Xem mẫu

  1. oÄ ATLAS CÁC B NH TRUY N NHI M T I VI T NAM GIAI ĐO N 2000-2011 AN ATLAS OF COMMUNICABLE DISEASES IN VIETNAM FROM 2000 TO 2011
  2. LỜI NÓI ĐẦU Tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch trên thế giới diễn biến tương đối phức tạp trong những năm gần đây. Nó là kết quả của một hệ thống phức hợp tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học, xã hội, sinh thái và kỹ thuật. Chỉ tính riêng trong 15 năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Dịch cúm A/H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người xuất hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông năm 1997, tính đến 8/10/2013 đã xuất hiện tại 15 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Âu với 641 trường hợp mắc và 380 trường hợp tử vong. Năm 2003, dịch SARS xảy ra, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra nhiều quốc gia với khoảng 8000 người mắc, hơn 700 trường hợp tử vong. Dịch tả trên thế giới cũng có xu hướng tăng liên tục trong những năm trở lại đây cả về quy mô và phạm vi gây dịch. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, chỉ tính riêng giai đoạn từ 2004 - 2008 số ca bệnh tả trên thế giới đã tăng 24 % so với giai đoạn từ năm 2000 - 2004. Xu hướng của dịch sốt xuất huyết cũng gia tăng mạnh ở nhiều nước trong thập kỷ qua, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, ước tính trung bình mỗi năm thế giới ghi nhận tới 500.000 người mắc sốt xuất huyết. Hậu quả của các bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện của khu vực Đông Nam Châu Á là rất lớn. Ước tính dịch SARS ở khu vực Đông và Nam Châu Á làm thiệt hại khoảng 18 tỷ đô la Mỹ (vào khoảng 2 triệu đô la cho một bệnh nhân). Ngoài ra, dịch cúm gia cầm A/H5N1cũng gây ảnh hưởng nặng nề tới công nghiệp chăn nuôi gia cầm và tiếp tục ảnh hưởng tới của nhiều nước trong khu vực và còn tiếp tục lan rộng Kết quả giám sát ở Việt Nam trong 10 năm vừa qua cho thấy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tốt những thành quả về thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh, nhiều bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản đã có xu hướng giảm rõ rệt; nhiều vụ dịch tả, dịch sốt xuất huyết, cúm A/H1N1/09 đại dịch, tay chân miệng ... đã được khống chế hiệu quả. Đó là nhờ các hoạt động giám sát phòng chống dịch bệnh chủ động, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự vào cuộc kịp thời và tích cực của y tế, chính quyền và các ban ngành liên quan. Hệ thống các văn bản pháp quy về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày càng được hoàn thiện như Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quy chế thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm; Quy trình giám sát, dự phòng, xử lý ổ dịch và điều trị bệnh truyền nhiễm đã góp phần làm tăng hiệu quả của công tác giám sát, phòng chống dịch. Bên cạnh những thành quả đạt được, tình hình bệnh bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến rất phức tạp. Sự gia tăng dân số, thay đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh, giao lưu quốc tế, biến động dân số, tình trạng nhập cư, di cư, ô nhiễm môi trường, sự kháng thuốc và biến chủng của các tác nhân gây bệnh, quản lý vật nuôi, quy trình kiểm dịch động vật, quy trình giết mổ và tiêu thụ thực phẩm từ động vật vẫn còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả, cùng với những thói quen vệ sinh chưa tốt và nhiều nguyên nhân khách quan khác khiến cho bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan và tiếp tục là gánh nặng sức khoẻ cho cộng đồng. Nhiều bệnh truyền nhiễm trước đây có số mắc thấp nay có nguy cơ quay trở lại bùng phát thành dịch. Trong bối cảnh đó, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và hỗ trợ về mặt tài chính của USAID, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Trường Đại học Oxford (Vương quốc Anh), biên soạn cuốn “Atlas các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam”. Mục tiêu của cuốn Atlas (Bản đồ) này là cung cấp thống tin về sự phân bố theo địa lý của các bệnh truyền nhiễm trên người và động vật, cũng như các mối nguy cơ đe dọa sức khỏe khác. Tài liệu này trình bày các bản đồ về một số bệnh truyền nhiễm (bao gồm bệnh mới nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh thuộc diện phải báo cáo) và các yếu tố liên quan ở Việt Nam; các thông tin mô tả ngắn gọn về 1
  3. triệu chứng, tác nhân gây bệnh, diễn biến, phương thức lây truyền, điều trị lâm sàng, phòng bệnh và kiểm soát bệnh; và các bản đồ về các yếu tố liên quan đến lan truyền bệnh truyền nhiễm. Số liệu sử dụng trong cuốn Atlas này được lấy từ các nguồn số liệu chính thức như: Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm; các báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Cục Y tế Dự phòng, Cục Thú y, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Chương trình phòng chống lao quốc gia, chương trình phòng chống phong quốc gia; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ; các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Hy vọng cuốn Atlas này sẽ là một tài liệu quan trọng góp phần hiểu rõ hơn các dịch bệnh nhằm tăng cường hệ thống giám sát và đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm ở Việt nam. Nó cũng giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố bệnh theo địa dư, và giúp cho các nhà hoạch định chính sách ưu tiên nguồn lực và đáp ứng ở những khu vực có nguy cơ cao nhất. Ngoài ra, cuốn Atlas có thể sử dụng như một tài liệu cơ bản hỗ trợ việc học tập và đào tạo trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm. Mặc dầu nhóm các chuyên gia biên soạn đã cố gắng tìm kiếm, khai thác, sử dụng các nguồn thông tin để biên tập lần đầu tiên cuốn Atlas này, nhưng không khỏi không có những thiếu sót và hạn chế. Chất lượng số liệu ở các bản đồ có thể còn hạn chế và khác nhau tùy thuộc vào thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, và vào tính sẵn có của số liệu. Do đó, cuốn Atlas cũng có thể được coi là khởi đầu để nâng cao chất lượng số liệu góp phần đánh giá sự phân bố và gánh nặng của những bệnh truyền nhiễm quan trọng ở Việt Nam. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả và đồng nghiệp để có thể nâng cao chất lượng của tài liệu này cho lần xuất bản sau. Thay mặt nhóm biên soạn GS.TS Nguyễn Trần Hiển 2
  4. FOREWORD The global control of communicable diseases has become more complicated in recent years. It is the result of an interplay between biological (pathogen), social (behavior), and ecological (environment) factors. In the last 15 years, emerging infectious diseases have repeatedly challenged public health systems. Since the first case of influenza A/H5N1, which transmitted from poultry to humans in Hong Kong in 1997, avian influenza has caused human cases in 15 countries in Asia, Africa and Europe with 641 infected cases and 380 deaths by 8th October 2013. In 2003, the Severe Acute Respiratory Distress Syndrome (SARS) virus spread rapidly to many countries with about 8 thousands of infected patients and over 700 deaths. In addition, some classic pathogens such as Vibrio cholerae are re-emerging, causing increased disease across the world. Statistics from the World Health Organization show that from 2004 to 2008 the number of cholera cases worldwide has increased by 24% in comparison with the period 2000-2004. The burden of dengue fever also continues to increase. Over the last decade, many countries, especially in South East Asia, the Middle East and Western Pacific, have witnessed an upward trend of dengue fever, with an average number of 500,000 dengue cases recorded every year. The consequences of such emerging and re-emerging infectious diseases in the South East Asia region is tremendous. The SARS pandemic in East and South Asia lead to US$ 18 billion in damages, about $2 million per patient, Avian influenza A/H5N1 has had a severe impact on the poultry industry and continues to trouble many countries in the region. Disease surveillance in Vietnam over the past 10 years shows that Vietnam has successfully eliminated polio and neonatal tetanus. Several infectious diseases such as diphtheria, whooping cough, and Japanese encephalitis have declined significantly. Furthermore, SARS and avian influenza A/H5N1 have been controlled effectively. These successes can in part be attributed to the surveillance and epidemic prevention systems, and to active communication programs that raise awareness amongst the community. Regulations on the surveillance, prevention and control infectious diseases are continually being improved, such as the Law on Infectious Disease Control (November 21st, 2007) which regulates the reporting of specific infectious diseases, monitoring procedures, prevention, outbreak management and treatment. The law has contributed to reinforcing the effectiveness of the monitoring, prevention and control of communicable diseases in Vietnam. Despite these accomplishments, infectious diseases in Vietnam remain an important issue and there are reasons to continue to strengthen the systems for surveillance and control. Factors that may increase the burden of infectious diseases include: an increasing population, climate change, urbanization, international and domestic population mobility, environmental pollution, drug resistance, changing livestock management systems, inadequate animal quarantine procedures, weak control of livestock slaughtering and food preparation and consumption pratices, poor food hygiene practices. In this context, the National Institute of Hygiene and Epidemiology with technical support of World Health Organization in Viet Nam and financial support of USAID has collaborated with Oxford University Clinical Research Unit in Vietnam to compile the book “ Atlas of communicable diseases in Vietnam”. The objective of the Atlas (Map) is to provide the best available information on 3
  5. the geographical distribution of infectious diseases in humans in Vietnam. This atlas provides maps on a number of infectious diseases and associated factors in Vietnam, with each map accompanied by a fact sheet that provides a systematic summary of the disease. Data used in this Atlas is derived from various sources such as the communicable disease yearbooks, and reports from the Vietnam Food Administration and Safety, General Department of Preventive Medicine, Animal Health Department, National Institute of Hygiene and Epidemiology, Pasteur Institute Ho Chi Minh City, Nha Trang Pasteur Institute, Institute of Hygiene and Epidemiology Highlands, National Institute of Malariology Parasitology and Entomology, National Tuberculosis Control Programme of Vietnam, and the National Leprosy Program. We also used reports from scientific research conducted at state or ministerial level, and articles published in national and international scientific journals. We hope that this Atlas will become a vital document contributing to a better understanding of the epidemiology of infectious diseases in Vietnam and strengthen the national infectious disease surveillance and response system. It can also support researchers in the area of infectious diseases, and support policy makers to optimize resources and prioritize high risk areas. Besides, the Atlas can be used as a basic material in education and training in the field of infectious diseases and control. Despite our best efforts to compile and integrate a wide range of data sources to publish this first edition of the Atlas of infectious diseases in Vietnam, the document undeniably has some deficiencies. The quality of the data available with which to prepare the maps are limited, vary greatly between diseases and depend on the availability of data. Therefore, this Atlas should be seen as a starting point and as a stimulus to collect better data with which to track the distribution and burden of these important diseases. In order to improve the quality of the next editions, we are looking forward to your precious feedback. On behalf of Editorial Board , Nguyen Tran Hien 4
  6. User’s guide/Hướng dẫn sử dụng The atlas is divided into four sections: (1) As- Cuốn sách Atlas được chia thành 4 phần: (1) Các sociated factors, (2) Bacterial Infections, (3) yếu tố thúc đẩy bệnh truyền nhiễm, (2) Các bệnh Parasitic Infections, and (4) Viral Infections. truyền nhiễm do vi khuẩn, (3) Các bệnh truyền Disease maps are ordered alphabetically within nhiễm do ký sinh trùng, và (4) Các bệnh truyền their section. Synonyms for diseases are stated. nhiễm do vi rút. Bản đồ các bệnh truyền nhiễm Each disease map is accompanied by a fact sheet được sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái trong that provides key information on the pathogen, từng phần tương ứng. Các từ đồng nghĩa dùng disease transmission, incubation time, clinical cho các bệnh đều được trình bày. Bản đồ của findings, prevention, and epidemiology, main mỗi bệnh được đi kèm với một bản mô tả cung sources for the map, data limitations and key cấp thông tin chính về vi sinh vật gây bệnh, sự references. The definitions of each heading in lan truyền, thời gian ủ bệnh, biểu hiện lâm sàng, the fact sheet are as follows: phòng tránh bệnh, dịch tễ, các nguồn thông tin chính của bản đồ, một số hạn chế của dữ liệu và -Syndromes and synonyms: Other names by tài liệu tham khảo. Các mục chính trong bản mô which the disease may be known or types of dis- tả gồm những thông tin như sau: eases caused by the agent. -Các hội chứng và các từ đồng nghĩa: Những tên -Agent: The disease-causing pathogen(s) with gọi khác của bệnh hoặc những dạng bệnh được key characteristics. gây ra bởi cùng vi sinh vật gây bệnh. -Reservoir: The main animal host or environ- -Các vi sinh vật gây bệnh: Những căn nguyên mental niche where the pathogen is predomi- gây bệnh cùng với những đặc điểm chính của nantly found and from where it can be transmit- chúng. ted. -Ổ chứa: Các vật chủ chính hoặc những môi -Vector: The living carrier that predominantly trường mà các vi sinh vật gây bệnh hay được tìm transmits the infectious agent to humans. thấy và từ đó có thể gây lây bệnh. -Transmission: The mechanism(s) by which the -Vector: Động vật sống mang bệnh, mà nó pathogen is transmitted to humans thường lây truyền các vi sinh vật gây bệnh sang -Cycle: A summary of the lifecycle of the patho- cho con người. gen. -Sự lây truyền: Cơ chế mà vi sinh vật gây bệnh -Incubation period: Time period between the ex- lây nhiễm sang người posure to the pathogen and disease onset. -Chu kỳ: Tóm tắt vòng đời của vi sinh vật gây -Clinical findings: Key symptoms of the bệnh. disease(s). A single pathogen may cause more -Thời gian ủ bệnh: Thời gian từ khi tiếp xúc với than one disease syndrome. vi sinh vật gây bệnh cho đến khi bệnh khởi phát. -Diagnostic tests: Standard laboratory tests used -Biểu hiện lâm sàng: Những triệu chứng chính to identify the infection. của bệnh. Một vi sinh vật gây bệnh có thể gây ra -Epidemiology: Information on the determi- nhiều hơn một hội chứng. nants, distribution, and burden of the disease. -Các xét nghiệm chẩn đoán: Các tiêu chuẩn xét Groups at risk of disease are also identified in nghiệm được dùng để chẩn đoán xác định bệnh. this section. 5
  7. -Map sources: Key sources used for the map are -Dịch tễ: Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng, sự mentioned here. phân bố và gánh nặng bệnh tật. Những nhóm -Key references: Key references relating to the có nguy cơ mắc bệnh cũng được trình bày trong disease are listed here. mục này. The fact sheets for the maps in Section 1 ‘Infec- -Nguồn dữ liệu của bản đồ: Những nguồn thông tious Disease Drivers’ have a different format tin chính được dùng để xây dựng bản đồ được than those for the diseases. This section includes đề cập ở đây. maps that illustrate some of the principal driv- -Tài liệu tham khảo chính: Những tài liệu tham ing forces of infectious disease distribution, khảo chính liên quan đến mỗi bệnh sẽ đươc liệt ranging from poverty and sanitation, to climate, kê ở đây. and land cover. We acknowledge that for some Bản mô tả cho các bản đồ trong phần 1 “ Các factors shown in this section the relationship is yếu tố thúc đẩy bệnh truyền nhiễm” được trình two-way, with the factor being both a cause and bày theo một dàn ý khác với phần chi tiết của a consequence of infection, e.g. poverty and un- từng nhóm bệnh. Phần này bao gồm các biểu đồ dernutrition. The fact sheets in this section pro- thể hiện một số những yếu tố chính ảnh hưởng vide a definition, the trends and the relation to đến sự phân bố của các bệnh truyền nhiễm từ infections. Also map sources and key references tình trạng nghèo đói, vệ sinh môi trường, cho are included in these fact sheets. đến khí hậu và độ bao phủ mặt đất. Chúng tôi We have utilized many different sources to nhận thấy rằng với một số yếu tố, mối quan hệ compile this atlas, including Vietnamese sur- giữa các yếu tố này với bệnh truyền nhiễm là veillance data, review papers, primary research hai chiều, các yếu tố này vừa là nguyên nhân papers, maps produced by others, key reference và cũng là một hậu quả của bệnh truyền nhiễm, texts such the Control of Communicable Diseas- ví dụ như sự nghèo đói và suy dinh dưỡng. Các es Manual (CCDM, 19th edition), the Atlas of bản mô tả trong phần này cung cấp định nghĩa, Human Infectious Diseases (Wiley-Blackwell, xu hướng và mối quan hệ với các bệnh truyền 2012) and the websites of the World Health Or- nhiễm. Ngoài ra, các nguồn dữ liệu của bản đồ ganization and Centers for Disease Control and và các tài liệu tham khảo chính cũng được liệt kê Prevention, USA. trong các bản mô tả này. The starting point for each map was to seek Chúng tôi đã sử dụng rất nhiều nguồn thông tin surveillance data on the disease and to estab- khác nhau để biên soạn cuốn Atlas này gồm có lish whether a map of disease distribution was các dữ liệu giám sát tại Việt Nam, các bài báo already available. Based on available informa- tổng quan, các bài báo nghiên cứu, các bản đồ tion, the editorial team decided how the dis- được xây dựng bởi những nhóm nghiên cứu ease distribution should be visualized and with khác, các sách tham khảo chính như sách Phòng what data source(s). Where high-quality maps chống các bệnh truyền nhiễm (Control of Com- were already available we would use these un- municable Diseases Manual, tái bản lần thứ 19), changed (e.g. malaria maps) or modified and up- cuốn Atlas các bệnh truyền nhiễm ở người của dated as needed, and permissions were obtained Wiley-Blackwell (Atlas of Human Infectious when necessary. Where there was no existing Diseases, 2012) và trang thông tin điện tử của Tổ map or surveillance data available, a literature chức y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng search strategy was developed in order to gather chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC, USA). information on disease distribution. The map- Điểm xuất phát của mỗi bản đồ là tìm kiếm các ping team prepared draft maps for review and thông tin khảo sát và xác định xem bản đồ phân 6
  8. comment by the editors. Finally, the maps and bố của bệnh đó đã từng được xây dựng chưa. fact sheets were sent for external peer review to Dựa vào những thông tin thu được, nhóm biên check for accuracy and tập quyết định xem thể hiện sự phân bố của bệnh DISCLAIMER như thế nào và sử dụng nguồn thông tin nào. Với những bản đồ có chất lượng tốt đã được Although extensive effort has been made to pro- xây dựng sẵn từ trước, chúng tôi có thể sử dụng duce accurate and up-to-date information, all nguyên gốc (ví dụ như các bản đồ bệnh sốt rét) geographic information has limitations due to hoặc thay đổi và cập nhật thêm nếu cần thiết . the scale, resolution, date, and interpretation of Với những trường hợp không có sẵn các bản đồ the original source materials. The information cũng như các dữ liệu khảo sát, chúng tôi có các shown on our maps is compiled from numerous chiến lược tìm kiếm trong các tài liệu, nguồn sources and may not be complete. The authors thông tin để thu được dữ liệu về đặc điểm phân are not responsible for any errors, omissions, bố bệnh. Nhóm xây dựng bản đồ sẽ chuẩn bị or deficiencies in these maps. The maps are in- một bản phác thảo để nhóm biên tập đánh giá tended for illustrative and educational purposes. và thảo luận. Cuối cùng, các bản đồ và các bản Medicine is a constantly changing field and huge mô tả sẽ được gửi đến cho các nhà nghiên cứu, amounts of new data emerge on a daily basis. các bạn đồng nghiệp để kiểm tra tính chính xác Therefore, the contents of this work may not be và hoàn thiện. up-to-date and should not be used as a guide to patient treatment, or as medical or travel advice. LƯU Ý Mặc dù nhóm nghiên cứu đã dành nỗ lực rất lớn để cập nhật và đưa ra những thông tin chính xác, nhưng các thông tin về địa lý đều không tránh khỏi những hạn chế do phạm vi, độ phân giải, thời điểm và cách diễn đạt của tài liệu gốc. Các thông tin được thể hiện trên bản đồ của chúng tôi được soạn thảo dựa trên nhiều nguồn dữ liệu và có thể chưa hoàn chỉnh. Các tác giả không chịu trách nhiệm cho bất kỳ lỗi sai, bỏ sót thông tin, hay sự thiếu sót của các bản đồ này. Các bản đồ này chỉ nhằm mục đích mô tả và phục vụ cho việc giảng dạy và đào tạo. Y học là một ngành không ngừng thay đổi và mỗi ngày lại có thêm một lượng lớn những thông tin mới xuất hiện. Do đó, nội dung của cuốn sách này có thể không được cập nhật và không nên được sử dụng như một hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân, hay tham khảo về mặt y khoa hay khi đi du lịch. 7
  9. BAN BIÊN SOẠN ATLAS CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM VIỆT NAM ATLAS OF COMMUNICABLE DISEASES IN VIETNAM, EDITORIAL BOARD editors  Nguyễn Văn Bình, Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (General Department of Preventive Medicine)  Nguyễn Trần Hiển, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (National Institute of Hygiene and Epidemiology)  Babatunde Olowokure, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)  Heiman Wertheim, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (Oxford University Clinical Research Unit) Editorial group  Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford Nguyễn Thị Thanh Thủy Oxford University Clinical Research Unit Peter Horby  Cục Y tế Dự phòng Việt Nam Trần Đ hu General Department of Preventive Medicine  Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Trần Như Dương National Institute of Hygiene and Epidemiology Nguyễn Thu Yến Vũ Đình Thiểm Nguyễn Phan Lệ Anh Phạm Quang Thái Nguyễn Thành Chung Lưu Nguyên Th ng  Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính National Hospital of Tropical Diseases Đặng Hồng Hải  Cục Phòng chống HIV/AIDS Phan Thị Thu Hương Vietnam Administration of HIV/AIDS control Võ Hải Sơn  Bệnh viện Sốt rét-KST-CT Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng National Institute of Malariology Parasitology Nguyễn Quý Anh and Entomology  Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Ngọc Sỹ National Lung Hospital Nguyễn Bình H a  Bệnh viện Da liễu Trung ương Trần Hậu Khang National Hospital of Dermatology Nguyễn Thị Thanh Huyền  Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Tp.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu Hospital of Tropical Diseases, HCM city Võ Minh Quang  Viện Pasteur Nha Trang Bùi Trọng Chiến Pasteur Institute Nha Trang Đỗ Mạnh Hùng  Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên Phạm Thọ Dược Pasteur Institute Tay Nguyen Đặng Tuấn Đạt 8
  10.  Viện Pasteur Hồ Chí Minh Trần Ngọc Hữu Pasteur Institute Ho Chi Minh Trần Anh Tuấn  Cụ Thú Y Trung ương Đàm Xuân Thành Department of Animal Health Văn Đăng Kỳ  Tổ chức Y tế thế giới Keith Sabin, World Health Organization Nguyen Thi Phuc Chúng t i in hân thành ảm ơn những ngư i sau đây đ đ ng g p rất lớn ho việ ây dựng uốn Altas Timothy Meinke (USAID), Guy Thwaites (OUCRU), Behzad Nadjm (OUCRU), Trần Tịnh Hiền (OUCRU), Ông Doortje Heemskerk (OUCRU), ông Dr Rogier van Doorn (OUCRU), TS Thùy Lê (OUCRU), B sỹ Đỗ Trung Dũng (Viện Sốt r t-Ký sinh trùng-C n trùng Trung ương), B sỹ Tạ Ngọ Thanh (Cụ An toàn thự ph m), Nguyễn Ngọ Tiến (Cụ Thú Y), B sỹ Liên Hà (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương), Sherine Thomas (University of Liverpool), Tiến sỹ Đặng Văn Đề (Đại họ Y Hà N i) Chúng t i ũng muốn g i l i ảm ơn tới tổ hứ The Infe tious Disease esear h oundation, Netherlands và the Well ome Trust, K, trong việ hỗ trợ những inh phí ngoài dự tính và những huyên gia gia uố tế để uốn Atlas này đượ hoàn thành Acknowledgements: We would like to thank the following people who have contributed in making this atlas: Timothy Meinke (USAID), Guy Thwaites (OUCRU), Behzad Nadjm (OUCRU), Tran Tinh Hien (OUCRU), Dr Doortje Heemskerk (OUCRU), and Dr Rogier van Doorn (OUCRU), Thuy Le (OUCRU), Dr Do Trung Dung (National Institute of Malariology Parasitology and Entomology), Dr Ta Ngoc Thanh (Vietnam Food Administration), Nguyen Ngoc Tien (Department of animal health), Dr Lien Ha (National Hospital of Tropical Diseases), Sherine Thomas (University of Liverpool), Dr Dang Van De (Ha Noi Medical University). We would also like to thank the Infectious Disease Research Foundation, Netherlands and the Wellcome Trust, UK, in co-funding unforeseen costs and international experts to make this work possible. 9
  11. MỤC LỤC/TABLE OF CONTENTS Foreword 1 User's guide 5 Executive editorial committee and editorial group 8 Vietnam map 13 Communicable disease surveillance system in ố r y ễ Vietnam Nam 14 ASSOCIATED FACTORS CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 28 Anopheles mosquito M ỗ A p e 29 Aedes mosquito M ỗ Aedes 33 Climate K í ậ 37 Connectivity Kế ố ô 41 Diphtheria-Tetanus-Pertusis p - - 45 vaccine coverage ố Food poisoning ộ ộ ự p ẩ 48 Landcover p 52 Natural disasters Rủ r ọ 56 Pig density Mậ ộ ợ 60 Population distribution P â ố â 63 Poverty rate ộ è 66 Poultry density Mậ ộ 70 Undernutrition ì r y ỡ 73 Water and sanitation map ố 77 BACTERIAL DISEASES CÁC B N O I U N 81 Anthrax 82 Bacillary dysentery ỵ rự rù 87 Cholera 91 Diphtheria 95 Leprosy p 99 Leptospirosis ep pr 103 Melioidosis Me 107 Meningitis syndrome ộ 111 10
  12. Neonatal tetanus ố ơ 115 Plague 120 Scrub typhus Số 125 Streptococcus suis ợ 129 Trachoma in children Đ ắ ộ ở rẻ e 133 Tuberculosis 137 Typhoid ơ 142 Whooping cough Ho gà 146 PARASITIC DISEASES CÁC B N O Í SIN TRÙNG 149 Amoebic dysentery ỵA p 150 Clonorchiasis and Opisthorchiasis S ỏ 154 Cysticercosis (Taenia solium) S ây ợ 158 Eosinophilic meningitis Sán não 162 Fascioliasis S 167 Lymphatic filariasis G ỉ yế 171 Malaria Plasmodium vivax Số ré Plasmodium vivax 176 Malaria Plasmodium falciparum Số ré Plasmodium falciparum 179 Paragonimiasis S p ổ 183 Soil transmitted helminths ễ r y q 188 VIRAL DISEASES CÁC B N O IR T 192 Adenovirus A e r 193 Chickenpox ủy ậ 197 Dengue Số yế 201 Diarrhea y 206 Hand, foot and mouth disease y â 210 HIV/AIDS ộ y ễ ắ p 214 HIV/AIDS Penicillium marneffei HIV/AIDS Penicillium marneffei 219 Influenza A/H5N1 A 224 Influenza illness and influenza subtypes ộ 229 Japanese encephalitis vaccine coverage p ậ 235 11
  13. Measles Sở 239 Mumps Q 243 Rabies 247 Rubella Rubella 251 SARS ộ ô p p í 255 Viral hepatitis r 259 12
  14. 13
  15. HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI VIỆT NAM Giám sát BTN thường xuyên được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trên phạm vi cả nước dưới sự chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y Tế (theo Thông tư 48 /2010/TT-BYTngày 31 tháng 12 năm 2010). Tính đến 2013. Có 28 bệnh truyền nhiễm thuộc diện bắt buộc phải báo cáo (xem bảng 1). Danh sách này do Bộ Y Tế quyết định và có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế khi có các bệnh dịch mới nổi, mới xuất hiện hoặc mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (xem bảng 2) Bảng 1: Danh sách các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải báo cáo: A. C á c b ệ n h t r u y ền nh i ễm p h ả i b á o cá o t he o t u ầ n Mã số TT Tên bệnh Nhóm* theo ICD-10 1. Tả A A00 2. Thương hàn B A01 3. Sốt xuất huyết B A90/A91 4. Viêm não vi rút B A83 5. Sốt rét B B50 6. Tay - chân - miệng B B08.4 7. Viêm màng não do não mô cầu B A39 8. Sởi B B05 9. Cúm A(H5N1) A J09 10. Viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút A 11. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh A B. Các bệ nh truyền nhiễm phải báo c áo theo tháng T Mã số TT Tên bệnh Nhóm theo ICD-10 1. Tả A A00 2. Thương hàn B A01 3. Lỵ trực trùng B A03 4. Lỵ amíp B A06 5. Tiêu chảy B A09 6. Viêm não vi rút B A83 7. Sốt xuất huyết B A90/A91 8. Sốt rét B B50 9. Viêm gan vi rút B B15 10. Bệnh Dại B A82 11. Viêm màng não do não mô cầu B A39 12. Thuỷ đậu B B01 13. Bạch hầu B A36 14. Ho gà B A37 15. Uốn ván sơ sinh B A33 16. Uốn ván (không phải uốn ván sơ sinh) B A35 14
  16. 17. Liệt mềm cấp nghi bại liệt A A80 18. Sởi B B05 19. Quai bị B B26 20. Rubella (Rubeon) B B06 21. Cúm B J10,11 22. Cúm A(H5N1) A J09 23. Bệnh do vi rút Adeno B B30 24. Dịch hạch A A20 25. Than B A22 26. Xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) B A27 27. Tay - chân - miệng B B08.4 28. Bệnh do liên cầu lợn ở người B B95 * Các bệnh truyền nhiễm được chia làm 3 nhóm: A, B, C. Nhóm A: Bệnh đặc biệt nguy hiểm, có thể lan truyền nhanh, rộng và tỷ lệ chết cao hoặc không rõ tác nhân gây bệnh. Nhóm B: Bệnh nguy hiểm có thể lan truyền nhanh và có thể gây chết. Nhóm C gồm những bệnh ít nguy hiểm và lan truyền chậm Việc tiến hành thu thập dữ liệu giám sát và báo cáo tiến hành theo hệ thống quản lý hành chính từ thôn bản tới trung ương. Các số liệu giám sát được báo cáo thông qua báo cáo khẩn bằng fax, điện thoại. Số liệu của báo cáo tuần và báo cáo hàng tháng được gửi lên tuyến trên như quy định mô tả trong bảng 1. Các đơn vị phải thực hiện báo cáo kể cả khi không có ca bệnh nào. Số liệu báo cáo là số mắc, số chết cùng số liệu cộng dồn, kết quả giám sát/can thiệp. Với những vụ dịch đặc biệt, báo cáo điều tra ca bệnh và danh sách ca bệnh cũng được gửi kèm theo, trong những trường hợp khẩn cấp, báo cáo có thể chuyển vượt tuyến. Mặc dù phần lớn ca bệnh nhất là các ca bệnh nặng được ghi nhận tại các bệnh viện lớn, các bệnh viện và phòng khám đa khoa cũng như trạm y tế xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm các ca bệnh. Khi các vụ dịch được xác định, sẽ có cảnh báo từ tuyến trên xuống tuyến dưới và tuyến cơ sở có vai trò điều tra bổ sung cũng như tìm kiếm ca bệnh tại cộng đồng. Ngoài ra, khi có ca bệnh xác định, các trường hợp lâm sàng sau đó có thể được chẩn đoán xác định bằng yếu tố dịch tễ. Như trong sơ đồ tổ chức của hệ thống, có 2 luồng dữ liệu di chuyển, hướng báo cáo và hướng phản hồi/ trao đổi (bao gồm cả cảnh báo). Số liệu báo cáo ngày và tuần được sử dụng cho đáp ứng nhanh, thường là dành cho xác định vụ dịch và đáp ứng dịch. Đội phản ứng nhanh của các tuyến có trách nhiệm phân tích các số liệu này và báo cáo tuyến trên cũng như phản hồi cho tuyến dưới. Số liệu tháng phần lớn được sử dụng cho báo cáo tổng kết, tính toán ngưỡng dịch và xây dựng niên giám. Tuy nhiên, một hạn chế của số liệu giám sát và báo cáo hầu hết chỉ dựa trên kết quả chẩn đoán lâm sàng mà không có kết quả xét nghiệm (xem định nghĩa ca bệnh dưới đây). Những bệnh cần chi tiết đến phân típ chủ yếu được giám sát thông qua các dự án giám sát trọng điểm. Việc ghi nhận và thống kê các ca bệnh của một số bệnh truyền nhiễm còn chưa mang tính hệ thống vì định nghĩa ca bệnh chưa được áp dụng như một chẩn đoán chính thức tại các cơ sở khám chữa bệnh từ y tế cơ sở đến bệnh viện lớn trên cả nước. Các số liệu giám sát chưa thực sự được quan tâm nhiều về chất lượng 15
  17. ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến xã trong khi đó trạm y tế xã là cơ sở cung cấp số liệu nhiều loại bệnh. Điều này dẫn đến những khó khăn trong công tác thống kê, báo cáo và phòng chống dịch. Chỉ từ khi xuất hiện các vụ dịch, Bộ Y tế mới chính thức yêu cầu áp dụng định nghĩa ca bệnh trong giám sát dịch dẫn tới việc số liệu bị vênh giữa các năm hoặc nhận định tăng đột biến ca bệnh tại một thời điểm nhất định do có sự thay đổi về độ nhậy của hệ thống. Mặc dù có những hạn chế kể trên, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam vẫn là một kênh chính thức và quan trọng trong đánh giá tình hình bệnh truyền nhiễm tại địa phương. Trong tương lai gần, hệ thống này sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ báo cáo trên nền web từ tuyến huyện đến trung ương. Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn một vài đơn vị chưa vào hệ thống báo cáo này. Các báo cáo điện tử sẽ giải quyết vấn đề chậm trễ trong báo cáo ca bệnh tại các tuyến đồng thời giúp cơ quan chuyên môn và cơ quan điều hành phản ứng nhanh hơn với các bệnh truyền nhiễm tại địa phương. Triệu chứng điển hình / định nghĩa ca bệnh để giám sát/báo cáo một số bệnh truyền nhiễm: 1. Tả Đi ngoài phân lỏng nhiều lần Phân đục như nước gạo Nôn (nhiều lần) Nhanh chóng mất nước, xanh, da nhăn 2. Thương hàn và phó thương hàn Sốt cao 39-40oC, kéo dài 3-5 ngày Đau đầu dữ dội Táo bón hoặc tiêu chảy, phản ứng thành bụng hoặc ấn đau 3. Hội chứng lỵ Đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có máu, nhầy 4. Tiêu chảy Đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần 1 ngày Phân rất lỏng, thậm chí toàn nước 5. Viêm não vi rút Sốt cao đột ngột 39-40oC Đau đầu Rối loạn vận động: cử động bất thường, co giật, liệt (cứng) Rối loạn tri giác: mất phương hướng, lơ mơ, bất tỉnh 6. Sốt dengue / sốt xuất huyết dengue Sốt cao >38 oC, kéo dài 2-7 ngày Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau ổ mắt Xung huyết, phát ban Dấu hiệu xuất huyết: nốt, chấm xuất huyết, chảy máu mũi, lợi, đi tiêu / đi ngoài / nôn ra máu, kinh nguyệt kéo dài 16
  18. Hội chứng shock: mạnh nhanh, yếu, huyết áp kẹt, da lạnh ẩm, vật vã, lơ mơ 7. Viêm gan vi rút Đột ngột mệt mỏi, Chán ăn, buồn nôn, bụng chướng, đau bụng dưới sườnphải Vàng da, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu 8. Dại Đau vùng thần kinh gần vết cắn Dễ bị kích thích Sợ nước, gió, ánh sáng, tiếng động Tăng tiết nước bọt, khó nuốt, mê sảng, co giật Chết trong vòng 5-7 ngày do suy hô hấp 9. Viêm màng não do não mô cầu Sốt cao đột ngột Đau đầu dữ dội Buồn nôn, nôn Cổ cứng Có thể có mảng xuất huyết 10. Thủy đậu /varicella Sốt nhẹ Bắt đầu với chấm đỏ / ban, sau vài giờ thành bọng nước nông, sau 1-2 ngày thành nốt vàng nốt mủ màu vang Tổn thương rải rác nhưng thường nhiều ở đầu mặt Tổn thương đóng vảy trong 3 - 4 ngày, thành các vảy nhiều lứa tuổi trên nửa thân Ngứa Các vảy bong, sau 1 tuần biến mất không để lại sẹo 11. Bạch hầu Đau hầu / họng, viêm tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi Họng đỏ, nuốt đau Có mảng nhầy bám ở hầu họng, tuyến hạnh nhân, thanh quản, mũi Màng trắng xám dính chặt vào màng nhầy, bóc tách gây chảy máu 12. Ho gà Ho dai dẳng trên 2 tuần Ho thành cơn dữ dội, trẻ ho rũ rượi không kìm hãm được, sau đó thở rít vào như gà gáy Khạc, nôn ra nhiều nước bọt, đờm rãi, Mệt lử sau mỗi cơn ho, toát mồ hôi, thở nhanh 13. Uốn ván sơ sinh Trẻ đẻ ra bú bình thường (có khóc, bú mút) trong vòng 2 ngày đầu sau sinh 17
  19. Từ ngày thứ 3 đến ngày 28, bỏ bú (không bú mút được) Co cứng hoặc co giật khi bị kích thích bởi ánh sáng, tiếng động hoặc chạm Các dấu hiệu co thắt / co giật: cứng hàm, co giật cánh tay, chân, cứng lưỡi, ưỡn lưng (opisthotonos) Chết trong vòng 7-14 ngày sau khi phát bệnh 14. Uốn ván khác Đau cứng cơ ở mặt, cổ, thân mình Cứng bụng Co cứng xảy ra khi kích thích Tư thế điển hình co cứng khi uốn ván là ưỡn lưng và “vẻ mặt nhăn nhó” 15. Liệt mềm cấp (LMC) Liệt mềm (mềm cơ, cơ yếu, không đi được) đột ngột xuất hiện trong vòng 1 tuần ở trẻ dưới 15 tuổi. • Bại liệt xác định: là LMC xác định bởi phân lập được vi rút bại liệt hoang dại • Có thể là bại liệt: là LMC với di chứng liệt, chết, mất theo dõi và không lấy được 2 mẫu phân đúng quy định 16. Sởi Nghi sởi: Sốt, phát ban kèm theo một trong các triệu chứng sau: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ) Sởi xác định: • Sởi xác định theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm: Ca nghi sởi có IgM (+) sởi hoặc phân lập được vi rút sởi • Sởi xác định theo tiêu chuẩn dịch tễ: Ca nghi sởi có tiếp xúc / liên quan, có tiếp xúc trực tiếp với ca sởi xác định theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm • Sởi xác định theo tiêu chuẩn lâm sàng: Ca nghi sởi không lấy được máu làm xét nghiệm và có biểu hiện lâm sàng của sởi Loại trừ sởi: Ca nghi sởi xét nghiệm IgM sởi (-) hoặc có chẩn đoán xác định bệnh khác 17. Quai bị Sốt, sưng cứng tuyến nước bọt mang tai một hoặc hai bên Nơi sưng da căng, da không đổi màu 18. Cúm Sốt cao đột ngột 39-40oC Đau đầu dữ dội, đau mình, đau cơ, khớp Chảy nước mũi, đau họng, ho 19. Viêm kết mạc do Adenovirus Viêm kết mạc (mắt đỏ) Viêm hầu họng 18
  20. Sưng hạch bạch huyết sau tai, dưới hàm 20. Dịch hạch Sốt cao đột ngột Đau đầu, mệt mỏi Thể hạch: các hạch sưng, đỏ, cứng, thường ở bẹn, nách, cổ Thể phổi: ho ra mủ, máu, đau ngực, khó thở 21. Bệnh than Thể da: Bắt đầu với ngứa ở vùng nhiễm khuẩn, sau đó tổn thương sần da, xung huyết, 2 - 6 ngày thành vết loét màu đen. Xung quanh tổn thương có phù nề rộng. Tiến triển nhẹ, hoặc nặng. Thể phổi: Các triệu chứng ban đầu giống viêm nhiễm cấp đường hô hấp với sốt, ho, đau ngực, khó thở, và 2 - 3 ngày shock và chết. Thể ruột: Buồn nôn, nôn chán ăn, đau bụng dữ dội, kèm theo số, dấu hiệu nhiễm trùng huyết và chết. 22. Sốt vàng da do Leptospira Sốt cao đột ngột, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ (nhất là bắp chân, đùi) Tràn dịch kết mạc Thiểu vô niệu Rối loạn nhịp tim Vàng da Ban (vòm miệng) 19
nguon tai.lieu . vn