Xem mẫu

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TÍCH CỰC
Nội dung




Mục tiêu

Khái quát và bản chất của tư duy;
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên sẽ:
Tư duy tích cực;
 Xác định được sự cần thiết của tư duy tích cực.
Một số phương pháp rèn luyện tư duy  Chỉ ra được những phương pháp rèn luyện tư
tích cực.
duy tích cực.
 Vận dụng được những phương pháp tư duy để
rèn luyện cho bản thân suy nghĩ tích cực.
Hướng dẫn học

Sinh viên đọc trước tài liệu tham khảo chương
trình đã cung cấp.

PPH101_Bai1_v1.0018109225

1

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Một buổi chiều đầy nắng, một ông già mù ngồi ở quảng trường, nơi có nhiều người đi lại.
Trước mặt ông là một cái ống bơ để đựng tiền lẻ. Bên cạnh ông là một tấm biển nhỏ với
dòng chữ: “I’m blind. Please, help me”. Có rất nhiều người đi qua chỗ ông già và nhìn thấy
tấm biển đó nhưng chỉ có một vài người cho ông ít đồng xu lẻ.
Một cô gái ăn mặc sang trọng đi qua, song cô quay lại, cầm tấm biển lên, lấy bút viết cái gì
đó vào mặt sau của tấm biển và quay mặt sau đó về phía trước. Ngay sau đó, rất nhiều người
đi qua, đọc tấm biển và không ngần ngại cho ông già tiền, thậm chí có những người cho rất
nhiều tiền.
Câu hỏi: Theo bạn, cô gái đã viết gì vào tấm biển? Tại sao kết quả lại thay đổi như vậy?

PPH101_Bai1_v1.0018109225

2

Đặc điểm tuy duy của não bò sát, não thú và não người






Não bò sát:
o Phản ứng tức thời không tính toán;
o Bảo vệ ta trước những thương tổn sinh lý;
o Kiểm soát hoạt động sinh lý;
o Bản năng sinh tồn (không logic, suy luận).
(Bò sát: thạch sùng, cá sấu…).
Não thú: Trung khu cảm xúc
Bộ máy điều khiển: hệ thống miễn dịch, các hoóc-môn, giấc ngủ.
(Động vật có vú: chó).
Não người: dùng để suy nghĩ, tư duy
o Vậy điều gì quyết định đến trí tuệ của con người?
o Nó căn cứ vào cấu trúc của bộ não và tư duy bằng não bộ của chúng ta.
Khái niệm và bản chất của tư duy
Khái niệm tư duy

Khi các bạn quyết định lựa chọn trường đại học để thi, các bạn sẽ căn cứ vào các yếu tố
nào?  Chính là các bạn sử dụng tư duy để đưa ra quyết định.
Khi các bạn xác định ra trường mình muốn làm việc ở đâu? Làm công việc gì?  Cũng
chính là quá trình các bạn dùng tư duy để suy nghĩ và đưa ra quyết định.
Tư duy là cái gì? Quá trình tư duy diễn ra ở đâu?: Quá trình này diễn ra tại não bộ, thông
qua tổ hợp của hệ thần kinh trung ương.
Tư duy là một hoạt động của hệ thần kinh trong não bộ.
Tư duy không phải là hoạt động duy nhất của hệ thần kinh mà nó chỉ là một trong số các
hoạt động của hệ thần kinh.
Tư duy não bộ được phân chia thành 2 vùng rõ rệt: Não trái và não phải và con người có
xu hướng ưu ái một bên hơn là tận dụng cả 2 bên để tư duy.
Vậy thì theo bạn, bạn là người tư duy não trái hay tư duy não phải  cách tư duy được thể
hiện thông qua tính cách và hành động của bạn.


Người có xu hướng tư duy não trái: suy luận logic, để ý đến chi tiết, nắm bắt sự kiện và
quy luật, sử dụng ngôn ngữ và từ ngữ tốt, suy nghĩ về hiện tại, quá khứ và thực tế. Thích
khoa học và vạch ra các chiến lược, phương pháp  khuynh hướng phân tích, suy luận.

Người có xu hướng não phải là những người quan tâm đến cảm xúc, thích các kí hiệu,
hình ảnh và quan tâm đến hiện tại và tương lai. Thích triết học, tôn giáo, hăng hái nhiệt
tình và sẵn sàng chấp nhận thử thách  khuynh hướng thiên về trực giác, giàu trí tưởng
tượng và có cái nhìn tổng thể. Có xu hướng thiên về nghệ thuật.
Nếu như phần não bò sát và não thú giúp chúng ta sống sót và sinh tồn theo bản năng thì
phần cuối cùng này chính là phần quyết định đến sự phát triển hay trí tuệ của chúng ta thông
qua tư duy.


PPH101_Bai1_v1.0018109225

3

Ở đây có thể thấy, để phát triển và làm giàu được trí tuệ không chỉ nhìn nhận các sự việc
hành động một cách đơn thuần mà phải có sự liên kết suy luận, tính toán, dự đoán... Những
hoạt động này chính là những hoạt động tư duy có được thông qua sự kết nối các mối liên
hệ liên kết với nhau trong hệ thần kinh.
Có 2 phương pháp để ghi nhớ:
 Ghi nhớ bằng việc lặp đi lặp lại và cuối cùng hình thành phản xạ tự nhiên.
 Ghi nhớ thông qua sự liên kết các sự việc, hành động, đánh giá sự tương quan tương
đồng cũng như tìm được sự liên kết với nhau giữa các yếu tố, đó chính là dư duy.
o Tư duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó giúp cho sự hoàn thiện ghi nhớ;
o Tư duy không phải hoạt động kiều khiển cơ thể mà chỉ là giúp cho định hướng điều
khiển hay định hướng hành vi;
Tư duy không phải là giấc mơ mặc dù có thể xuất hiện trong một số giấc mơ và có
những điểm giống như một giấc mơ.
Tư duy chính là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện thông qua việc tạo các
liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực
hiện nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng hành vi phù hợp.
Bắt đầu từ sự ghi nhớ chính là kinh nghiệm, tri thức hay trí tuệ có được, hệ thần kinh bắt
đầu hoạt động xác định xem đối tượng này là đối tượng nào? Tuy nhiên có những đối tượng
phức tạp hoặc có thành phần ẩn hay không liên quan đến đối tượng ghi nhớ thì lúc đó tư
duy trong ghi nhớ bắt đầu hoạt động để trả về đối tượng trong sự ghi nhớ các thành phần
đúng của nó, bổ sung thành phần thiếu, phân biệt và tìm mối quan hệ, tác động đối với các
thành phần khác. Đây là quá trình nhận thức lý tính, nó khác với nhận thức cảm tính 
Nhận thức lý tính giúp con người đánh giá chính xác, đúng đắn và từ đó đưa ra hành vi
chính xác hơn.
Suy nghĩ ảnh hưởng đến cảm giác, ảnh hưởng đến lời nói và hành động, ảnh hưởng đến cơ
thể (mệt mỏi, vui vẻ…); mối quan hệ; bầu không khí.
o

Ảnh hưởng của suy nghĩ đối với cơ thể:
 Khi bạn buồn bạn cảm thấy cơ thể như thế nào?
 Khi bạn quá nhiều sức ép về số lượng công việc phải làm, bạn phải hoàn thành quá
nhiều công việc?
 Theo bạn thì có bao nhiêu phần trăm những bệnh thuộc về thể chất có nguồn gốc từ
tinh thần?
 Khi bạn bị ốm, người yêu tới thì thấy thế nào?
Khái niệm tư duy
 Quan điểm duy vật biện chứng: Tư duy là mặt nhận thức của ý thức
 Theo hướng tiếp cận thực tế: Tư duy là thái độ sống với môi trường bên ngoài
Bản chất của tư duy
Điều kiện của tư duy


Điều kiện cơ bản:

PPH101_Bai1_v1.0018109225

4

Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy, thể hiện ở 3 yếu tố (kinh nghiệm, sáng tạo và
trí tuệ)
o Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp nhận kiến thức.
 Điều kiện riêng: Đối với mỗi loại hình cần có những nền tảng kinh nghiệm và kiến thức
nhất định.
Vì vậy, điều quan trọng nhất phải lựa chọn phương pháp tư duy thích hợp.
o

Phân loại tư duy

Người ta thống kê rằng mỗi ngày trí óc ta sản sinh ra khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ.
Trong con số khá lớn này, liệu có bao nhiêu ý nghĩ là có ích và bao nhiêu đã làm mất năng
lượng một cách vô ích? Để phân loại chúng, người ta chia ý nghĩ thành bốn nhóm như sau:
 Tư duy tích cực: Suy nghĩ có tác động tốt đến cả mình và người khác.
 Tư duy tiêu cực: Suy nghĩ bi quan có tác động xấu đến mình và người khác.
 Tư duy lãng phí: Suy nghĩ về quá khứ hay những điều vượt ngoài tầm kiểm soát.
(Tại sao lại thế? Giá như…; bao gồm: sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo tưởng lo lắng về những
việc nhỏ nhặt).
 Tư duy cần thiết: Suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của mình.
(Tôi cần gặp người ấy vào giờ này; Tôi phải đi đến nơi đó…).
Lối tư duy góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Tất cả các ý nghĩ
sinh ra dù cần thiết hay không, dù tiêu cực hay tích cực thì nó cũng làm ảnh hưởng đến cảm
xúc, lời nói và hành động. Và vô hình chung nó cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đến
chúng ta tùy theo điểm xuất phát của nó thuộc loại tư duy nào.
Một số phương pháp tư duy

Tư duy theo lối mòn
Câu chuyện: Con voi và sợi dây thừng
“Khi đi ngang qua chỗ mấy con voi đang đứng, người đàn ông đột ngột dừng lại. Anh bối rối
vì nhận thấy loài vật to lớn này bị trói buộc chỉ bởi sợi dây thừng bé xíu buộc vào chân trước
- không xiềng xích, cũng chẳng có chuồng giam. Rõ ràng là, vào bất cứ lúc nào, những con
voi này cũng có thể dứt đứt dây chạy thoát. Nhưng vì lý do nào đó, chúng không hề làm vậy.
Trông thấy người quản tượng đứng gần đó, anh bèn tiến lại và hỏi tại sao những con voi lại
chỉ đứng đó mà không cố gắng tháo chạy. "À." - Quản tượng thủng thẳng trả lời - "Ngay từ
khi lũ voi còn rất nhỏ và bé hơn thế này nhiều, chúng tôi đã dùng loại thừng cỡ này để buộc
chúng lại rồi. Ở tuổi ấy, thế là đủ để giữ chúng. Khi lớn lên, lũ voi vẫn tiếp tục tin rằng chúng
không thể thoát khỏi sợi dây. Chúng cho rằng lúc này sợi dây thừng vẫn có thể trói buộc
mình, nên chẳng bao giờ cố tìm cách 'đào tẩu' cả." Nghe vậy, người đàn ông kinh ngạc vô
cùng. Bất cứ lúc nào, những con vật này cũng có thể dứt đứt dây chạy mất; nhưng vì chúng
tin rằng mình không làm được, nên chúng vẫn mắc kẹt lại đây, bị trói buộc chỉ bởi sợi dây
thừng bé nhỏ.

Thông điệp về niềm tin giống như đám voi kia, có bao nhiêu người trong chúng ta sống
trên đời với ý niệm rằng mình không thể làm điều gì đó, đơn giản chỉ vì trong quá khứ, ta
đã từng thất bại việc đó một lần?

PPH101_Bai1_v1.0018109225

5

nguon tai.lieu . vn