Xem mẫu

  1. Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ
  2. Ba tháng cuối của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng, vì thế đòi hỏi bà bầu cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú... Do vậy, ba tháng cuối này, thai phụ cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như các loại sữa, thịt nạc, các loại cá...
  3. Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả. Nước: Không nói thì ai cũng biết, nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Bởi vì, việc mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc- môn kích thích cơn co thắt. Chúng ta nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày – uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn.
  4. Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu. (Ảnh minh họa) Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này Bạn nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối... Khi mắc bệnh huyết áp cao, hoặc phù thũng thì nên hạn chế ăn muối. Để hạn chế muối và xì dầu khi nấu ăn, bạn không nên cho muối và xì dầu và lúc ăn có thể rắc lên một chút, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải. Cũng có thể ăn một số thức ăn có vị chua, hoặc vị ngọt để thay thế cho thức ăn có vị mặn.
  5. Bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để không gây áp chế cho thành bụng và dạ dày của mình trong thời gian này, đồng thời giúp cho việc hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn. Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ, thai nhi và quá trình sinh nở của bạn.
nguon tai.lieu . vn