Xem mẫu

  1. BÀI 10 LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM Nội dung: I. Kiến thức cần ghi nhớ: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm tức là lập một - chuỗi sự việc kế tiếp nhau, có mở đầu, có quá trình phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc. Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là - dàn ý một bài văn tự sự có 3 phần: MB, TB, KB. Khi kể về sự việc và con người, cần kết hợp với các yếu tố ở miêu tả và - biểu cảm để câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Song chú ý, yếu tố miêu tả và biểu cảm nên sử dụng trong bài sao cho phù hợp. - II. Luyện tập: Bài 1: Cho đề văn sau: “Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em yêu thích”. Một bạn HS đã triển khai phần thân bài như sau: - ý 1: Gà lai tre không được bố mẹ tôi để ý đến ( xen yếu tố biểu cảm)
  2. - ý 2: Lí do gà lai tre xuất hiện ở nhà tôi.( Miêu tả màu lông của gà, dáng vẻ của gà) - ý 3: em bé ( em tôi) được ăn bột quấy với lòng đỏ trứng. Cả nhà khen gà lai tre.( miêu tả: màu sắc, hình ảnh những quả trứng gà, biểu cảm: qua lời khen của mọi người, cảm xúc trào dâng trong tôi) - ý 4: Bất ngờ phát hiện gà lai tre đẻ trứng, qua một ngày tìm gà vì tưởng gà lạc mất ( xen yếu tố biểu cảm và miêu tả) 1. Em có tán thành cách triển khai đề bài như bạn HS trên đây không? Vì sao? ( *sắp xếp ý lộn xộn > sắp xếp lại: 2- 1- 4- 3) Bài 2 Lập dàn ý cho đề văn: “Hãy kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng”?
nguon tai.lieu . vn