biãn giåïi quäúc gia” Câu 1: Thế nào là biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã h ội chủ nghĩa Việt Nam? Khu vực biên giới đất liền và khu vực biên gi ới bi ển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? * Biên giới quốc gia ( BGQG) là hàng rào pháp lý xác đ ịnh gi ới h ạn vùng đ ất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia. Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh th ổ giữa quốc gia này v ới m ột qu ốc gia khác và với các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó. BGQG thường có ba loại chính là biên giới đất liền, biên giới biển và biên giới vùng trời. BGQG là bất khả xâm phạm. Điều 1 Luật BGQG nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: * Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh th ổ đ ất li ền, các đ ảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng bi ển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - BGQG của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm BGQG trên đất liền, BGQG trên biển, BGQG dưới lòng đất, BGQG trên không: +Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên th ực đ ịa bằng hệ thống mốc quốc giới. + Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất li ền, lãnh h ải c ủa đ ảo, lãnh h ải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã h ội ch ủ nghĩa Vi ệt Nam và các quốc gia hữu quan. Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh h ải, vùng đ ặc quy ền v ề kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quy ền tài phán c ủa C ộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên h ợp quốc v ề Lu ật bi ển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội ch ủ nghĩa Vi ệt Nam và các qu ốc gia hữu quan. + Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng t ừ các đ ường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đ ất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các đi ều ước qu ốc t ế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. + Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. (Điều 2 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 Nghị định của Chính ph ủ Quy định về KVBG đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
  2. Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam (sau đây gọi tắt là khu vực biên giới) bao gồm các xã, phường, th ị trấn có đ ịa gi ới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền. (Điều 2 Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 18/12/2003 Nghị định của Chính ph ủ Quy định về KVBG biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). * Khu vực biên giới biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính các xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên gi ới qu ốc gia có chiều rộng 10 km tính từ BGQG trở vào. Câu 2: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước Cộng hoà xã h ội chủ nghĩa Việt Nam? Quy định đối với người, tàu thuyền hoạt đ ộng trong khu vực biên giới biển Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? * Chế độ pháp lý: Ngày 12/5/1977 Chính ph ủ nước C ộng hoà xã h ội ch ủ nghĩa Vi ệt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh t ế và thềm lục địa Việt Nam. Tuyên bố nêu rõ: - Lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam rộng 12 h ải lý, ở phía ngoài đ ường c ơ s ở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các đi ểm ngoài cùng c ủa các đ ảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều th ấp nh ất trở ra. Vùng bi ển phía trong giáp với đường cơ sở là nội thuỷ của nước CHXHCN Việt Nam. N ước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn v ẹn đối v ới lãnh h ải c ủa mình cũng như vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. - Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam là vùng bi ển ti ếp li ền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành vùng bi ển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền l ợi v ề hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y t ế, di c ư, nh ập c ư trên lãnh thổ hoặc lãnh hải Việt Nam. - Vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) của nước CHXHCN Việt Nam tiếp li ền lãnh h ải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng bi ển rộng 200 h ải lý k ể t ừ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, quản lý và bảo về tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh v ật ở vùng nước, ở đáy biển và ở trong lòng đất dưới đáy biển của vùng ĐQKT của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt đối với các hoạt động khác ph ục vụ cho vi ệc thăm dò và khai thác vùng ĐQKT nhằm mục đích kinh t ế; có th ẩm quy ền riêng bi ệt về nghiên cứu khoa học trong vùng ĐQKT của Việt Nam. N ước CHXHCN Vi ệt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường trong vùng ĐQKT của Việt Nam. - Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất d ưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
  3. Nước CHXHCN Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh v ật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam. Trong Luật BGQG do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004 quy định về thềm lục địa được điều chỉnh bổ sung tại Khoản 4, Điều 4 như sau: Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh h ải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp qu ốc v ề Lu ật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác. * Quy định đối với người, tàu thuyền hoạt động trong khu v ực biên gi ới(KVBG) biển Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Chương II, Ngh ị định số 161/NĐ-CP ngày 18/12/2003 Nghị định của Chính phủ Quy định về KVBG biển n ước C ộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Đối với người, tàu thuyền của Việt nam hoạt động trong KVBG biển. Đi ề u 10. Người, tàu thuyền của Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ sau: 1. Đối với người: a) Giấy tờ tuỳ thân do cơ quan có thẩm quyền cấp (ch ứng minh nhân dân ho ặc giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp); b) Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên theo quy đ ịnh c ủa pháp luật; c) Giấy phép sử dụng vũ khí (nếu có); 2. Đối với tàu thuyền: a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định; c) Biển số đăng ký theo quy định; d) Sổ danh bạ thuyền viên; đ) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; e) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá trên tàu thuyền. 3. Ngoài các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 của Điều này, người, tàu thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật. Đ i ề u 11. Việc diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn, tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duy ệt và thông báo cho đ ối t ượng liên quan biết, đồng thời thông báo cho Uỷ ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng c ấp t ỉnh s ở tại, Cục Hàng hải Việt Nam biết ít nhất 05 ngày trước khi tiến hành. Đ i ề u 12. Người, tàu thuyền làm nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu khoa h ọc, khảo sát về địa chất, khoáng sản trong khu vực biên giới biển, ngoài các giấy tờ quy định tại Điều 10 của Nghị định này phải có giấy phép của c ơ quan có th ẩm quy ền,
  4. phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng c ấp tỉnh n ơi có biên gi ới biển biết ít nhất 02 ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ. Quy định đối với người, tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong KVBG biển. Đi ề u 13. Người, tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ sau: 1. Đối với người: a) Hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay hộ chiếu; b) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Đối với tàu thuyền: a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định; c) Danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách trên tàu; d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; đ) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá vận chuyển trên tàu thuy ền và các giấy tờ khác có liên quan do pháp luật Việt Nam quy định cho từng loại tàu thuy ền và lĩnh vực hoạt động (trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này). Đ i ề u 14. Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến xã, phường, thị trấn giáp biển hoặc ra, vào các đảo, quần đảo (trừ khu du l ịch, d ịch v ụ, khu kinh tế cửa khẩu, có quy chế riêng) phải có giấy phép của công an từ c ấp t ỉnh trở lên cấp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Đ i ề u 15. Tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải treo cờ quốc tịch và treo quốc kỳ của Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất. Đ i ề u 16. Tàu thuyền của nước ngoài khi neo đậu thường xuyên hoặc tạm thời ở những cảng, bến đậu của Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp lu ật Việt Nam, chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Đ i ề u 17. Tàu thuyền của nước ngoài khi neo đậu tại cảng, bến đậu nếu thuyền viên, nhân viên nước ngoài đi bờ phải có giấy phép c ủa Đồn biên phòng cảng Việt Nam nơi tàu thuyền neo đậu cấp. Đ i ề u 18. 1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các quy định có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển, các luật và quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập về các vấn đề sau đây : a) Không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự môi trường sinh thái của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: b) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển; c) Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thi ết b ị hay công trình khác; d) Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn; đ) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
  5. e) Ngăn ngừa những vi phạm các luật và quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến việc đánh bắt hải sản; f) Gìn giữ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường; g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn; h) Ngăn ngừa những vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế, y tế hay nhập cư của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Trong trường hợp để đảm bảo quốc phòng, an ninh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài có thể bị tạm thời đình chỉ tại các khu vực nhất định trong lãnh hải Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam. 3. Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải trong tư thế đi n ổi và treo cờ quốc tịch. Đ i ề u 19. 1. Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh h ải Việt Nam ph ải mang đ ầy đ ủ các tài li ệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định c ủa pháp lu ật Vi ệt Nam và các quy định của điều ước quốc tế đối với loại tàu thuy ền đó mà Vi ệt Nam ký kết hoặc gia nhập. 2. Tàu thuyền quy định tại khoản 1 điều này chỉ được vào hoạt động t ại nội thủy, lãnh hải của Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp có dấu hiệu nguy cơ gây ô nhiễm rõ ràng thì có thể bị buộc phải chuyển hướng đi ra ngoài lãnh hải Việt Nam. Đ i ề u 20. Người, tàu thuyền nước ngoài khi tiến hành hoạt động điều tra thăm dò, khảo sát, nghiên cứu, đánh bắt, khai thác tài nguyên, h ải s ản ph ải đ ược phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, phải thông báo cho U ỷ ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi có biên giới biển biết ít nhất 02 ngày trước khi th ực hiện nhiệm vụ. Khi hoạt động phải tuân theo pháp luật Việt Nam và quy đ ịnh t ại Nghị định này. Đ i ề u 21. 1. Trong những trường hợp xẩy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác (gọi tắt là bị nạn) mà buộc tàu thuyền phải dừng lại hoặc th ả neo trong lãnh h ải Việt Nam mà không thể tuân theo quy định trong Nghị định này và các quy đ ịnh khác của pháp luật Việt Nam thì người điều khiển tàu thuy ền phải thông báo ngay v ới cảng vụ hoặc cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia hoặc chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất. 2. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được thông báo ph ải t ổ chức cứu nạn hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm tổ chức cứu nạn. 3. Người, tàu thuyền bị nạn phải tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan đến cứu nạn.
  6. Câu 3: Những hoạt động nào ở KVBG đất liền, KVBG bi ển bị nghiêm c ấm? Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra vào, hoạt đ ộng t ại KVBG đ ất liền phải chấp hành quy định của pháp luật như thế nào? * Những hoạt động bị nghiêm cấm ở KVBG đất liền, KVBG biển. Điều 21 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8 2000 Nghị định của Chính phủ quy định nghiêm cấm: 1. Làm hư hỏng, xê dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, bi ển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm. 2. Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới. 3. Xâm canh, xâm cư qua biên giới. 4. Bắn súng qua biên giới, gây nổ, đốt nương rẫy trong vành đai biên giới. 5. Vượt biên giới quốc gia trái phép, chứa chấp, chỉ đường, chuyên ch ở, che dấu bọn buôn lậu vượt biên giới trái phép. 6. Khai thác trái phép lâm thổ sản và các tài nguyên khác. 7. Buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, ch ất cháy, ch ất n ổ, ch ất đ ộc h ại, ma tuý, văn hoá phẩm độc hại và hàng hoá cấm nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới. 8. Săn bắn thú rừng quý hiếm, đánh bắt cá bằng v ật li ệu n ổ, kích đi ện, ch ất đ ộc và các hoạt động gây hại khác trên sông, suối biên giới. 9. Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái. 10. Có hành vi khác làm mất trật tự, trị an ở khu vực biên giới. Điều 34 Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 18/12/2003 Nghị định của Chính phủ Quy định về KVBG biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghiêm cấm các hoạt động sau đây trong khu vực biên giới biển : 1. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi băng hình hoặc đĩa hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực có biển cấm; 2. Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông đường thủy; 3. Khai thác hải sản, săn bắn trái với quy định của pháp luật; 4. Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất, nhập cảnh trái phép; 5. Đưa người, hàng hoá lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép; 6. Phóng lên các phương tiện bay, hạ xuống các tàu thuy ền, vật thể khác trái với quy định của pháp luật Việt Nam; 7. Mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, ch ất cháy, ch ất n ổ, chất độc hại, ma tuý, hàng hoá, vật phẩm, ngoại hối; 8. Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật khi ch ưa được phép c ủa c ơ quan có th ẩm quyền Việt Nam; 9. Bám, buộc tàu thuyền vào các phao tiêu hoặc có hành vi gây tổn hại đ ến sự an toàn của các công trình thiết bị trong khu vực biên giới biển; 10. Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường; 11. Các hoạt động khác vi phạm pháp lụât Việt Nam. * Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động t ại KVBG đ ất liền phải chấp hành các quy định sau đây của pháp luật:
  7. - Điều 6 Nghị định 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 Nghị định của Chính phủ Quy định về KVBG đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định đối với công dân Việt Nam: 1. Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có gi ấy ch ứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp. 2. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công ch ức c ủa c ơ quan, t ổ ch ức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân ho ặc chứng minh của quân đội, công an. Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.( Điểm 2, Mục II Thông tư của B ộ Quốc phòng s ố 179/2001/TT-BQP ngày 22 tháng 01 năm 2001 hướng dẫn th ực hiện Ngh ị đ ịnh 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Những người không có chứng minh nhân dân phải có giấy tờ do Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp, trong giấy phải ghi rõ nơi cư trú, mục đích, lý do ra, vào đi lại hoạt động trong khu vực biên giới. Phải xuất trình gi ấy tờ khi cán b ộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Công an xã, phường, th ị trấn biên gi ới đang làm nhi ệm vụ yêu cầu. Nếu nghỉ qua đêm phải trình báo, đăng ký tạm trú v ới Công an ph ường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo đúng quy định về đăng ký và qu ản lý h ộ kh ẩu. H ết h ạn tạm trú phải rời khỏi khu vực biên giới, nếu có nhu c ầu l ưu l ại thì ph ải đ ến n ơi đã đăng ký tạm trú để xin gia hạn. 3. Những người sau đây không được vào khu vực biên giới : a) Người không có giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. b) Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên ph ạt qu ản chế ở địa phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới). - Điều 7 Nghị định 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 Nghị định của Chính phủ Quy định về KVBG đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định đối với người nước ngoài: 1. Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang t ạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do công an cấp t ỉnh n ơi t ạm trú cấp. Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu v ực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến. Người nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải có giấy phép theo quy đ ịnh t ại khoản 1 Điều này và phải trực tiếp trình báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quy ền sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng. 2. Trường hợp người nước ngoài đi trong tổ chức của Đoàn cấp cao vào khu vực biên giới thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời và làm vi ệc với Đoàn) c ử cán bộ đi cùng Đoàn để hướng dẫn và có trách nhiệm thông báo cho c ơ quan công an và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết.
  8. 3. Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong khu vực biên giới Vi ệt Nam của nh ững người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo Hi ệp đ ịnh v ề Quy ch ế biên giới giữa hai nước. Câu 4: Ngày, tháng nào trong năm được xác định là ngày “ Biên phòng toàn dân”? Nội dung của ngày “ Biên phòng toàn dân”? Ngày 03 tháng 3 hàng năm là “ Ngày Biên phòng toàn dân”. Nội dung hoạt động gồm: a) Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, ch ủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, c ủa cán b ộ, nhân viên co quan, tổ chức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đ ặc bi ệt là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quy ền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, b ảo v ệ biên gi ới qu ốc gia, khu vực biên giới. b) Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh c ủa toàn dân, giúp đỡ Bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, b ảo v ệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước lãng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng, chống tội phạm. Câu 5: Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong b ảo v ệ BGQG và ch ế đ ộ chính sách đối với người, phương tiện, tài sản của t ổ chức, cá nhân đ ược huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG? *Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân: Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quy ền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hi ến pháp (điều 44) và trong Luật Biên giới (điều 10). Để thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm này, công dân Việt Nam phải: + Mọi công dân Việt Nam không phân biệt thành ph ần xã h ội, dân t ộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhi ệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia + Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà n ước, tr ước h ết thực hiện nghiêm, đầy đủ luật Quốc phòng, Luật nghĩa v ụ quân s ự, Lu ật Biên gi ới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, th ực hi ện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nh ận và hoàn thành m ọi nhiệm vụ được giao. *Ch ế đ ộ chính sách đối với người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG, tại Đi ề u 33 Lu ậ t Biên g i ớ i qu ố c gia quy đ ị nh: 1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực ti ếp và ng ười được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
  9. 2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo v ệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được h ưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. 3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên gi ới qu ốc gia b ị thi ệt h ại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật./.
nguon tai.lieu . vn