Xem mẫu

  1. Bà Rịa – Vũng Tàu I Tổng quan về Bà Rịa – Vũng Tàu 01 Vị Trí Địa Lý Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1 . 975 , 14 km2. Dân số tại thời điểm điều tra năm 2000 là 821.000 người, mật độ dân số 416 người/km2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vi hành chính, gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xă Bà Rịa, các huyện: Long Điền, Đất Đỏ , Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo. 02 Khí Hậu Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão. 03 Kinh Tế Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu. Kinh tế trên địa bàn đã vượt qua nhiều khó khăn lớn hồi đầu thập kỷ 1990, sớm tạo được thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá; chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực
  2. Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại có 7 nhà máy đang họat động gồm VinaKyoei, Thép miền Nam ( South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm ( Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội sẽ đi vào họat động vào năm 2009. Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng. Về lĩnh vực du lịch, tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)...Trong năm 2005, GDP đầu người của Bà Rịa-Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu khí, 2000 USD không kể dầu khí), thu ngân sách năm 2006 dự kiến 65.030 ngàn tỷ đồng (xếp thứ 2 sau Tp Hồ Chí Minh là 67.254 ngàn tỷ đồng). Tuy nhiên mức sống của dân cư nói chung thì xếp sau Tp HCM. 04 Tiềm Năng Phát Triển 04.1 Trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông ... Trữ lượng công nghiệp của các mỏ này cho phép khai thác 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3) cho phép mỗi năm khai thác 6 tỉ m3. Riêng khu vực lòng chảo Côn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây - Lan Đỏ trữ lượng 58 tỉ m3, mỗi năm có thể khai thác 1-3 tỉ m3. 04.2 Tiềm năng về khai thác và chế biến hải sản là rất lớn. Theo số liệu của ngành Thủy sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lợi rất đa dạng gồm 660 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, cho phép mỗi năm khai thác 200.000 tấn. Sản lượng đánh bất năm 2002 là 160.465 tấn hải sản các loại, trong đó hàng chục nghìn tấn có giá trị chế biến để xuất khẩu. Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cường độ gió không cao, ít bão, có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền neo đậu nên hoạt động khai thác hải sản gặp rất nhiều thuận lợi. Tỉnh còn có 5.700 ha mặt nước có thể phát triển việc nuôi trồng các loài thủy hải sản, trong đó đặc biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Nghề khai thác kéo theo nghề chế biến hải sản phát triển. Đó là nghề truyền thống với nhiều thành phần kinh tế tham gia ở nhiều qui mô khác nhau. Năm 2002, riêng về hàng hải sản xuất khẩu, tổng khối lượng chế biến là 46.848 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 85 triệu USD. Ngoài ra là một khối lượng rất lớn khoảng 9 triệu lít nước mắm, 20.000 tấn bột cá, 6.000 tấn cá khô phục vụ thị trường nội địa.
  3. 04.3 Suất cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hoá luân chuyển mỗi năm. Sông Thị Vải chảy qua tỉnh với chiều dài 25 km, chiều rộng trung bình 600 - 800 mét, sâu từ 10 - 20 mét cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 - 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ 40-60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tại đây hiện đã có Cảng Baria - Serese dài 132 mét, công suất 1,2 triệu tấn/năm đang hoạt động. Khu vực Sao Mai - Bến Đình thuộc Thành phố Vũng Tàu có khả năng xây dựng cảng nước sâu cho tàu trọng tải trên 100.000 tấn ra vào được với tổng công suất 50 triệu tấn hàng hóa luân chuyển hàng năm. Côn Đảo có vịnh Bến Đầm rộng trung bình 1,6 km, dài 4 km, sâu từ 6 - 18 mét, kín gió; tại đây đã xây dựng và đưa vào sử dụng Cảng Bến Đầm có chiều dài cầu cảng 336 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn. Tại Vũng Tàu trên sông Dinh phần chảy qua thành phố dài 10 km hiện đã đầu tư và khai thác một loạt cảng đang khai thác, tàu 10 nghìn tấn ra vào được như Cảng Dịch vụ dầu khí, Cảng cá, Cảng dầu, Cảng thương mại... 04.4 Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có khoảng 150 km bờ biển có bãi tấm đẹp, bãi cát dài thoai thoải, nước trong và sạch quanh năm như :Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), và dải bờ biển Côn Đảo. Gắn liền với các bãi tắm biển là các khu rừng nguyên sinh nh Bình Châu - Phước Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khoáng nóng Bình Châu,Vườn Quốc gia Côn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt ở đây có di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và hệ thống phong phú các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng cảnh là những nguồn tài nguyên du lịch mà Bà Rịa - Vũng Tàu đang khai thác. 04.5 Do có tiềm năng lớn về dầu khí, cảng biển, có trung tâm điện năng lớn nhất cả nước là Phú Mỹ và nhiều điều kiện thuận lợi khác nên Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Tỉnh đã và đang huy động các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật 7 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch và cho phép thành lập, bao gồm: KCN Đông Xuyên 160,8 ha, KCN Phú Mỹ (I) 954,4 ha, KCN Mỹ Xuân (A) 122,6 ha, KCN Mỹ Xuân A (mở rộng) 146,6 ha, KCN Mỹ Xuân (Bi) 222,8 ha, KCN Mỹ Xuân (A2) 312,8 ha, KCN Cái Mép 670 ha. Đến nay, tại các KCN này đã có 89 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 3 tỉ USD. 04.6 Về tài nguyên đất đai, tỉnh có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của cả nước, trong đó nhóm đất đỏ bazan có diện tích lớn gần 64.000 ha, bằng 34,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 9,8% quỹ đất đỏ bazan của toàn vùng miền Đông Nam Bộ. Đất đỏ bazan rất thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều, và cáy ăn trái Toàn tỉnh có khoảng 19.150 ha cao su, 12.000 ha cà phê, 12.360 ha điều, 2.400 ha tiêu, 7.800 ha cây ăn trái.... 05 Giao Thông • Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5-7 năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A.
  4. • Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đi Tp HCM bằng tàu cánh ngầm. • Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km. • Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/g. 06 Văn Hóa Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa-Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Bên cạnh đó, tỉnh có ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. II Lịch Sử 01 Bà Rịa – Vũng Tàu Ngày Nay Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho việc phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng. Ven biển có nhiều vùng nước sâu, cửa sông, cảnh quan thiên nhiên, băi tắm đẹp, khí hậu ôn ha thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống cảng biển, cảng sông, ̣ phát triển các mặt hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch. mở mang giao lưu kinh tế, văn hóa với nhiều vùng trong nước và quốc tế. Sau ngày giải phóng, tiềm năng trên vùng đất này ngày càng được khai thác, tái tạo, phát huy có hiệu quả, đồng thời cũng tạo ra những tiềm năng mới cho sự phát triển của Bà Rịa- Vũng Tàu. Nền kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đă có sự chuyển biến lớn và đang trên đà phát triển với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao theo cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong đó có 80,7% là công nghiệp xây dựng - 18,2% là dịch vụ du lịch, 6,3% nông nghiệp, được xác định là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế động lực phía Nam của đất nước. Đáng chú ý là ngành công nghiệp dầu khí - ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ngày càng phát triển với quy mô lớn. Đến nay trên 50 triệu tấn dầu và hàng trăm triệu m3 khí đă được khai thác, sử dụng, góp phần quan trọng vào việc ổn định phát triển kinh tế - xă hội của đất nước trong những năm vừa qua. Ngoài dầu khí, một số ngành, lĩnh vực công nghiệp khác cũng có bước phát triển mạnh, nhất là công nghiệp điện, nước, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, hải sản. Kinh tế du lịch phát triển nhanh, hàng chục khách sạn, biệt thự, văn phòng làm việc, nhà ở cho thuê, nhà nghỉ dưỡng hiện đại đă được xây dựng và nhiều tuyến, điểm du lịch mới được mở thêm, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm, là một trong những trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước.
  5. Nhiều vùng đất đă được khai hoang, phục hóa, hàng năm hàng ngàn hecta chuyên canh cây cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, đất rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản đă được quy hoạch phát triển. Ngày nay toàn tỉnh đă có gần 4.000 tàu ghe cá, sản lượng đánh bắt đạt bình quân trên 100.000 tấn mỗi năm, là một trong các địa phương có sản lượng hải sản cao trong cả nước. Ngoài ra, tỉnh đă và đang tích cực triển khai thực hiện các chương trnh, tiếp tục phát ́ triển kết cấu hạ tầng kinh tế xă hội; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản; phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hiện nay tỉnh đă hoàn thành 9 khu công nghiệp, bao gồm: Khu công nghiệp Mỹ Xuân, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Ngăi Giao, Long Sơn, Long Hương, Đông Xuyên, Bắc Vũng Tàu, Phước Thắng. Về đời sống văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu đă có một bộ mặt mới, hầu hết các xă đều có nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa với nội dung sinh hoạt ngày càng được cải tiến và đi vào chiều sâu, chất lượng hoạt động được nâng lên. Về giáo dục, căn bản đă hoàn thành phổ cập tiểu học, đang triển khai công tác phổ cập trung học, nhiều trường dân lập được đưa vào sử dụng. Đây là nét mới trong việc thực hiện chủ trương xă hội hóa giáo dục. Với những thành quả đă đạt được trong 25 năm vừa qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục phát huy mọi tiềm năng nội lực sẵn có để phát triển, xứng đáng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 02 Quá Trình Diễn Cách Của Bà Rịa - Vũng Tàu Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng Đồng Nai - Gia Định, lập ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình... Huyện Phước Long được chia làm 4 tổng trong đó có Phước An là phần đất ngày nay của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và hai huyện Xuân Lộc và Long Khánh của tỉnh Đồng Nai. Năm Gia Long thứ 7 (1808) một cuộc sắp xếp lớn các đơn vị hành chánh được thực hiện tại miền Nam, theo đó dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long nâng lên thành phủ Phước Long, các tổng được nâng lên thành huyện, trong đó tổng Phước An được nâng lên thành huyện Phước An gồm hai tổng là Phước Hưng và An Phú. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) do dân số và diện tích khai phá tăng lên, nên số tổng của huyện Phước An được tăng lên 4 tổng. Tên các tổng mới do tên 2 tổng cũ, thêm vào sau 2 chữ Thượng và Hạ. Đó là các tổng Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Hạ, An Phú Thượng, An Phú Hạ. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) tách hai huyện Long Thành và Phước An của phủ Phục Long đặt thuộc phủ Phước Tuy mới lập trực thuộc tỉnh Biên Hòa, đồng thời tách phần đất phía bắc hai huyện này lập thành huyện mới Long Khánh với 6 tổng là Long Xương, Long Cơ, An Trạch, An Viễn, Tập Phước và Khánh Nhơn. Năm Tự Đức thứ 4 (1851) bỏ huyện nha huyện Long Khánh, giao về cho phủ Phước Tuy kiêm lý. Đến
  6. năm Tự Đức thứ 8 (1855) nghĩa là trước khi người Pháp xâm chiếm 4 năm, địa bàn phủ Phước Tuy gồm có: huyện Phước An có 4 tổng; huyện Long Thành có 4 tổng; huyện Long Khánh có 6 tổng (1). Hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhường tỉnh Biên Hòa cho người Pháp làm thuộc địa. Về mặt hành chánh, người Pháp dùng chính sách trực trị, bỏ hết cấp phủ, huyện và tỉnh cũ, chia ba tỉnh miền Đông Nam kỳ thành 13 hạt thanh tra, trong đó chúng tách phần đất của huyện Phước An lập thành hạt Thanh tra Bà Rịa, ly sở đặt tại thị trấn Bà Rịa thuộc làng Phước Lễ. Đối với cấp tổng và xã thôn vẫn được giữ nguyên. Bấy giờ hạt Thanh tra Bà Rịa gồm có 7 tổng 64 thôn. Năm 1867, sau khi chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, người Pháp chia 6 tỉnh thành 24 hạt Thanh tra. Đến năm 1869 đổi hạt Thanh tra thành khu Tham biện. Theo thống kê năm 1876, khu Tham biện Bà Rịa có 7 tổng và 64 làng như năm 1862. Đến thập niên 1900, các khu Tham biện đều đổi gọi là tỉnh. Do đó khu Tham biện Bà Rịa gọi là tỉnh Bà Rịa, tách một số làng của tổng An Phú Hạ để thành lập tổng mới An Phú Tân. Ngày 7-11-1905 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định sáp nhập phần đất gọi là Khánh Sơn và 3 làng của người thiểu số là Hưng Nhơn, Nhu Lâm và Thừa Tích nguyên của tỉnh Bình Thuận vào tỉnh Bà Rịa. Sau khi nhập các làng trên đây, ba tổng cũ của người thiểu số được điều chỉnh lại còn hai tổng là Cơ Trạch (An Trạch và Tân Cơ) và Nhơn Xương. Sau một thời gian thi hành chính sách trực trị không thành công, người Pháp cho thành lập lại cấp hành chánh trung gian giữa tỉnh và tổng, làng gọi chung là "quận". Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa, ngày 7-5-1919 Thống đốc Nam kỳ ra nghị định thành lập quận Xuyên Mộc, nhưng đến ngày 16-12-1921 lại xóa bỏ. Đến ngày 11-12-1927 cho lập lại, nhưng đến ngày 22-1-1934 lại xóa bỏ, đổi thành Đại lý hành chính. Ngày 5-7-1838 Thống đốc Nam kỳ cho thành lập quận Phước Lễ, nhưng lại xóa bỏ cùng ngày với quận Xuyên Mộc, để thành lập một quận chung cho toàn địa hạt lấy tên là quận Long Điền, đồng thời tách một số làng của tổng Phước Hưng Hạ để thành lập tổng mới Phước Hưng Trung. Năm 1939, tỉnh Bà Rịa có các quận, tổng như sau: Quận Long Điền có 8 tổng như sau: Tổng An Phú Hạ; Tổng An Phú Tân; Tổng An Phú Thượng; Tổng Phước Hưng Hạ; Tổng Phước Hưng Trung; Tổng Phước Hưng Thượng; Tổng Cơ Trạch, Tổng Nhơn Xương(2). Như trên ta đã thấy, dưới thời các vua nhà Nguyễn, phần đất Vũng Tàu mà tên chữ là Thuyền Úc thuộc tổng An Phú Thượng với 3 thuyền Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam sau thành ba thôn. Sau khi người Pháp lập hạt Thanh tra, rồi khu Tham biện Bà Rịa, phần đất này lại đổi thuộc tổng An Phú Thượng. Đến ngày 1-5-1895, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định tách phần đất Vũng Tàu mà người Pháp gọi là Cap Saint Jacques khỏi địa bàn khu tham biện Bà Rịa để thành lập thành phố tự trị. Đến ngày 20-1-1898 lại nhập về Bà Rịa như cũ và gọi là khu Cap Saint Jacques. Ngày 14-1-1899 khu Cap Saint Jacques được thành lập tổng gọi là tổng Vũng Tàu có 7 làng. Đến ngày 11-11- 1899 lại tách Bà Rịa và Cap Saint Jacques thành hai đơn vị hành chánh độc lập.
  7. Ngày 1-4-1905 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ thành phố Cap Saint Jacques, nhập địa bàn vào tỉnh Bà Rịa, đổi thành đại lý hành chánh. Ngày 30-4-1929, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định tách phần đất tổng Vũng Tàu gồm 3 làng Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam của Đại lý Cap Saint Jacques, làng Sơn Long(sau đổi thành Long Sơn) và quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định gồm các làng Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Thạnh An, Tân Thạnh để thành lập tỉnh Cap Saint Jacques. Đến năm 1934 lại bỏ tỉnh, hạ xuống thành phố cho đến năm 1945. Về Côn Đảo thì theo Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn đã thuộc chủ quyền nước Đại Việt xứ Đàng Trong từ thời chúa Nguyễn, đặt thuộc quyền dinh Trấn Biên. Vì vậy năm 1702 người Anh chiếm đóng đảo Côn Lôn đã bị Trấn thủ Trương Phước Phan lập mưu đánh đuổi. Từ triều Gia Long thuộc tỉnh Hà Tiên gọi là Coóc Tầm Lai, đến triều Minh Mạng gọi là đảo Côn Lôn thuộc đạo Cần Giờ tỉnh Gia Định. Từ năm Minh Mạng thứ 20 (1839) lại đổi thuộc huyện Trà Vinh tỉnh Vĩnh Long. Năm 1861 thực dân Pháp chiếm đóng, biến thành nhà tù giam giữ các nhà yêu nước Việt Nam. Khi đó Côn Đảo thuộc tỉnh Hà Tiên. Ngày 16-5-1882, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định đặt Côn Đảo một quận trực thuộc Nam kỳ, đứng đầu là Giám đốc quần đảo và nhà tù Côn Đảo. Từ sau Cách mạng tháng 8 cho đến hiệp định Genève, trên đia bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có một số thay đổi. Ngày 14-11-1946 "Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam kỳ" ban hành chỉ thị số 153-C/Cir-Sài Gòn thành lập các quận hành chánh quân sự (Délégation administrative et militaire) Xuyên Mộc và Phú Mỹ. Đến ngày 28-7-1947 thì giải thể quận Xuyên Mộc và ngày 23-9-1947 giải thể quận Phú Mỹ đều do quyết định của Tỉnh trưởng Bà Rịa. Ngày 10-3-1947 do nghị định của "Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam kỳ" tỉnh Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) được thành lập. Đến ngày 3-5-1947 quận Cần Giờ được thành lập đặt thuộc tỉnh Vũng Tàu gồm các làng thuộc tổng Cần Giờ và tổng An Thịt. Trụ sở đặt tại làng Cần Thạnh. Nghị định số 807-Cab/MI của Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 29-12-1952, cải biến thị trấn Vũng Tàu thành thị xã hỗn hợp (Commune mixte). Nghị định số 2235-Cab/DAA ngày 16-6-1954 của Thủ hiến Nam Việt tạm sáp nhập vào làng Phước Hải hai làng Hội Mỹ và Long Mỹ và tạm sáp nhập làng Phước Lợi vào làng Phước Thọ. Nhưng đến ngày 2-11-1954 nghị định này bị thu hồi. Nghị định số 3517-HCSV ngày 29-11-1954 của Đại biểu chính phủ tại Nam Việt thành lập quận Xuyên Mộc, trụ sở đặt tại Xuyên Mộc.Thời gian này, về phía cách mạng hoạt động chủ yếu về quân sự, có một số sắp xếp cho phù hợp với tình hình và nhu cầu tác chiến. Các xã vùng cao hợp lại thành quận Cơ Trạch, các quận miền Trung thành lập quận Long Điền, và quận Đất Đỏ, các xã dọc theo lộ 15 thành quận Vũng Tàu. Tỉnh Bà Rịa thuộc quân khu 7. Từ tháng 5-1951 thuộc Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Sau đó tỉnh Bà Rịa hợp với tỉnh Chợ Lớn thành tỉnh Bà Chợ. Danh xưng này tồn tại cho đến năm 1954. Từ năm 1956 chính quyền Sài Gòn thục hiện cuộc cải cách hành chánh khắp toàn miền Nam. Tỉnh Bà Rịa và tỉnh Vũng Tàu hợp nhất thành tỉnh Phước Tuy. Nghị định
  8. ngày 3-1-1957 sắp xếp lại các đơn vị hành chánh tỉnh Phước Tuy, tỉnh lỵ tại Phước Lễ, gồm quận Châu Thành, quận lỵ tại Phước Lễ với tổng An Phú Hạ có 3 xã, tổng An Phú Tân có 4 xã, tổng Cơ Trạch có 4 xã; quận Xuyên Mộc với tổng Nhơn Xương có 5 xã; quận Long Điền với tổng An Phú Thượng có 6 xã; quận Đất Đỗ với tổng Phước Hưng Thượng có 3 xã, tổng Phước Hưng Hạ có 3 xã, tổng Phước Hưng Trung có 2 xã; quận Vũng Tàu với 5 xã, không có tổng; quận Cần Giờ với 6 xã, không có tổng. Nghị định ngày 20-3-1958 bãi bỏ quận Đất Đỏ, nhập phần đất vào quận Long Điền. Nghị định ngày 16-4-1958 xóa bỏ xã Thới Bình của quận Cần Giờ. Sắc lệnh ngày 29- 1-1959 cắt phần đất phía bắc quận Cần Giờ đề thành lập quận Quảng Xuyên thuộc tỉnh Phước Tuy, quận lỵ tại xã Bình Khánh. Sắc lệnh ngày 9-9-1960 tách hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên khỏi tỉnh Phước Tuy để sáp nhập vào tỉnh Biên Hòa. Nghị định ngày 14-10-1960 tái lập quận Đất Đỏ gồm 3 tổng 8 xã. Nghị định ngày 24-12- 1961 trích 4 xã Ngãi Giao, Bình Giã, Bình Ba, Hắc Dịch từ quận Châu Thành để thành lập quận mới Đức Thạnh. Nghị định ngày 10-10-1962 đổi tên quận hâu Thành thành quận Long Lễ. Nghị định ngày 13-8-1964 sáp nhập xã Hội Bài quận Long Lễ vào xã Phước Hòa cùng quận. Sắc lệnh ngày 8-9-1964 cải biến quận Vũng Tàu thành thị xã Vũng Tàu. Sắc lệnh ngày 30-3-1965 và nghị định ngày 13-4-1965 chia các xã thuộc thị xã Vũng Tàu thành 5 khu phố. Nghị định ngày 21-6-1965 nhập xã Nhu Lâm quận Xuyên Mộc vào xã Xuyên Mộc. Nghị định ngày 3-8-1972 trích một phần đất xã Bình Ba và xã Hắc Dịch để thành lập xã mới Quảng Phước, thuộc quận Đức Thạnh. Nghị định ngày 6-9-1973 sáp nhập một số đảo vào xã Phước Hải quận Đất Đỏ gồm có đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận. Nghị định ngày 22-8-1974 trích các khóm Bình Lợi, Bình Hải, Sao Mai của phường Thắng Nhì để lập phường mới Phước Hải thuộc thị xã Vũng Tàu. Về phía Côn Đảo, sắc lệnh ngày 22-10-1956 của chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Côn Sơn, nhưng đến ngày 21-4-1965 thì bãi bỏ và thiết lập trên quần đảo này một cơ sở hành chánh trực thuộc chính quyền trung ương, đặt dưới quyền một đặc phái viên hành chánh kiêm quản đốc trung tâm cải huấn Côn Sơn. Về phía chính quyền cách mạng, năm 1963 hai tỉnh Biên Hòa và Bà Rịa hợp nhất gọi là tỉnh Bà Biên, nhưng cuối năm lại tách ra như cũ. Sau đó tỉnh Bà Rịa hợp với tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Rịa - Long Khánh. Tháng 5-1971 tỉnh này bị giải thể và thành lập phân khu Bà Rịa gồm 3 thị xã Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu và 9 huyện. Tháng 8- 1972 phân khu giải thể, tỉnh Bà Rịa - Long Khánh được tái lập cho đến ngày 30-4- 1975. Sau 1975, tỉnh Bà Rịa hợp với tỉnh Biên Hòa, tỉnh Long Khánh và một phần đất tỉnh Bình Tuy thành tỉnh Đồng Nai. Tỉnh lỵ tại Biên Hòa. Ngày 30-5-1979 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo gồm thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Quyết định ngày 13-1980 của Hội đồng Bộ trưởng nhập xã Tân Lập của huyện
  9. Xuyên Mộc vào huyện Châu Thành tỉnh Đồng Nai. Quyết định ngày 8-12-1982 chia xã Phú Mỹ huyện Châu Thành làm 2 xã Phú Mỹ và Mỹ Xuân, chia xã Phước Hòa làm xã Phước Hòa và Hội Bài, lập thị trấn Bà Rịa trên cơ sở xã Phước Lễ, lập xã kinh tế mới Châu Pha, nhập hai xã Kim Hải và Phước Hòa vào xã Long Hương, nhập xã Tân Lập của quận Châu Thành vào huyện Xuân Lộc. Quyết định ngày 9-12-1982 chia xã Phước Bửu thành hai xã Phước Bửu và Phước Tân thuộc huyện Xuyên Mộc, giải thể xã Long Điền huyện Long Đất để lập thị trấn Long Điền, giải thể xã Long Hải để thành lập thị trấn. Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 9 ngày 12-8-1991 quyết định thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên cơ sở đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và ba huyện Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc tách từ tỉnh Đồng Nai, gồm có thành phố Vũng Tàu với 11 phường và 1 xã, huyện Châu Thành với 1 thị trấn và 18 xã, huyện Xuyên Mộc với 11 xã, huyện Long Đất với 2 thị trấn và 11 xã, huyện Côn Đảo không có xã. Nghị định ngày 2-6-1994 của Chính phủ thành lập thị xã Bà Rịa gồm có các phường Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Toàn, Phước Trung và các xã Long Phước, Hòa Long, Long Hương; tách một số xã và phần đất của huyện Châu Thành để thành lập huyện Tân Thành gồm có thị trấn Phú Mỹ và các xã Sông Xoài, Hắc Dịch, Châu Pha, Tóc Tiên, Hội Bài, Phước Hòa, Mỹ Xuân; thành lập huyện Châu Đức trên cơ sở một số xã tách từ huyện Châu Thành, gôm có thị trấn Ngãi Giao và các xã Bình Ba, Suối Nghệ, Xuân Sơn, Bình Giã, Xà Bang, Láng Lớn, Quảng Thành, Kim Long, Suối Rao, Đá Bạc, Nghĩa Thành. Sau khi thành lập thị xã Bà Rịa và hai huyện Tân Thành, Châu Đức, huyện Châu Thành bị giải thể. Nghị định ngày 30-10-1995 của Chính phủ thành lập thị trấn Phước Bửu trên cơ sở một phần đất tách từ xã Phước Bửu huyện Xuyên Mộc, đổi phần còn lại của xã Phước Bửu thành xã Phước Thuận, thành lập xã mới Lộc An trên cơ sở một phần đất trích từ xã Phước Hải xã Phước Long Hội và xã Láng Dài, đặt thuộc huyện Long Đất. Nghị định ngày 16-9-1999 của Chính phủ xếp thành phố Vũng Tàu vào đô thị loại 2. Năm 2000, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có một diện tích 2.006,70 km2 với một dân số khoảng 74 vạn người phân bố trên địa bàn thành phố: Vũng Tàu có 11 phường và 1 xã, thị xã Bà Rịa có 5 phường và 3 xã, huyện Xuyên Mộc có 1 thị trấn và 11 xã, huyện Long Đất có 2 thị trấn và 10 xã, huyện Châu Đức có 1 thị trấn và 11 xã, huyện Tân Thành có 1 thị trấn và 7 xã, huyện Côn 03 Những Sự Kiện Của Bà Rịa - Vũng Tàu Từ 1945 – 1975 Tháng 12-1945: Hội nghị hợp nhất các cơ quan quân - dân - chính - đảng của hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Tổ chức tại Đất Đỏ... 6-1-1946: Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I được tổ chức thành công ở Bà Rịa - Vũng Tàu.9-2-1946: Quân Pháp chiếm Bà Rịa, Vũng Tàu.
  10. 03.1 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa lần II Tháng 4-1946: Làng Long Mỹ được chọn làm căn cứ kháng chiến đầu tiên của tỉnh. Năm 1948, căn cứ kháng chiến được mở rộng và mang tên là Minh Đạm. 25-5-1946: Pháp đánh chiếm Bà Trao - Núi Nứa và đóng đồn ở Bến Đá (Long Sơn). Tháng 8-1946: Thành lập Mặt trận Việt Minh tỉnh Bà Rịa. Tháng 9-1946: Hội Liên hiệp Quốc dân Bà Rịa (gọi tắt là Hội Liên Việt Bà Rịa) được thành lập, nòng cốt là Mặt trận Việt Minh tỉnh. 12-9-1946: Chuyến hàng đầu tiên của Trung ương chi viện cho Bà Rịa đã cập bến Hồ Tràm (Phước Bửu). Tháng 10-1946: Thành lập ủy ban kháng chiến tỉnh Bà Rịa. Tháng 3-1951: Tiểu đoàn 300 được thành lập tại xã Phú Mỹ, huyện Vũng Tàu. Đây là một trong những tiểu đoàn chủ lực của Bà Rịa - Vũng Tàu. Tháng 5-1951: Xứ ủy và ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ quyết định hợp nhất 2 tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn thành tỉnh Bà-Chợ. 26-5-1951: Tiểu đoàn 300 bộ đội chủ lực tỉnh đã đánh hỏng nặng chiếc tàu Saint Louberbier. Trận đánh gây tiếng vang rất lớn. 1955: Tỉnh Bà-Chợ được tách ra làm 2 tỉnh: Bà Rịa và Chợ Lớn. Tỉnh Bà Rịa lúc này gồm các huyện: Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Châu Thành, thị xã Vũng Tàu và Cần Giờ. Tháng 10-1956: Chính quyền Sài Gòn cải tổ địa giới hành chính các tỉnh Nam bộ, sáp nhập Vũng Tàu vào Bà Rịa, đổi tên thành tỉnh Phước Tuy. Tháng 27-12-1962: Đoàn 555 thực hiện chuyến vượt biển ra Bắc thành công, mở con đường tiếp viện vũ khí chiến lược vào Bà Rịa Vũng Tàu. 3-10-1963: Chiếc tàu trọng tải 40 tấn mang bí số 41 chở theo 20 tấn vũ khí của Trung ương chi viện cho quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã cập bến Lộc An an toàn. Tháng 3-1963: Theo chủ trương của khu ủy miền Đông, 2 tỉnh Biên Hòa và Bà Rịa sáp nhập thành tỉnh Bà-Biên. Tháng 12-1963: tỉnh Bà-Biên bị giải thể, chia thành 2 tỉnh Bà Rịa và Biên Hòa. 12-12-1964: Mở đầu chiến dịch Bình Giã (2.12.1964 - 3.1.1965).
  11. 5-5-1965: Lữ đoàn dù 173 của Mỹ đổ bộ vào Vũng Tàu, triển khai lực lượng trên chiến trường Bà Rịa và Biên Hòa, mở đầu cho cuộc chiến tranh cục bộ ". 1-6-1965: Một tiểu đoàn lính chư hầu Úc và một đại đội pháo Tân Tây Lan đổ bộ vào Vũng Tàu - Bà Rịa. Tháng 8-1966: Trung ương Cục quyết định thành lập tỉnh Long Bà Biên trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh Long Khánh, Bà Rịa và Biên Hòa. Tháng 10-1967: Trung ương Cục bố trí lại chiến trường, giải thể Khu ủy miền Đông Nam bộ, thành lập 5 phân khu. Hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch thuộc tỉnh Long Bà Biên được sáp nhập vào huyện Thủ Đức và quận I (Sài Gòn) để thành lập Phân khu 4, phần còn lại thành lập tỉnh Bà Rịa - Long Khánh. Tháng 8-1972: Trung ương Cục quyết định thành lập lại Khu ủy miền Đông Nam bộ, thành lập lại tỉnh Bà Rịa - Long Khánh gồm các huyện Định Quán, xuân Lộc, Long Khánh, Cao Su, Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc, thị xã Cấp và thị xã Bà Rịa. 26-4-1975: Sư đoàn Sao Vàng (Sư đoàn 3) nổ súng vào tiểu khu Phước Tuy, trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, mở màn cuộc tấn công giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu. 27-4-1975: Xuyên Mộc và xã đảo Long Sơn hoàn toàn được giải phóng. 30-4-1975: Đúng 13h, thành phố Vũng Tàu được hoàn toàn giải phóng. 03.2 Mít tinh Giải phóng Bình Giã là một xã thuộc huyện Châu Đức nằm trên hương lộ 327 cách thị xã Bà Rịa 18km về phía bắc. Ấp chiến lược Bình Giã là cứ điểm quân sự quan trọng ở Bà Rịa. Tháng 12/1964 hai trung đoàn chủ lực phối hợp dân quân du kích địa phương đã tấn công ấp chiến lược Bình Giã, đánh đoàn quân tiếp viện, quân đổ bộ bằng trực thăng. Chiến thắng Bình Giã đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ngụy. 03.3 SỰ KIỆN LỊCH SỬ CÔN ĐẢO 1702 đến 6-1783: Thực dân Anh chiếm đóng Côn Đảo, mộ dân xây đồn. Trấn thủ Trấn Biên Trương Phước Phan lập kế cho người trá hàng, trấn giữ đồn và phóng lửa đốt trại, đuổi thực dân Anh ra khỏi quần đảo giữ vững chủ quyền. Tháng 6-1783: Nguyễn Ánh chạy ra đảo Côn Lôn, dự định kế hoạch lâu dài lập ra 3 làng: An Hảo, An Hội, Cỏ Ống.
  12. 1802-1838: Quần đảo Côn Lôn thuộc trấn Cần Giờ, trấn Gia Định. Trước khi người Pháp đến xâm lược Việt Nam, Côn Lôn thuộc tỉnh Hà Tiên. 1802: Nguyễn Ánh đã dùng Côn Lôn làm nơi giam giữ tù nhân. 1819: John White - người Mỹ đầu tiên đặt chân đến Côn Đảo. 1840: Minh Mạng lệnh cho các tổng đốc Vĩnh Long, Định Tường, Gia Định, Biên Hòa và An Giang đưa người nghèo (không phải tù nhân) ra Côn Đảo lập nghiệp. 28-11-1861: Bonard - thủy sư đô đốc Pháp - hạ lệnh cho thông báo hạm Nogazaray đến chiếm đảo Côn Lôn. 1-3-1862: L.A.Bonard ra nghị định thiết lập nhà tù Côn Đảo - nhà tù đầu tiên của thực dân trên đất Việt Nam và cũng là một nhà tù lớn nhất Đông Dương. Tháng 3-1862: Tàu cho chở 500 phạm nhân đầu tiên ra Côn Đảo. 16-5-1882: Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh đặt quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ. 1933: Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Côn Đảo ra đời. 10-3-1945: Hai tàu chiến Nhật đổ một trung đội lính lên chiếm Côn Đảo Tháng 8-1945, Đảo ủy đã lãnh đạo 2000 tù chính trị giành chính quyền lại Côn Đảo. Ủy ban hành chính Nam bộ đưa tàu ra đón tù chính trị về, bổ sung vào các cấp lãnh đạo quân - dân chính Đảng ở Nam bộ. 18-4-1946: Pháp trở lại chiếm Côn Đảo. 1954: Côn Đảo được gọi là vùng đảo Côn Sơn. 1956: Chính quyền Sài Gòn nâng cấp hải đảo Côn Sơn thành tỉnh Côn Sơn. Tháng 4-1965: Sắc lệnh 75-NV của chính quyền Sài Gòn đã bãi bỏ tỉnh Côn Sơn, đồng thời thiết lập ở đây một cơ sở hành chánh trực thuộc trung ương. 1970: Chính quyền Sài Gòn sáp nhập Côn Đảo vào tỉnh Gia Định. 1-5-1975: Chính quyền cách mạng ở Côn Đảo được thành lập. 4-5-1975: Ủy ban quân quản Côn Đảo được thành lập. Tháng 5-1975: Thành lập tỉnh Côn Đảo.
  13. Tháng 1-1977: Côn Đảo được sáp nhập vào tỉnh Hậu Giang. Tháng 5-1979: Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập, Côn Đảo trở thành một quận của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, trực thuộc trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 1991: Côn Đảo trở thành một huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 03.4 CÔN ĐẢO Cách Vũng Tàu 97 hải lý, Côn Đảo sừng sững trấn giữ vùng biển Đông Nam của Tổ quốc với những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng tiềm nàng giàu có của biển, của rừng. Nằm trên tọa độ 8o47'57" vĩ độ Bắc, 106o36' kinh độ Đông, tổng diện tích là 76.71 km2, quần đảo mang tên hòn đảo lớn nhất: đảo Côn Lôn với tên thường gọi là Côn Đảo. Hơn một thế kỷ trước, Côn Đảo nổi tiếng là "địa ngục trần gian ở xứ Đông Dương, song những ai đã một lần đặt chân đến đều không sao quên được vẻ đẹp say mê lòng người, những cảnh sắc kỳ thú của biển trời, đồi núi, rừng cây, bờ bãi mà thiên nhiên ban tặng. Một rặng vông đỏ rực soi bóng trên bãi Đảm Trầu, một bầy Vích con bò lổm ngổm trên bãi cát trước thung lũng Hòn Cau, một đợi sóng trào sôi ập vào cửa Đầm Tre giữa mùa gió chướng đều có thể đưa con người đắm chìm vào thiên nhiên với những cảm giác hùng vĩ, mênh mang và sâu lắng. Mời sáu hòn đảo quây quần bên nhau giống như một hạm đội tiền tiêu canh giữ vùng biển, vùng trời Tổ quốc Mỗi hòn đảo một vẻ riêng, những ngọn núi mọc lên từ biển khơi, những bãi cát trắng mịn viền quanh, chói lòa ánh nắng. Từ sau ngày hoàn toàn giải phóng, Côn Đảo đã trở thành khu di tích lịch sử lớn của đất nước. Cầu Tàu lịch sử được khởi công từ năm 1873, xây dựng trong hàng chục năm, sửa chữa và mở rộng nhiều lần, cho đến ngót một thế kỷ sau mới có dạng như ngày nay. Có người gọi Cầu Tàu bằng danh số 871;914;915 để tưởng nhớ số người đã chết trong lúc xây dựng Cầu Tàu. Những con số đó mang tính ước lệ và chưa nói được bao nhiêu về Cầu Tàu . Ngôi nhà khách (Maisson de passager) được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, sau gọi là Công Quán, nơi dừng chân cho lữ khách đến thi hành công vụ tại đảo Nhạc sĩ kỳ tài của nước Pháp Camille Saint Saens đã lưu tại đây tròn một tháng, từ 20-3 đến 19-4- 1895. Trong thời gian ấy, ông đã hoàn tất vở nhạc kịch nổi tiếng Brunehilda. 03.5 Đặt bia chủ quyền trên Hòn Anh Dọc theo con đường ven biển cạnh Dinh Chúa đảo, có một dãy biệt thự xây cùng kiểu, trước đây dành cho các sĩ quan và công chức có hạng trên đảo Các biệt thự đang được cải tạo thành nơi nghỉ ngơi cho du khách. Không thật rộng, không thật cao, từ ngoài vịnh nhìn vào, dãy biệt thự như một đường viền duyên dáng của thị trấn Côn Đảo, được bao bọc ba bề bởi Núi Chúa và mũi Lò Vôi, mũi Cá Mập.
  14. Phía sau dãy biệt thự mát mẻ ấy là trại giam tù. Có 8 trại giam lớn, mỗi trại rộng trên dưới 10.000m2 cùng nhiều trại phụ với các khu kỷ luật đủ loại : Xà Lim, Hầm Đá, Chuồng Bò, Chuồng Cọp Pháp, Chuồng Cọp Mỹ. Xa kia còn tồn tại khu kỷ luật kiểu Hầm Xay Lúa rùng rợn mà các Chuồng Cọp đã thay thế sau này. Chi bộ cộng sản đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo đã ra đời vào đầu năm 1932 tại Banh I, sau phát triển thành Đảo ủy Côn Đảo, lãnh đạo cuộc đấu tranh của tù nhân với sự đóng góp xuất sắc của các đồng chí Nguyễn Hới, Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự, Trần Quang Tặng, Nguyễn Chí Diều, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh... Nghĩa trang Hàng Dương - Hàng Keo được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt. Nghĩa trang Hàng Dương - Hàng Keo với hàng ngàn nấm mộ có tên và không tên là bằng chứng hùng hôn về tội ác của đế quốc, thực dân đối với dân tộc ta. Đó là nơi yên nghỉ của hàng ngàn người con ưu tú của dân tộc ta, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng xích, trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do. Từ thị trấn Côn Đảo, có 2 tuyến giao thông về 2 phía: Bến Đầm và Cỏ Ống. Tuyến đường từ thị trấn qua mũi Cá Mập ra Bến Đầm, về hướng Tây-nam được khai phá từ những năm đầu thế kỷ. Vịnh Bến Đàm nước sâu khuất gió, có thể che chở cho cả một hạm đội hải quân hoạt động trên vùng biển, và nhất là tiếp tế được cho Côn Đảo trong mùa gió chướng, khi tàu không thể cặp vào vịnh Côn Lôn. Cỏ Ống là tên gọi của làng, một trong ba địa điểm sớm có người định cư, lập nghiệp. Cho đến bây giờ, ngoại phạm vi của sân bay, cảnh sắc ở thung lũng này còn nguyên sơ như tên gọi . Bởi thế, Cỏ Ống có sức hấp dẫn một cách đặc biệt. Chỉ bước qua đầu đường băng phía Tây vài chục thước thôi, du khách đã phải sững sờ trước vẻ đẹp hiếm có của bãi Đầm Trầu. Một bãi cát mịn trải dài như dải lụa vàng thắt ngang tấm thảm xanh, nửa vắt lên cánh rừng, nửa buông xõa trên mặt biển. Từ sau ngày hoàn toàn giải phóng 1975, Côn Đảo là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, sau trở thành một đơn vị bầu cử của thành phố Hồ Chí Minh, rồi một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang; đến tháng 5-1979 là một quận của đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo; từ tháng 10-1991 đến nay là một huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 30-4-1975, trận đánh quyết liệt nhất và là trận dánh cuối cùng ở trung tâm thành phố Vũng Tàu đã diễn ra tại khách sạn Palace. Một số sỹ quan và binh lính nguỵ đã co cụm về đây từ 29-4 để tìm đường rút chạy ra biển. Chúng dồn dân tập trung ở tầng dưới để làm lá chắn. Trưa 30-4-1975, tổng thống nguỵ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ra lệnh cho quân đội hạ khí giới nhưng bọn lính nguỵ trong khách sạn Palace vẫn tiếp tục điên cuồng chống trả Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, đã sử dụng hoả lực bắn áp đảo, đưa dân ra và xông lên đánh chiếm từng tầng. Đến 13h ngày 30-4-1975, trước sức tấn công mạnh mẽ của quân giải phóng, toàn bộ sỹ quan binh lính nguỵ đều buông súng đầu hàng. Ổ đề kháng
  15. cuối cùng của nguỵ quyền ở Vũng Tàu bị dập tắt. Thành phố Vũng Tàu hoàn toàn được giải phóng. 04 Những Sự Kiện Củ Bà Rịa Vũng Tàu Từ 1959 – 1945 10-2-1859: Đại bác từ tàu chiến Pháp nã vào pháo đài Phước Thắng ở Vũng Tàu. Thống chế Trần Đồng, đã chỉ huy lực lượng phòng vệ ở đây tiến công hạm đội Pháp - Tây Ban Nha... 7-2-1862: Pháp nổ súng đánh chiếm tỉnh lỵ Bà Rịa. 5-6-1862: Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết gồm 12 khoản, trong đó có khoản 3 ghi nhường trọn chủ quyền cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa (trong đó có vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu), Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn". Tháng 7-1862: Đường dây điện tín từ Biển Hòa đi Vũng Tàu được lắp đặt. 1863: Đường dây điện tín Sài Gòn - Vũng Tàu được nối thông, với tổng chiều dài là 157km. 1-1-1863: Nghĩa quân Trương Định, tiêu diệt một bộ phận quan trọng của tiểu đoàn pháo dã chiến Coques của Pháp tại Bà Rịa. 1865: Phủ Phước Tuy được đổi thành Sở tham biện Bà Rịa. 31-7-1871: Trạm đầu mối đường điện tín liên lạc Sài Gòn - quốc tế đặt tại Vũng Tàu, nối liền với đường dây cáp ngầm trên biển do Hãng Các loại thuyền chiến của triều đình Huế thời Tự Đứcđiện tín Anh tên là China Submarìne Company thiết lập. 1876: Phủ Phước Tuy trở thành tỉnh Bà Rịa mới. 5-10-1876: Một cơn bão khủng khiếp đã tràn qua Vũng Tàu, làm sụp đổ hầu hết nhà cửa, các công trình xây dựng... 1887: Thực dân Pháp chia tỉnh Bà Rịa thành Bà Rịa và Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). 1-5-1895: Thực dân Pháp thành lập thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). 1899: Thực dân Pháp lập lại tỉnh Bà Rịa bao gồm cả thành phố Vũng Tàu.
  16. 1908: Thực dân Pháp cho xây dựng đồn điền cao su đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa tại Bình Ba mang tên là Gallie. 1925: Bưu điện Bà Rịa và Cap Saint Jacques đầu tiên được lắp đặt và đưa vào hoạt động. 1929: Thành phố Vũng Tàu lại được tách ra khỏi Bà Rịa để thành lập một tỉnh mới có tên là Capsaint Jacques. 1930: Cờ đỏ búa liềm xuất hiện tại cảng Rạch Dừa. Tháng 2-1934: Chi bộ Đảng đầu tiên của Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập tại xã Phước Hải (Đất Đỏ). Tháng 6-1937: Cuộc bãi công đầu tiên của trên 200 thợ cưa đã nổ ra tại Bà Rịa. Một góc đường Lanessan, nay là góc đường Quang Trung và Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu Công viên và nhà nghỉ mát ở Bà Rịa Tháng 8-1941: Quân Nhật đổ bộ lên Phước Tỉnh (Long Đất) và Cầu Đá (Bãi Trước - Vũng Tàu). Sau đó mở rộng các điểm đóng quân, chốt giữ các vị trí quan trọng của Bà Rịa - Vũng Tàu. Tháng 3-1944: Nhóm Thanh niên Cứu quốc Vũng Tàu được thành lập. 15-8-1945: Đội cảm tử quân Bến Đá được thành lập. Đây là một trong những tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang Vũng Tàu sau này. 25-8-1945: Hơn 10.000 người hàng ngũ chỉnh tề tập hợp tại trung tâm tỉnh lỵ để dự lễ mít tinh. Tại đây, ủy ban khởi nghĩa đã tuyên bố nền độc lập của nhân dân Bà Rịa. 28-8-1945: Hơn 4.000 đồng bào Vũng Tàu đã mít tinh giành chính quyền tại sân vận động Lam Sơn. Đường lên hải đăng Vũng Tàu, phía Bãi Dứa, năm 1900
  17. Biệt thự của toàn quyền Đông Dương ở Vũng Tàu (Bạch Dinh) năm 1925, hiện nay là di tích lịch sử văn hoá Những ngày giáp Tết Kỷ Mùi 1859, quân xâm lược Pháp khẩn trương chuẩn bị hành quân đánh chiếm Gia Định. Lực lượng tác chiến của hải quân Pháp gồm 2 tàu hộ tống hạm (Phlégeton và Primauguet), 3 pháo hạm (Avalanche, Meurthe và Durance). thông báo hạm Elcano của Y pha nho, 3 tàu vận tải quân sự đã triển khai đội hình chuẩn bị xạ kích vào 2 mục tiêu chính là Đồn Phước Thắng (tọa lạc ở lưng chừng núi Lớn, vị trí Bạch Dinh ngày nay) và một đồn binh nhỏ ở Núi Nhỏ. Đồn (bảo) Phước Thắng ở Vũng Tàu được thành lập từ cuối đời Gia Long (1802- 1819). Để bảo vệ đường thủy từ kinh thành Huế vào Gia Định có pháo đài với nhiều khẩu đại bác bố trí ở chân Núi Lớn và Núi nhỏ do 3 đội binh lính canh giữ. Quân ta đã chống trả các đợt tấn công của Pháp lẫn bộ binh. Quân lính thủy đánh bộ Pháp mở nhiều đợt nhằm chiếm lĩnh các trận địa phao trên tòa thành Phước Thắng và đồn binh Bãi Trước. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt ngày mồng 8 Tết trên trận tuyến dài chưa tới 2km, từ thành Phước Thắng đến trận địa pháo thứ hai của ta ở đầu dốc Núi Nhỏ (nơi nhà binh Pháp đặt các cỗ pháo 240 ly sau này, gần Sở dây thép). Cuộc ác chiến kéo dài đến cuối giờ Thân, quân Pháp mới chiếm được thành Phước Thắng cùng các hỏa điểm phụ thuộc. Quân và dân Vũng Tàu - những người bảo vệ cửa ngõ của lục tỉnh đã chiến đấu anh dũng ngăn chặn bước tiến của quân Pháp vào Gia Định. Chỉ đến ngày 11-2-1859 (tức ngày mồng 9 Tết Kỷ Mùi), hạm đội của De Genouilly mới tiến được đến cửa Cần Giờ, để rồi lại gặp sức chống trả mãnh liệt của pháo đài Cần Giờ và các pháo đài trấn giữ trên sông Lòng Tàu. Tài liệu của người Pháp ghi nhận: việc vượt qua Ghềnh Rái phải giải quyết bằng vũ lực, phải bắn phá rồi tiến chiếm những pháo đài Việt Nam canh giữ vịnh Hàng Dừa". Không có những cuộc chiến đấu ngoan cường như vậy của quân dân Bà Rịa - Vũng
  18. Tàu và Biên Hòa, Gia Định thì chắc chắn đoàn tàu giặc chẳng mất đến 6 ngày đêm để vượt qua chặng đường ngắn ngủi từ Vũng Tàu đến cửa ngõ thành Gia Định. 05 Những Sự Kiện Của Bà Rịa Vũng Tàu Trước Năm 1959 1658: Chúa Nguyễn Phúc Chu sai phó tướng dinh Phú Yên là Nguyễn Phước Yến đem 3.000 quân đến Mô Xoài (còn gọi là Mỗi Xuy) nay là Bà Rịa... 1698: Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Kính (cũng đọc là Nguyễn Hữu Cảnh) làm kinh lược, "lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa) và dinh Phiên Trấn (tức Gia Định). Mỗi dinh đều đặt chức lưu thủ, cai bạ, ký lục để cai trị". Vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu lúc này thuộc huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. 1783: Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ vào cửa Cần Giờ tiến định Gia Định, quân Nguyễn Ánh thua, chạy ra Côn Lôn (Côn Đảo ngày nay). 1783: Hiệp ước Versailler gồm 10 điều khoản, trong đó có việc để cho Pháp sử dụng đảo Côn Lôn, cảng Đà Nẵng và được hưởng đặc quyền buôn bán ở Đàng Trong. 1788: Chúa Nguyễn cho lập Phong hỏa đài (đài quan sát truyền tin) ở núi Ngọa Ngưu (khu vực Bạch Dinh ngày nay) để bảo vệ cửa biển và bán đảo quan trọng này. 1808: Gia Long đổi trấn Gia Định làm Gia Định thành, vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu được gọi là huyện Phước An thuộc trấn Biên Hòa, thành Gia Định. 1832: Cơ cấu hành chính được thay đổi: bỏ cấp Gia Định thành. Bà Rịa - Vũng Tàu lúc này thuộc huyện Phước An của tỉnh Biên Hòa. 1850: Phủ Phước Tuy được nhà Nguyễn đặt lại gồm 2 huyện: Long Thành và Phước An. 06 Đôi Dòng Lịch Sử Vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu xưa là địa bàn người Việt đến cư ngụ sớm hơn so với những nơi khác ở Nam bộ. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể mà những người Việt đầu tiên vào định cư ở Nam bộ thì cho đến nay, chưa có tài liệu nào nói rõ. có tài liệu cho biết, từ sau cuộc hôn nhân công chúa Ngọc Vạn (con của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) với vua Chân Lạp (1620), dân Việt (xứ Đàng Trong) và Chân Lạp đã tự do đi lại và sinh sống ở hai bên lãnh thổ của nhau. Năm 1623, vua Chân Lạp chấp thuận cho Chúa Nguyễn đặt trạm thu thuế ở Preinokor (tức Sài Gòn). Từ đó, Chúa Nguyễn có được sở Quan thuế Sài Côn (tức Sài Gòn) và
  19. khu dinh điền Mô Xoài (tức Bà Rịa). Nhưng sự ổn định đó không duy trì được bền vững. Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần phải đưa 2.000 quân tiến đánh Thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa Lý do của cuộc chinh phạt này được Chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, Chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ong Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay). Những sự kiện được sử sách nhà Nguyễn ghi lại trên đây chứng tỏ rằng vào thời điểm ấy vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay đã có người Việt cư trú . Họ được chính quyền (các Chúa Nguyễn) bảo hộ và đây vẫn còn là vùng đất tranh chấp giữa vua Chân Lạp và các Chúa Nguyễn. Trong bốn sự kiện lớn của năm Mậu Dần (1698) được đưa vào bộ Đại Nam Thực Lục tiền biên thì sự kiện Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế "sai Thông suất Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đặt Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long... lấy xứ Sài Gòn lập huyện Tân Bình... " vào tháng Hai hẳn là sự kiện quan trọng nhất. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc xác lập chủ quyền ở vùng đất mới khai phá mà sự ghi chép ấy còn có giá trị sử liệu giúp hậu thế biết được chính xác một thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc. Khi Kinh lược sử Nguyễn Hữu Cảnh lập hai huyện Phước Long và Tân Bình (2-1698) thì vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay thuộc huyện Phước Long, Dinh Trấn Biên. Ở mỗi Dinh, Nguyễn Hữu Cảnh đều cắt đặt các chức Lưu thủ (người đứng đầu để quản lý chung), Cai bạ (người trông coi về ngân khố), Ký tục (người xét xử hình án), và các cơ độị thủy, bộ binh. Với khoảng hơn vạn hộ cư trú trước đó và ba vạn hộ dân Ngũ Quảng được Nguyễn Hữu Cảnh chiêu mộ từ năm 1698 đến 1700, dân Phước Long - Tân Bình có khoảng hơn 4 vạn hộ (Đại Nam Thực Lục tiền biên). Tháng 10- 1698, Nguyễn Hữu Khánh được cử làm Lưu thủ dinh Trấn Biên. Như trên đã nói, vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi cư dân người Việt vào khai khẩn từ rất sớm, trước khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý rất lâu. Khi ấy, trên bán đảo Vũng Tàu có lẽ làng xóm chưa hình thành. Tuy nhiên, trong sử sách nhà Nguyễn, Vũng Tàu đã được ghi là Thuyền Úc và trên bản đồ hàng hải nhiều nước phương Tây là Cinco Chagas Verdaretras hay Cap Saint Jarques. Như thế Vũng Tàu hẳn là một địa danh đặc biệt rất đáng lưu ý. Việc Nguyễn Ánh hứa sẽ nhượng Vũng Tàu cho Bồ Đào Nha vào năm 1786, nếu họ giúp Chúa Nguyễn đánh bại quân Tây Sơn đã chứng tỏ lợi thế và mối quan tâm đặc biệt của phương Tây đối với vùng đất này.
  20. Tám năm sau khi khôi phục được vương triều, Gia Long (Nguyễn Ánh) đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành với 5 trấn. Vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay tương đương với huyện Phước An (trước đó chỉ là một tổng) thuộc trấn Biên Hòa (có một phủ, bốn huyện). Huyện Phước An có 2 tổng với 43 xã thôn, phường ấp. Về sản xuất, Hiệp Tổng trấn Trịnh Hoài Đức cho biết: Huyện Phước An sản xuất nhiều muối trắng ở Vũng Dương, giá rất rẻ (100 căn giá một tiền, đương thời. ruộng muối có thu nhập cao hơn ruộng lúa). Ở đây có thứ lãnh đen mềm láng là tốt đệ nhất trong cả nước (diện tích trồng mía và trồng dâu nuôi tằm của tu nhân huyện Phước An chiếm gần 2% diện tích toàn trấn Biên Hòa). Theo Đại Nam Nhất thống chí, cho đến cuối thế kỷ trước, lãnh đen Phước An mà đứng đầu là vùng Tam An (Long Đất ngày nay) vẫn còn nổi tiếng trong cả nước. Năm 1832, Trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa, đến năm 1837, vua Minh Mạng đặt thêm phủ Phước Tuy, gồm huyện Phước An (Mô Xoài), Long Thành (Đồng Môn) và Long Khánh (Bà Ký). Phủ lỵ Phước Tuy đóng tại Bà Rịa. Đây là lần đầu tiên, địa bàn thị xã Bà Rịa ngày nay trở thành trung tâm hành chính của một phủ. Huyện Phước An bấy giờ có 4 tổng: An Phú Thượng (gồm 4 xã, 4 thôn, 1 phường, 3 thuyền), An Phú Hạ (gồm 8 thôn), Phước Hưng Thượng (gồm 1 xã, 9 thôn), Phước Hưng Hạ (gồm 1 xã, 10 thôn, 1 phường). Phước An có diện tích thực canh là 1698 mẫu, 3 sào, 13 thước trên tổng số 1729 mẫu, 4 sào, 3 thước đã được kê khai. Thời Gia Long, Minh Mạng, các thôn Long Điền, Hắc Lăng (thuộc huyện Long Đất ngày nay) là trù phú, giàu có vào hạng nhất trong vùng, chủ yếu nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa... Ngày mồng bảy Tết Kỷ Mùi (9-2-1859), 12 chiến hạm chạy bằng máy hơi nước của liên quân thực dân Pháp - Tây Ban Nha do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy đã dàn trận tại vịnh Hàng Dừa (Bãi Trước - Vũng Tàu). Sáng sớm hôm sau, chúng nã pháo vào phòng tuyến bảo vệ của nhà Nguyễn trên bán đảo Vũng Tàu. Suốt trong ngày 10-2- 1859, đoàn chiến hạm của liên quân Pháp - Tây Ban Nha với ưu thế hơn hẳn về đại bác đã phải vô cùng chật vật chống trả với những khẩu thần công của nhà Nguyễn đặt trên pháo đài Phước Thắng (vị trí Bạch Dinh ngày nay) mà tầm bắn tối đa chỉ 1km. Thống chế Trần Đồng, vị tổng tư lệnh chỉ huy trận đấu pháo đã hy sinh anh dũng trên chiến lũy cùng với những viên đạn cuối cùng của pháo đài Phước Thắng trong buổi chiều lịch sử 10-2-1959. Cái chết của vị Thống chế cùng trận đấu pháo quyết liệt và không cân sức của những người lính thủ can trường trên pháo đài Phước Thắng năm ấy tuy không ngăn được bước tiến của đạo quân xâm lược nhưng đã ghi một chiến công đầu trong trang sử hào hùng của quân và dân miền Đông Nam bộ ngay từ những ngày đầu chống đạo quân viễn chinh xâm lược của thực dân Pháp. Ngày 14-2-1862, Biên Hòa rơi vào tay quan Pháp. Các đạo binh của nhà Nguyễn ở xứ Đồng Nai rút về Bà Rịa tiếp tục cuộc kháng chiến. Đô đốc Lê Quang Tuyên đã tập hợp các đạo binh trên địa bàn, giáng trả quân viễn chinh xâm lược của đô đốc Bonard những đòn chí tử tại thành Bà Rịa, Phước Thọ, Long Phước, Cù Mi... là những địa bàn trú quân và hoạt động của lực lượng nghĩa quân do Đô đốc Lê Quang Tuyên chỉ huy.
nguon tai.lieu . vn