Xem mẫu

  1. Tiếng việt: TỪ LÁY A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm từ láy. - Các loại từ láy. 2.Kĩ năng: - Phân tích cấu từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. 3.Thái độ: Học tập nghiêm túc,yêu sự phong phú của Tiếng Việt. 4. Tích hợp: Giao dục kĩ năng sống. - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ láy, phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông. b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ láy. - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ láy theo những tình huống cụ thể. - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ láy. 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
  2. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Các loại từ ghép? Nghĩa của từ ghép CP và từ ghép ĐL? Cho ví dụ? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1:HD tìm hiểu các loại từ láy. I. CÁC LOẠI TỪ LÁY. GV: đưa bảng phụ - Hs đọc VD 1 - Sgk (41) * Ví dụ 1: Chú ý những từ in đậm. ? Những từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau? ? Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy ở mục 1? Cho VD? => Từ láy: có 2 loại - Láy toàn bộ: Đăm đăm, xinh xinh, đo đỏ. - Láy bộ phận: Hs: đọc VD2 – sgk (42 ). + Láy bộ phận phụ âm đầu: mếu máo, ngơ ? Vì sao các từ láy im đậm không nói được + Láy bộ phận vần : liêu xiêu, lôi thôi là: “bật bật, thăm thẳm” ? * Ví dụ 2: Bật bật => GV : Thực chất đây là những từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu và phụ Thẳm thẳm => Không tạo ra sự hò âm cuối là do sự hoà phối âm thanh cho nên
  3. chỉ có thể nói : “bần bật, thăm thẳm”. phối về âm thanh. ? Tóm lại, từ láy được phân loại như thế nào? Hs: đọc ghi nhớ 1 - sgk. * Hoạt động 2:HD tìm hiểu nghĩa của từ láy. ? Nghĩa của từ láy: “Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu” được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? * Ghi nhớ 1: Sgk (42) ? Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc II. NGHĨA CỦA TỪ LÁY. điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? 1. Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu => mô p âm thanh. 2. Lí nhí, li ti, ti hí => gợi tả những hình dá âm thanh nhỏ bé. ? SS nghĩa của các từ láy: mềm mại, đo đỏ, đỏ đỏ với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, - Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: Biể đỏ làm cơ sở cho chúng? một trạng thái vận động khi nhô lên, khi h xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chì -> Hs : Đo đỏ : từ láy có nghĩa giảm nhẹ mức độ của màu đỏ 3. Mềm mại, đo đỏ: Mang sắc thái biểu c sắc thái giảm nhẹ. ? Tóm lại, từ láy có nghĩa như thế nào? - Đỏ đỏ: sắc thái mạnh hơn. GV: Gọi hs đọc ghi nhớ 2. * Hoạt động 3: HD luyện tập. KNS: Kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, làm việc đồng đội. GV: Yêu cầu HS lần lượt làm bài tập 1,2,3 * Ghi nhớ 2: SGK (42) trong sgk. III. LUYỆN TẬP. HS: Làm bài tập.
  4. ? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ở BT2,3? Bài 1: - Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, bần bật, chiê chiếp - Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, lặng l rỡ, ríu ran, nhảy nhót, nặng nề. Bài 2: - Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thấp, chênh chếch, anh ách. Bài 3: * nhẹ nhàng, nhẹ nhõm. a, Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên con. b, Làm xong công việc nó thở phào nhẹ nh như trút được gánh nặng. * xấu xí, xấu xa. a.Mọi người đều căm phẫn hành động xấ của tên phản bội. b. Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu 4.Củng cố : GV tổng kết và nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: -Học thuộc ghi nhớ. - BTVN: 4,5.
  5. -Chuẩn bị bài: Qúa trình tạo lập văn bản.
nguon tai.lieu . vn