Xem mẫu

  1. Bài 2: Để tin kinh tế trở nên hấp dẫn hơn Không có điều gì đáng buồn hơn với một người viết báo khi tác phẩm của mình không được độc giả đón nhận. Bởi vậy, thay vì đưa cho họ 1 miếng “lương khô” cứng ngắc, hãy tăng thêm hương vị mà màu sắc cho sản phẩm của mình; đặc biệt là với các thông tin thuộc nhóm kinh tế vốn bị coi là rắc rối và nhàm chán. Thông tin cũng cần có màu sắc riêng Một phóng viên khi nhận được báo cáo thường kỳ của một công ty sẽ dựa vào đó để viết bài - và chỉ dừng ở đó. Hoặc phóng viên chộp được tin tức bí mật về một công ty và đưa thẳng câu chuyện lên báo.Nhưng vấn đề nào cũng có nhiều mặt. Tuy một phóng viên có thể cảm thấy đã có trong tay đầy đủ các thông tin quan trọng nhưng hiếm khi một nguồn tin cho biết được cả bức tranh toàn cảnh của một vấn đề. Cần phải luôn có thái độ hoài nghi. Nguyên tắc cơ bản của báo chí là “nắm rõ cả hai mặt của vấn đề”. Nhưng nguyên tắc này thường bị quên lãng - hoặc phớt lờ - trong việc đưa tin kinh tế. Mục tiêu là phải công bằng và có một bức tranh đầy đủ hơn về các sự kiện cho độc giả. Không phóng viên nào hoàn toàn khách quan. Việc chọn yếu tố nào là giá trị trong câu chuyện - hoặc quyết định viết về chuyện gì - đã có nghĩa là phóng viên đi theo lập
  2. trường nào đó. Đó là lý do tại sao chúng ta phải “dừng lại và suy ngẫm” để công bằng với tất cả các bên. Đôi khi ngả về một bên như vậy không phải do phóng viên bất cẩn hoặc lười biếng mà vì sức ép bên ngoài, thường là của một nhà quảng cáo. (Cũng có khi là sức ép “bên trong” từ người chủ tờ báo, không muốn những lợi ích kinh doanh của cá nhân ông ta - hoặc của bạn bè ông ta - bị điều tra). Đáng tiếc là vị trí tài chính bấp bênh của nhiều tờ báo thường tạo thế để các nhà quảng cáo can thiệp vào việc đưa tin, làm xói mòn tính độc lập của ban biên tập. Các phóng viên chuyên nghiệp chỉ có thể hy vọng rằng báo chí có thể chống lại sự cám dỗ này và không phải đánh đổi các bài viết hay lấy thu nhập quảng cáo. Nhưng ngay cả khi không rơi vào trường hợp đó thì những tin thiên lệch sẽ khiến độc giả hoài nghi, cho rằng các bài báo đó đã bị các nhà quảng cáo “mua” rồi. Tin kinh tế là nói về những con số. Nhưng thực sự đó là nói về con người. Không phải chỉ là về các quan chức chính phủ, các giám đốc doanh nghiệp, giới ngân hàng hay các nhà kinh tế mà là về những con người “thực sự” - những người đàn ông và phụ nữ trên đường phố và cũng chính là những người tiêu dùng và người đóng thuế. Nhưng đó là điều mà các phóng viên kinh tế rất hay quên. Ví dụ, một tuần báo kinh doanh ở một quốc gia khác đăng tải một b ài dài về môi trường kinh doanh hấp dẫn tại một thành phố. Trong bài báo có phân tích về nhiều chính sách đang được dùng để khuyến khích các doanh nhân trong thành phố - nhưng lại không có ý kiến của chính các doanh nhân và những câu chuyện về họ. Thay vào đó, độc giả cần một câu chuyện ngắn và cụ thể về những con người thật để mô tả cho câu chuyện. Tại sao nó lại hiệu quả? Vì người ta thích đọc về những con người. Họ thích đọc những câu chuyện về thành công và thất bại, về sự tranh đua. Họ thích nghe tiếng nói của những người dân thường qua những câu nói ngắn gọn,
  3. gần gũi bằng ngôn ngữ hàng ngày. (Trái ngược với lối nói buồn tẻ, không tự nhiên của các giám đốc công ty trong các thông cáo báo chí.) Họ thích các phần mô tả chi tiết về những con người và sự kiện để có thể hiểu rõ những gì đang xảy ra, giống như là đang xem một bộ phim vậy. Điều này nói chung có thể đạt được với những bài viết dài. Nhưng ngay cả trong các tin kinh tế, phóng viên cũng nên nhìn vấn đề từ góc độ nhân văn. Cần cho thấy tin này liên quan đến độc giả ra sao. Độc giả cần phải giải đáp được câu hỏi: Những gì đã xảy ra ảnh hưởng như thế nào đến bản thân tôi? Chẳng hạn, một độc giả bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những diễn biến của hoạt động kinh doanh khi những diễn biến đó tác động lên giá cả, thuế, hàng hóa trên thị trường hay sức mua của người dân. Bất kỳ tin tức nào liên quan đến một sản phẩm tiêu dùng thì thường có tác động đến độc giả. Ngay cả khi tác động đó không trực tiếp th ì độc giả vẫn muốn biết có ảnh hưởng ra sao đến những người khác. Tìm điểm nhấn cho thông tin kinh tế Hãy đọc câu đầu của bài báo: Vietnam Airlines thua kiện 107 tỷ đồng Vậy thì sao? Đó là câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra khi đọc một tin kinh tế. Phóng viên kinh tế, không chỉ có nhiệm vụ đưa tin về những gì xảy ra hoặc những điều một ai đó nói, mà còn phải giải thích ý nghĩa của nó. Tin tức phải vượt qua cuộc kiểm tra “vậy thì sao” này. Một bài báo cần phải giải thích cho độc giả về những hậu quả có thể xảy ra sau một sự kiện tin tức, tại sao tin đó quan trọng - đối với công ty, với lực lượng lao động, với toàn ngành, toàn quốc. Vậy tại sao nó lại quan trọng đối với độc giả? Đây là cách thức tốt nhất mà phóng viên có thể thực hiện để biến một tin kinh tế phức tạp trở nên dễ hiểu. Rõ ràng không thể trả lời tất cả các câu hỏi này trong một bài viết, nhưng có thể trả lời một số câu.
  4. Và câu trả lời nên ở ngay phần đầu chứ đừng nhét tận cuối bài. Một tin hay là tin đưa được những yếu tố quan trọng, tiếp sau là một giải thích đơn giản về tầm quan trọng của chúng. Trong một tin ngắn, phần giải thích này có thể chỉ là một, hai câu. Một số báo và hãng thông tấn né tránh các phân tích dù là cơ bản nhất. Hoặc có thể các phóng viên bị sức ép chính trị cản trở. Nếu đúng là như vậy thì họ có thể đề nghị ai đó, một nhà phân tích ở bên ngoài hoặc một quan chức trong công ty, để nêu lên ý kiến phân tích. Nếu chúng ta chỉ được đặt một câu hỏi tại cuộc họp báo hoặc một cuộc phỏng vấn thì câu hỏi nên là: “Tại sao tin này có ý nghĩa quan trọng?” Hãy để cho diễn giả phân tích. Thông thường, đây sẽ trở thành phần chính của tin. Nếu không có phần phân tích đó, tin tức không mang lại cho độc giả kiến thức mà họ cần. Bằng cách tìm ra những khía cạnh mới trong diễn biến kinh doanh; tìm ra khía cạnh kinh doanh trong các tin thông thường; bằng cách nhìn vào khía cạnh con người của các tin kinh tế và bằng việc xem xét các xu hướng nảy sinh, có ý nghĩa quan trọng hơn - từ những sự kiện thông thường, chúng ta có thể tìm ra điểm nhấn cho bài viết của mình. Thường thì điều này có nghĩa là viết các bài phóng sự dài hơn và đi xa hơn các tin thường nhật trên thông cáo báo chí hoặc nói về thu nhập của các công ty. Ý tưởng cho các bài viết “táo bạo” này - gọi như vậy vì chúng thể hiện sự táo bạo của phóng viên - thường nảy sinh trong các cuộc họp giao ban với biên tập viên hoặc các phóng viên khác. Tìm kiếm khía cạnh kinh doanh trong các tin thông thường. Nói chung cái gì cũng có thể liên quan đến kinh doanh, và việc tìm ra khía cạnh kinh doanh trong một vấn đề lớn làm cho độc giả thấy thú vị. Hãy lưu ý những câu chuyện kinh doanh trái với tư duy thông thường.
  5. Chẳng hạn có doanh nghiệp nào được lợi từ chính sách thắt lưng buộc bụng kinh tế gây nhiều đau đớn của chính phủ? Tìm hiểu xu hướng. Sự kiện, tin tức rất quan trọng, nhưng chúng còn quan trọng hơn nếu là dấu hiệu về một xu hướng lớn nào đó. Hãy tìm cả cánh rừng chứ đừng tìm mỗi cái cây. Chẳng hạn một công ty thông báo cho ra mắt loại xà phòng tắm mới. Việc kiểm tra thông tin với một số công ty cạnh tranh thấy rằng đây là một phần trong hướng đi của toàn ngành, xuất phát từ mối lo ngại rằng một loại xà phòng tương tự không được sử dụng nữa vì không an toàn. Tìm khía cạnh con người. Thật thú vị khi đọc về những người làm cho hoạt động kinh doanh trở thành hiện thực. Chẳng hạn chính phủ đang cố gắng tư nhân hóa (tức là bán cho các nhà đầu tư tư nhân) một số công ty quốc doanh. Có thể nói về quan chức đang đi đầu trong chương trình này được không? Cũng có thể nói về những khía cạnh kinh doanh tác động đến người bình thường ra sao. Có thể có một câu chuyện hay về một công nhân tại một công ty được tư nhân hóa đã mua cổ phần của công ty này, và lý do tại sao anh ta làm như vậy. Tìm kiếm những nghiên cứu minh họa cho một xu hướng. Độc giả thích đọc những câu chuyện thuật lại diễn biến kịch tính khi một công ty nào đó nỗ lực phát triển một sản phẩm mới. Một bài viết sâu có thể tạo nên một câu chuyện kinh doanh đầy những cuộc đấu tranh, hy vọng, thất vọng và cuối cùng là thành công (hoặc thất bại). Phóng viên cũng nên tính đến việc mở rộng định nghĩa truyền thống về tin kinh tế. Các nhật báo đã bắt đầu thêm những mục nói về khía cạnh kinh doanh của ngành y tế, khoa học, luật, thể thao, giải trí và các chủ đề khác. Và cần phải luôn nhớ rằng kinh doanh không có nghĩa là chỉ nói về các công ty lớn. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có ý nghĩa không kém đối với nền kinh tế của
  6. một quốc gia, và thường liên quan đến nhiều người hơn. Câu chuyện về những vấn đề ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ thường được nhiều người quan tâm. Một lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm trong tin kinh tế là tài chính cá nhân, cung cấp cho người đọc những lời tư vấn của chuyên gia về việc nên làm gì với số tiền của họ. Bài viết có thể đề cập đến những chủ đề như loại hình đầu tư mới, các vụ gian lận nhằm lừa bịp những nhà đầu tư cả tin, hoặc so sánh những ưu đãi dành cho người gửi tiền tại các ngân hàng khác nhau. Tổng hợp từ Nhà báo Kinh tế và EJC.NET Lê Vũ Minh Lớp báo mạng điện tử K26 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
nguon tai.lieu . vn