Xem mẫu

  1. Bài 11. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Nêu được cách thức chung để giải một bài toán về toàn mạch. - Nhớ lại và vận dụng kiến thức về quan hệ hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện - trở trong đoạn mạch mắc song song và đoạn mạch mắc nối tiếp. Nhớ lại và vận dụng kiến thức về giá trị định mức của thiết bị điện. - Kĩ năng: Phân tích mạch. - Củng cố kĩ năng giải bài toán toàn mạch. - II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Thước kẻ. 2. Bảng phụ về quan hệ giữa các giá trị tổng hợp và giá trị thành phần trong các đoạn mạch cơ bản: Đoạn mạch nối tiếp Đoạn mạch song song U … U1 … U2 … …. …Un. U … U1 … U2 … …. …Un.   I … I1 … I2 … ….. … In. I … I1 … I2 … ….. … In.   R … R1 … R2 … ……… Rn.  R2 Rn R1
  2. R1 R2 Rn 11 1 1 ... ... ........... .  R R1 R2 Rn 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) R1 Bài tập 1: R2 Cho mạch điện như hình vẽ: R3 E, r R1 = 30 Ω; R2 = 60Ω; R3 = 28Ω; E = 50 V; r = 2 Ω. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở. Giải: + Có: (R1//R2) nt R3 nên RN = R1.R2/(R1+R2) + R3 = 48 Ω. + Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: I = E/ (RN +r) = 1 A. + I = I12 = I3 = 1 A. + U1 = U2 = U12 = I12. R12 = 1.20 = 20 V. + I1 = U1/R1 = 20/ 30 = 2/3 A. + I2 = U2/R2 = 20/60 = 1/3 A. Phiếu học tập 2 (PC2)
  3. - Để giải bài toán trên, thứ tự cần làm những việc gì? TL2: - Cần biết cấu tạo của mạch: + Mạch có mấy nguồn? Các nguồn mắc với nhau thế nào? + Mạch ngoài có mấy điện trở? Các điện trở mắc với nhau như thế nào? - Lập quan hệ giữa các đại lượng trong mạch. - Rút ra các đại lượng cần tính theo các đại lượng đầu bài đã cho. Phiếu học tập 3 (PC3) - Ôn tập về quan hệ giữa các đại lượng của toàn mạch và các đại lượng thành phần trong toàn mạch ở đoạn mạch mắc nối tiếp và doạn mạch mắc song song bằng cách điền vào dấu ba chấm (…) trong bảng phụ. TL3: - Mạch mối tiếp U = U1 + U2 + …. +Un.  I = I1 = I2 = ….. = In.  R = R1 + R2 + ……+ Rn.  - Mạch song song U = U1 = U2 = …. = Un.  I = I1 + I2 + ….. + In.  11 1 ..... 1     . R R1 R2 Rn Phiếu học tập 4 (PC4) - Giá trị định mức của các dụng cụ điện là gì? Người ta thường ghi những giá trị nào trên các dụng cụ điện. TL4: - Là các giá trị cần đảm bảo để các thiết bị điện hoạt động bình thường. - Người ta thường ghi giá trị định mức của hiệu điện thế sử dụng và công suất.
  4. Phiếu học tập 5 (PC5): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Cho mạch có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 Ω, 3 Ω và 4Ω với nguồn điện 10 V, điện trở trong 1 Ω. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện là A. 9 V. B. 10 V. C. 1 V. D. 8 V. 2. Một bộ 3 đèn giống nhau có điện trở 3 Ω được mắc nối tiếp với nhau và nối với nguồn 1 Ω thì dòng điện trong mạch chính 1 A. Khi tháo một bóng khỏi mạch thì dòng điện trong mạch chính là A. 0 A. B. 10/7 A. C. 1 A. D. 7/ 10 A. 3. Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là A. 6 V. B. 36 V. C. 8 V. D. 12 V. 4. Một nguồn điện 9 V, điện trở trong 1 Ω được nối với mạch ngoài có hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua nguồn là 1 A. Nếu 2 điện trở ở mạch ngo ài mắc song song thì cường độ dòng điện qua nguồn là A. 3 A. B. 1/3 A. C. 9/4 A. D. 2,5 A. TL5: Đáp án. Câu 1: A; Câu 2: A; Câu 3: C; Câu 4: A. 3. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 11. Phương pháp giải một số bài toán về mạch I. Nhứng lưu ý trong phương pháp giải 1. 2.
  5. 3. 4. II. Bài tập ví dụ Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Học sinh: - Đọc SGK vật lý 9, ôn tập về đoạn mạch mắc song song và đoạn mạch mắc nối tiếp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 2 đến 6 bài 10 để kiểm tra. Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu phương pháp giải chung. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi đầu bài. - Cho HS bài tập ở phiểu PC1. - Thảo luận nhóm để trả lời PC2. - Nếu câu hỏi trong phiếu PC2. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Làm bài tập đã phân tích. - Cho HS làm bài tập đã được phân tích. Hoạt động 3 (... phút): Giải quyết dạng bài tập định luật Ôm cho toàn mạch có liên quan đến giá trị định mức. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC4. - Nêu câu hỏi PC4. - Làm bài tập 2. - Cho HS làm bài tập 2. - Trả lời C4; C5; C6; C7. - Hướng dẫn HS làm bài bằng cách hỏi C4; C5; C6; C7. - Chú ý cho HS tính toán điền đầy đủ và
  6. đúng đơn vị. - Cho HS lên bảng làm bài tập 4. - Làm bài tập 4. Hoạt động 4 (... phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC5. - Cho HS thảo luận theo PC5 - Nhận xét câu trả lời của bạn - Chú ý lại cách thức làm bài tập về định luật Ôm cho toàn mạch. Hoạt động 5 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 1 đến 3 (trang 69; 70). - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. (Chuẩn bị - Ghi chuẩn bị cho bài sau. báo cáo thực hành).
nguon tai.lieu . vn