Xem mẫu

  1. Ba câu hỏi dành cho nhà lãnh đạo tương lai Bạn đang lựa chọn các ứng viên vào vị trí lãnh đạo. Nếu câu trả lời nhận được là “không” đối với bất kỳ câu nào trong những câu hỏi dưới đây, thì đừng đặt niềm tin và cơ hội vào tay họ. Câu hỏi 1: Anh có thể giúp tôi được không? Câu hỏi này có vẻ như là một câu hỏi đầy ích kỷ, nhưng thực tế đó chính là công việc của người lãnh đạo: Làm cho mọi thứ trở lên tốt đẹp hơn cho người mà họ lãnh đạo. Bạn không bao giờ nên đi theo một người lãnh đạo không có khả năng giúp đỡ bạn. Tại sao bạn lại phải lao tâm khổ tứ hết mình với người lãnh đạo không làm được gì để cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn sau rất nhiều thứ đã được
  2. nói ra và đã thực hiện? Sẽ chỉ tốn thời gian và công sức vô ích thôi. Trước khi chấp nhận vị trí người lãnh đạo hãy tự hỏi bản thân mình xem liệu mình có khả năng giúp đỡ nhưng người khác khi đảm nhận vai trò người lãnh đạo không. Giúp đỡ mọi người - đó là lí do chính đáng duy nhất để trở thành người lãnh đạo. Nếu không thể làm được điều này, hãy nhường lại vị trí lãnh đạo cho người khác. Làm thế nào để nhận ra đó một nhà lãnh đạo thành công? Công việc họ đang làm có hiệu quả không? Hãy nhìn vào những người xung quanh họ. Nếu mọi người quanh họ đang làm tốt công việc được giao thì có nghĩa là nhà lãnh đạo đó đang làm việc. Đừng lắng nghe lời nhà lãnh đạo hứa mà hãy nhìn vào những người họ đang lãnh đạo. Câu hỏi 2: Anh có quan tâm đến tôi không? Câu hỏi đầu tiên muốn nói tới khả năng của nhà lãnh đạo, đó là khả năng có thể giúp đỡ người khác. Còn câu hỏi thứ hai này hướng tới
  3. trái tim và hướng vào lòng khát khao muốn giúp đỡ người khác của nhà lãnh đạo. Có rất nhiều nhà lãnh đạo không quan tâm tới điều này. Họ bận bịu với những chương trình nghị sự, với vị thế của họ, con đường tới quyền lực của riêng họ. Họ muốn lãnh đạo bởi vì họ có khả năng lãnh đạo, nhưng trái tim họ lại trống rỗng. Một lần nữa, hãy nhìn vào những thành tích họ đã đạt được trong quá khứ và cách họ đối xử với những người ủng hộ họ để “đo” trái tim người lãnh đạo. Điểm mấu chốt là hãy nhìn xem cách thức họ đối xử với những người không làm được gì cho họ. Liệu nhà lãnh đạo có giúp đỡ nhóm người thậm chí không ủng hộ mình? Thậm chí không theo quan điểm, lập trường của mình? Người lãnh đạo phải là người quan tâm tới mọi người và cố gắng giúp đỡ mọi người cho dù điều đó gây tổn thương tới bản thân mình. Câu hỏi 3: Tôi có thể tin anh được không?
  4. Câu hỏi thứ ba và cũng là câu hỏi cuối cùng muốn hướng tới tính cách của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo không chỉ cần tài năng, kinh nghiệm và khát khao muốn giúp đỡ người khác. Để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ, họ cần phải sở hữu một tính cách kiên định. Họ không chỉ cần phải bản lĩnh mà còn phải có kỷ luật để đi theo và thực hiện gì họ đã hứa. Nói cách khác, họ phải hoàn toàn đáng tin cậy. Những người ủng hộ đặt niềm tin và ước mơ vào người lãnh đạo. Họ đặt các cơ hội thành công vào tay người lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo cần phải luôn ghi nhớ điều này. Lãnh đạo người khác bằng sự tín nhiệm chứ không phải bằng những điểm nổi trội của bản thân. Lãnh đạo là đặc quyền chứ không phải là quyền lợi. Tôi phải thừa nhận rằng tôi có một quan điểm chính trị mạnh mẽ. Đó là những giá trị tôi luôn đi theo. Có một triết lý chính trị mà tôi luôn ấp ủ. Nhưng tôi cũng rất thực dụng. Một triết lý có tác dụng gì nếu bạn không thể thực hiện được nó? Một nhà lãnh đạo mà không
  5. thể đưa mọi người lại gần nhau, không thể khiến họ cùng chia sẻ những ý tưởng tốt nhất, và cũng không biết cách tạo cảm hứng để họ cùng nhau làm việc vì mục tiêu chung thì thực sự không nên làm lãnh đạo. Vậy khi xem xét kiểu người làm lãnh đạo, thì hãy hỏi họ ba câu hỏi này. Hãy lắng nghe họ trả lời và bạn sẽ biết họ là ai, họ có xứng đáng đảm nhiệm cương vị người lãnh đạo hay không. Mai Hương Theo Business week
nguon tai.lieu . vn