Xem mẫu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC HÒN ĐẤT TRUNG TÂM KTTH - HN *** * ** BÀI DỰ THI CHỦ ĐỀ: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Nội dung bài viết:Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phụcvụ nhân dân Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Hải  Đơn vị: Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp  ­ Hướng nghiệp Hòn Đất, ngày 15 tháng 12 năm 2009
  2. Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã tạo ra một anh hùng thời đại – Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp và cuộc đời Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của người có giá trị toàn điện cả về lí luận và thực tiễn. Những đổi thay trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà nước ta xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hoà nhập với kinh tế thế giới bằng cách gia nhập và Tổ chức Thương mại thế giới. Như vậy chúng ta đang đứng trước thử thách lớn, để thực sự trở thành một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với ý thức trách nhiệm hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân là việc làm có ý nghĩa to lớn. Hai năm qua, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai sâu rộng trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội, làm cho toàn Đảng, toàn dân của ta nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Năm 2009 Đảng và Nhà Nước ta tiếp tục thực hiện cuộc vận động với chuyên đề: “Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về việc nâng cao ý thức trách nhiệm lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” và gắn với 40 năm thực hiện theo di chúc thiệng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, bản thân mỗi người đều có ý thức tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức của người và bản thân tôi cũng vậy. Thực tế lịch sử đã chúng minh và không ai có thể phủ nhận được vai trò của quần chúng nhân dân. Họ chính là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội loài người. Theo tư tưởng Hoà Chí Minh, sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành. Nhân
  3. dân là người làm ra lịch sử. Sức mạnh của nhân dân là vô địch. Không có nhân dân Đảng, Chính phủ không có lực lượng và không có một cuộc cách mạng nào trên thế giới có thể giành thắng lợi nếu không có sự tham gia của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khaúng ñònh “caùch maïng laø söï nghieäp cuûa quaàn chuùng”. Thật vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng ñaõ taäp hôïp khoái ñaïi ñoaøn keát toaøn daân toäc, phaùt huy söùc maïnh cuûa nhaân daân, ñaáu tranh daønh heát thaéng lôïi naøy ñeán thaéng lôïi khaùc. Từ tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Vieät Nam Daân Chuû Coäng Hoøa đến chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy Năm Châu, chấn động địa cầu” và cuối cùng là tổng khởi nghĩa mùa xuân năm 1975, tổ quốc thống nhất, “Bắc- Nam xum họp một nhà”. Sau khi chiến tranh kết thúc thì nhân dân cũng chính là người đã tiếp tục góp sức mình để xây dựng và đổi mới đất nước: “ñoåi môùi phaûi döïa vaøo daân”(baøi hoïc ôû ñaïi hoäi IX), “ñoåi môùi phaûi vì lôïi ích cuûa nhaân daân döïa vaøo daân, phaùt huy vai troø chuû ñoäng saùng taïo cuûa nhaân daân” ( ñaïi hoäi X cuûa Ñaûng). “ Deã mười laàn khoâng daân cuõng chòu Khoù trăm laàn daân lieäu cuõng xong” (Hoà Chí Minh) Để học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân một cách thiết thực và đạt hiệu quả, bản thân phải nhận thức được trách nhiệm và nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy ý thức trách nhiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Theo Hồ Chí Minh, ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hết thể hiện trong quan hệ với nhiệm vụ được giao với công việc phải làm. Là người dân Việt Nam, dù
  4. ở cương vị, hoàn cảnh nào thì khi được giao công việc dù là to hay nhỏ, khó hay dễ đều phải đưa cả tinh thần, năng lực ra làm cho đến nơi đến chốn, làm một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri, theo yêu cầu nội tâm của chính bản thân. Ngoài ra ý thức trách nhiệm còn biểu hiện trong việc nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ: thực hiện đúng đường lối quần chúng. Với nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì mọi người phải có trách nhiệm với đất nước “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Theo người, Tổ quốc, Đất nước là của tất cả mọi người Việt Nam và nhân dân chính là chủ nhân của đất nước. Tổ quốc và nhân dân có mối quan hệ máu thịt, theo nghĩa “đồng bào”. Khi Tổ quốc lâm nguy mọi người phải “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Tuyên ngôn độc lập). Phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân là phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải tận tâm, tận lực, tận tình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân “Việc gì lợi cho dân thì phải làm cho kì được, việc gì hại cho dân thì phải hết sức tránh”. Phục vụ nhân dân là phải quam tâm, chăm lo đến mọi mặt đời sống của nhân dân phải “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”. Phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và xác định vì dân mà làm việc. Phải hướng dẫn nhân dân tự chăm lo cho đời sống của mình. Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân phải luôn luôn quán triệt cán bộ là công bộc, là đầy tớ của dân. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp, là người đang góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc giảng dạy, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nội dung tinh thần “Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về việc nâng cao ý thức trách nhiệm lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” trong ngành Giáo dục có một ý nghĩa sâu rộng. Đó là về
  5. đạo đức của Nhà giáo, trách nhiệm của Nhà giáo để ươm được những “mầm non” “tốt”, “khoẻ” cho đất nước sau này. Nước ta những năm sau giải phóng nhân dân đã phải đối mặt với ba loại giặc đó là: “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Người đã khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra “Đầu tư cho giáo dục, chính là đầu tư cho kinh tế”. Như lời Bác đã dạy “ Non sông Việt Nam có vẻ vang bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc Năm Châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Với mỗi giáo viên chúng ta vấn đề đạo đức nhà giáo lại càng được đặt lên hàng đầu. Hồ Chí Minh đã coi phát triển giáo dục là một trong những công việc đầu tiên của cách mạng. Mục đích hàng đầu là đào tạo cán bộ cho cách mạng, trong thư gửi các thầy cô giáo và học sinh dự bị đại học ở Thanh Hoá tháng 4/1952 Hồ Chí Minh viết: “Giáo dục cần nhằm vào mục đích thật thà phụng sự nhân dân”. Nền giáo dục cách mạng đào tạo cho con em những người lao động thành “những người công dân có ích cho nước Việt nam”. Trường học là nơi đào tạo những người chủ nhân cho tương lai của đất nước. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà; là một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh; là con đường làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi con ngoan, bạn tốt và mai sau là những công dân dũng cảm, cán bộ gương mẫu, người chủ xứng đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Với thanh niên, phải giáo dục họ “luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kì nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”. Thường xuyên giáo dục cán bộ trẻ để họ “làm việc, làm người, làm cán bộ đề phụng sự Đảng, giai cấp và nhân dân”. Muốn đạt mục đích ấy phải giáo dục đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” cho họ.
  6. Thực tế, học sinh hiện nay ham chơi hơn ham học, một phần là vì môi trường sống, hoàn cảnh sống và cả vì bầu không khí gia đình, nhưng không thể phủ nhận nhà giáo cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Nên hay không khi cần có những cách nghĩ khác đi trong việc giáo dục học sinh? Chúng ta nghĩ như thế nào về “học sinh cá biệt”? Thích hay không thích khi những học sinh đó “góp mặt” trong giờ dạy của mình. Có ai trả lời là “thích” không nhỉ? Vậy chúng ta nghĩ như thế nào về “tuyệt đối tin vào sức mạnh của nhân dân”? Hãy tin rằng bản thân của mỗi người và mỗi học sinh cũng vậy, luôn được tạo hóa ban tặng cho nhiều hay chỉ một khả năng đặc biệt. Chúng ta- những thầy có giáo chính là những người có nhiệm vụ tìm ra và khơi dậy khả năng đặc biệt đó. Có thể bạn thành công và cũng có thế bạn thất bại? Không ai nói trước được điều đó nhưng quan trọng là bạn đã làm hết sức mình với phương châm “taát caû vì học sinh thân yêu”, “Vì lôïi ích möôøi naêm troàng caây, vì lôïi ích traêm naêm troàng ngöôøi”. Cuộc sống vốn không công bằng khi chỉ nhìn vào kết quà mà quên đi sự cố gắng để có được kết quả đó. Nhưng đôi khi “yêu thương trao đi không nhận lại” hoặc “nhận lại không giống những gì đã cho đi” nhưng “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Học là quyền và nghĩa vụ của học sinh. Dạy học có thể là niềm vui nhưng trước hết là trách nhiệm của giáo viên. Thật khó khi làm việc cả một đời với một công việc mà mình không yêu, vì vậy dù muốn hay không hãy yêu lấy nghề mà bạn đã chọn hoặc ít nhất hãy làm tròn trách nhiệm và cố gắng để yêu khi nghề đã chọn bạn. Như đã nói ở trên, học và quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh. Nhưng giáo viên lại là người giúp các em xác định được quyền lợi và trách nhiệm của mình. Thật ra để tất cả học sinh đều xem học tập là một niềm vui khi gia đình, xã hội và ngay cả giáo viên cũng chưa có sự quan tâm đúng mức. Trước hết, cuộc vận động “noùi khoâng vôùi tieâu cöïc trong thi cöû vaø
  7. beänh thaønh tích trong giaùo duïc” thực hiện chưa triệt để. Nguyên nhân là do đâu? Nếu không thực hiện tốt thì là giúp hay hại học sinh? Chúng ta hô hào quá nhiều khẩu hiểu và xem trọng nhiều về hình thức nhưng thực tế lại đi ngược lại. Theo tôi cần phải có một cách học tập theo tấm gương của Người theo một cách khác, thay vì những bài viết trên giấy hãy biến thành những hành động thực tế. Để thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu năm học 2009 – 2010: “Năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng Giáo dục” của Bộ giáo dục và Đào tạo, không chỉ toàn ngành giáo dục mà chính mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành đề ra. Vậy nên bản thân và mỗi chúng ta mang trên vai sứ mệnh cao cả người giáo viên nhân dân, hãy phấn dấu làm tròn trọng trách mà Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, luôn gương mẫu đúng mực trong các mối quan hệ, tôn trọng hoà nhã với đồng nghiệp. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác được giao Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân thể hiện lòng yêu thương, tất cả lợi ích của Tổ quốc và nhân dân của Người lên trên hết. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc học tập quán triệt tư tưởng, quan điểm của người là nhiệm vụ không chỉ riêng ngành Giáo dục, mà còn là nhiệm vụ chung của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên. Đặc biệt là đội ngũ những thầy cô giáo chúng ta. Hòn Đất, ngày 20 tháng 12 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Thanh Hải
nguon tai.lieu . vn