Xem mẫu

Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91

An Giang University

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NỘI SINH ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Lê Thị Linh Giang1
1

ThS. Phòng Khảo thí & Kiểm định Chất lượng, Trường Đại học An Giang

Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 18/06/14
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
27/09/14
Ngày chấp nhận đăng: 03/15
Title:
Internal factors affecting
students’ satisfaction towards
training and education of a
university
Từ khóa:
Yếu tố nội sinh, sự hài lòng
của sinh viên, đặc điểm cá
nhân sinh viên
Keywords:
Internal factors, students’
satisfaction, personal
characteristics of students

ABSTRACT
This study aimed to examine internal factors affecting students’ satisfaction.
Theoretical models have first conducted at An Giang University (AGU) via a
mixed method of qualitative and quantitative research and the participation of
491 AGU’s students from 2012-2013. The finding showed that there is a
relationship between students’ satisfaction and the following factors: (1)
students’ needs, (2) internal and external personality of students, (3) current
addresses of students, (4) students’ position in family, (5) fathers’ occupation, (6)
mothers’ occupation, (7) mothers’ background education, and (8) students’ living
cost.

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến
sự hài lòng của sinh viên. Mô hình lý thuyết chúng tôi đưa ra được kiểm chứng
lần đầu tiên tại Trường Đại học An Giang, thông qua nghiên cứu định tính và
định lượng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua khảo sát 491 sinh
viên đang học tại Trường Đại học An Giang vào năm học 2012 – 2013. Kết quả
phân tích cho thấy, có mối liên hệ giữa kết quả sinh viên đánh giá hài lòng với
yếu tố về: (1) nhu cầu sinh viên, (2) kiểu nhân cách hướng nội/hướng ngoại, (3)
chỗ ở hiện tại của sinh viên, (4) vị trí con trong gia đình của sinh viên, (5) nghề
nghiệp bố, (6) nghề nghiệp mẹ, (7) trình độ học vấn của mẹ, và (8) mức sống của
sinh viên.

năng tâm lý. Nhu cầu là một động lực mạnh mẽ
phát triển nhân cách (Nguyễn Ngọc Bích, 2000).
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy
cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu bao
giờ cũng có đối tượng, khi nào nhu cầu gặp đối
tượng có khả năng thỏa mãn nó thì lúc đó nhu cầu
trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động
nhằm hướng tới đối tượng (Nguyễn Quang Uẩn,
Nguyễn Văn Lũy & Đinh Văn Vang, 2011). Vì
thế, nếu nhà trường cung cấp dịch vụ đào tạo thỏa
mãn nhu cầu người học sẽ tạo cho họ thái độ tích
cực, động cơ thúc đẩy và tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh trong học tập, nghiên cứu và phát
triển.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Chú ý đến các nhu cầu cá nhân của người học và
nhu cầu thị trường sức lao động sao cho các
chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của
các đối tượng sử dụng” (Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc
Hải & Đặng Quốc Bảo, 2006). Quá trình nhà
trường tìm hiểu các đặc tính nhu cầu của sinh viên
(SV) sẽ là một trong những nhân tố cơ bản đảm
bảo sự thành công trong giáo dục đại học, bởi lẽ
hiệu quả của quá trình đào tạo phụ thuộc rất nhiều
vào đặc điểm cá nhân người học. Việc xác định rõ
cơ chế tâm lý của từng SV có thể xem là “chìa
khóa vàng” trong giáo dục nhân cách. Niềm tin và
mục đích được xem là cơ chế tâm lý để xem xét
những thuộc tính nhân cách. Niềm tin sẽ điều
chỉnh các yếu tố tâm lý, hình thành những chức

Liệu có phải mọi SV khi được đáp ứng nhu cầu
đều có được sự thỏa mãn giống nhau? Theo kết
80

Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91

An Giang University

quả nghiên cứu tâm lý, nhiều nhà tâm lý học cho
rằng, mỗi cá thể đều có kiểu thần kinh khác nhau.
Vì thế, mỗi cá nhân có một kiểu khí chất khác
nhau nên có kiểu nhân cách khác nhau (Nguyễn
Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy & Đinh Văn Vang,
2011). Tùy vào tiêu chí lựa chọn khi phân loại
kiểu nhân cách mà ta có những kiểu nhân cách
đặc trưng khác nhau. Trong nghiên cứu này chúng
tôi tập trung vào đối tượng SV có kiểu nhân cách
hướng nội/hướng ngoại mà theo Eysenck đây là
hai kiểu nhân cách đặc trưng nếu xét theo tính
chất của phản ứng hành vi và mức độ ổn
định/không ổn định của xúc cảm (Hans Eysenck
theo Ngô Công Hoan, 2007). Chính đặc trưng của
kiểu nhân cách SV cho ta kết quả cảm nhận riêng
về chất lượng đào tạo của trường và mức độ
dễ/khó chấp nhận khác nhau khi nhận sản
phẩm/dịch vụ nhà trường cung cấp. Từ cảm nhận
chủ quan của từng SV về chất lượng đào tạo của
trường, có một số SV cảm thấy hài lòng/không hài
lòng về sản phẩm/dịch vụ mà họ nhận được.

Nhóm nghiên cứu yếu tố về kết quả học tập. SV
sẽ đánh giá thấp những GV cho điểm thấp
(Crumbley, Henry & Kratchman, 2001 theo
Dalton, H & Denson, N., 2009), cũng có nghiên
cứu cho rằng GV cho điểm dễ dãi nhưng vẫn nhận
được đánh giá thấp từ SV (Abrami, Dickens &
Perry Leventhal, 1980 theo Mckeachie.W.J,
1997). Ngoài ra, có nghiên cứu cho rằng không có
mối tương quan đáng kể giữa xu hướng đánh giá
của GV và kết quả lấy ý kiến SV (Lally & Myhill,
1994 theo Lê Văn Hảo, 2007). Nhóm nghiên cứu
về các yếu tố tác động khác đến sự hài lòng.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đo lường sự hài
lòng của SV khi xem xét đánh giá ở các đặc điểm,
các yếu tố hữu hình và vô hình. Dựa trên các
nghiên cứu của Pascarella và Terenzini (1991) và
Umbach và Porter (2002), có nhận định rằng sự
phát triển trí tuệ và cá nhân là một trong những
yếu tố quan trọng của sự hài lòng về đầu ra của
các cơ sở giáo dục. Ewell (1989) đã quan sát mối
tương quan nghịch về tác động giữa văn hóa tổ
chức và kết quả học tập của SV (Ewell, 1989,
Pascarella & Terenzini, 1991, Umbach & Porter,
2002 theo Muhammad Nauman Abbasi, 2011).
Cashin, W.E. cho rằng GV dạy môn xã hội
thường được SV đánh giá cao hơn môn học tự
nhiên và GV dạy lớp ít sẽ được SV đánh giá cao
hơn GV dạy lớp đông (Cashin, W.E., 1995). Mặt
khác, Palacio et al. (2002) cho rằng sự kì
vọng/mong đợi của SV có thể được hình thành
trước khi họ bước chân vào trường đại học.
Những hình ảnh của nhà trường sẽ tác động đến
quyết định của họ khi lựa chọn ghi danh vào
trường mà sau này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài
lòng của họ (Palacio et al., 2002 theo Muhammad
Nauman Abbasi, 2011).

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN
Nhóm nghiên cứu yếu tố về giới tính và tuổi. Một
số nghiên cứu cho rằng không có sự khác biệt
giữa kết quả đánh giá của SV khi xét đến yếu tố
giới tính và tuổi sinh học (Aleamoni, L.M., 1998),
(Young, S. & Rush, L.; Shaw, D., 2009), (Lally &
Myhill, 1994 theo: Lê Văn Hảo, 2007), (Cashin,
W.E., 1995). Nhưng có một số nghiên cứu lại cho
rằng yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến sự hài lòng
(Hancock et al.,1992; Tatro, 1995 theo Young, S.
& Rush, L.; Shaw, D., 2009) cho thấy SV nữ có
xu hướng đánh giá giảng viên (GV) cao hơn SV
nam. Có nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho rằng
SV nhóm nữ kém hài lòng hơn khi xét đến yếu tố
giới tính (Rienzi et al., 1993 theo Muhammad
Nauman Abbasi, 2011). Nhóm nghiên cứu yếu tố
sự trải nghiệm của SV khi học tại trường. Một số
nghiên cứu cho rằng yếu tố năm học của SV
không tác động đến kết quả đánh giá (Cashin,
W.E., 1995); (Lally & Myhill, 1994 theo Lê Văn
Hảo, 2007). Nhưng cũng có một số nghiên cứu lại
cho rằng có sự khác biệt trong kết quả đánh giá
khi xét đến yếu tố năm SV (Dalton, H & Denson,
N., 2009); (Aleamoni, L. M., 1998); (CisnerosCohernour, E. J., 2001); (Muhammad Nauman
Abbasi, 2011). Kết quả các nghiên cứu cho thấy
các đánh giá cho điểm hài lòng tỉ lệ thuận với năm
học của họ.

Ngoài ra, trong khảo sát kết quả đầu ra của SV
các trường, viện British Columbia năm 2003 cho
thấy, các yếu tố về đặc điểm cá nhân có ảnh
hưởng đến kết quả đánh giá sự hài lòng của SV.
Chẳng hạn, nhóm nữ và nhóm lớn tuổi hài lòng ở
mức độ cao. Ngoài ra, sự hài lòng của SV phụ
thuộc nhiều vào kết quả xếp loại học lực. Đối với
nhóm cựu SV thì kết quả xếp loại học lực và mức
độ hài lòng có tương quan thuận với nhau. Đối
với SV đang theo học thì mối tương quan này ít
hơn. Điều này khá tương đồng khi xét đến các yếu
tố về giới tính, tuổi tác, đặc điểm ngành học, vị trí
của trường (BC College & Institute Student
Outcome, 2003).
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây chỉ tập
81

Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91

An Giang University

trung nhiều vào các yếu tố liên quan đến đặc điểm
cá nhân SV như giới tính, tuổi, sự trải nghiệm của
SV khi học tại trường (năm SV/SV năm thứ), kết
quả học tập,… nhưng chưa có nghiên cứu nào
xem xét ảnh hưởng của các yếu tố nhu cầu và kiểu
nhân cách của SV đến sự hài lòng của họ trong
quá trình học tập tại trường.

triển từ thấp đến cao.

3. KHUNG LÝ THUYẾT
3.1 Quan hệ của các thuyết trong nghiên cứu
hài lòng
3.1.1 Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Hình 1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow

Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow chủ yếu tập
trung xem xét các bậc nhu cầu cá nhân. Lý thuyết
được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau: (1)
Nhu cầu là cơ sở để tạo động lực cá nhân, nhưng
khi một nhu cầu được thoả mãn thì nó không còn
là động lực quan trọng và nó sẽ nảy sinh một nhu
cầu mới để thay thế cho nhu cầu cũ; (2) Nhu cầu
bậc cao hơn chỉ xuất hiện khi nhu cầu bậc thấp
hơn được thỏa mãn và có nhiều cách thỏa mãn
bậc cao hơn so với nhu cầu ở bậc thấp; (3) Nhu
cầu của phần lớn con người là phức tạp và phát
ng 1. Quan hệ của thuyết nhu cầu của A raha
Nhu cầu
Nhu cầu an toàn

Bản chất của sự hài lòng là sự thỏa mãn về chất
lượng sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách
hàng (SV). Tính vận động của nhu cầu khá tương
đồng với trạng thái/cảm xúc hài lòng mang lại
cảm giác hạnh phúc hay thái độ tích cực; còn cảm
giác không hài lòng hay thái độ tiêu cực cho thấy
sự bất mãn. Ngoài ra, đối tượng của tính phát triển
của nhu cầu hoàn toàn giống với nhóm SV đặt ra
yêu cầu cao.

Maslow trong nghiên cứu hài lòng của SV

Thuyết của A raha
Maslow
Con người mong muốn
được an toàn trong cuộc
sống, công việc và trong
quan hệ xã hội.

Nghiên cứu hài lòng của SV
Môi trường nhà trường tạo cho SV cảm giác an tâm chứ
không phải đe dọa hay áp đặt. SV cần được đảm bảo điều
kiện an toàn trong nhà trường, cụ thể:
Tình hình an ninh trong nhà trường;
Khu phòng học, khu nhà vệ sinh, khu ký túc xá,… đạt yêu
cầu về an toàn;
Chế độ bảo hiểm cho SV, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
SV.

Nhu cầu xã hội

Nhu cầu, mong muốn
được giao lưu với bạn bè,
gia đình, các nhu cầu giao
tiếp khác.

Hoạt động phong trào (văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao),
câu lạc bộ, đội nhóm;
SV được tạo cơ hội tham gia vào quá trình giảng dạy – học
tập;
SV được giao lưu trực tiếp với Hiệu trưởng, Phòng ban, Ban
Chủ nhiệm Khoa để phản hồi các hoạt động của nhà trường.

Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu tự khẳng định

Con người được đối xử
tôn trọng, tin cậy, được
bình đẳng như mọi thành
viên khác.
Nhu cầu, mong muốn
được sáng tạo, được thể
hiện tài năng bản thân
mình trước mọi người và
được ghi nhận.

Khen ngợi kịp thời khi SV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học
tập;
Lắng nghe, tôn trọng ý kiến SV;
Chất lượng đội ngũ cán bộ phục vụ cho SV.
Khuyến khích SV tự chủ trong học tập, nghiên cứu;
Khích lệ khả năng sáng tạo, tổng hợp vấn đề và ứng dụng
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

82

Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91

An Giang University

3.1.2 Thuyết hai yếu tố của rederick er berrg

Hình 2. M hình thuyết hai yếu tố của
Herzberrg

Nhà tâm lý học Frederick Herzberrg cho rằng
không phải nhu cầu nào cũng đóng vai trò là động
cơ thúc đẩy. Có những yếu tố tạo ra sự không thỏa
mãn (tạo sự hài lòng không tích cực) và những
nhu cầu này khi được thoả mãn không tạo động
cơ thúc đẩy mà chỉ là yếu tố duy trì/yếu tố hợp vệ
sinh/yếu tố bảo vệ sức khỏe (Hygiene factors).
Ngoài ra, có yếu tố thỏa mãn (tạo ra sự hài lòng
tích cực) và những nhu cầu này nếu được đáp ứng
sẽ tạo ra động cơ thúc đẩy (Motivation) (Frederick
Herzberrg theo Nguyễn Thơ Sinh, 2008).

r

ric

Quan hệ của thuyết hai yếu tố trong nghiên cứu
đánh giá sự hài lòng của SV:
Mô hình nghiên cứu chỉ rõ những ảnh hưởng của
môi trường công việc đến cá nhân. Điều này khá
tương đồng nếu xem xét trên quan điểm xem công
ty/cơ quan là nơi đào tạo và môi trường công việc
là môi trường học tập của SV.
Thuyết cũng đề cao vai trò của môi trường trong
quá trình đáp ứng nhu cầu cho đối tượng lao
động.
Học thuyết đã chỉ ra hai yếu tố: yếu tố duy trì
(Hygiene factors) và yếu tố tạo động cơ
(Motivation). Nội dung chính của hai yếu tố này
có thể được vận dụng giải thích trong nghiên cứu
đánh giá hài lòng của SV.

Mô hình thuyết hai yếu tố của Frederick
Herzberrg:
M I TRƯỜNG LÀM VI C
Yếu tố nhu
cầu
tạo động cơ

Mức độ trạng thái cảm giác của SV về khả năng
đáp ứng của nhà trường so với kì vọng của chính
SV - một cảm giác thỏa mãn hay thái độ tích cực
cho thấy sự hài lòng, trong khi một cảm giác
không thỏa mãn hay thái độ không tích cực cho
thấy sự không hài lòng.

NỘI UNG C NG VI C

Yếu tố nhu
cầu
tạo sự duy trì

ng 2. Quan hệ của thuyết hai yếu tố trong nghiên cứu hài lòng của SV
Yếu tố nhu
cầu

Thuyết của r

ric H r

rrg

Nghiên cứu ánh giá hài lòng của SV
CSĐT/trường đại học

Chính sách và cách quản lý của công ty

Chính sách và cách quản lý của trường
Khoa/Lớp

Điều kiện làm việc

Điều kiện học tập

Các mối liên hệ cá nhân

Các mối liên hệ cá nhân

Lương

Học bổng, chế độ hỗ trợ

Chức vụ

Ban cán sự lớp

Sự an toàn

Sự an toàn trong nhà trường

Sự thành đạt

Cơ hội việc làm

Sự công nhận, thừa nhận

Bằng cấp

Sự thăng tiến

Khả năng nghiên cứu, học tập cao hơn (sau đại học,...)

Tính hấp dẫn của công việc

Tạo động cơ

Công ty
Nhà quản lý trực tiếp

Tạo sự duy
trì

Say mê học thuật, nghiên cứu

3.1.3 Thuyết hành vi của E.C.Tolman

Chúng tôi vận dụng học thuyết tâm lí của
E.C.Tolman trong nghiên cứu đánh giá hài lòng
của SV. Như vậy, sự hài lòng của SV phụ thuộc
vào đặc điểm của môi trường và đặc trưng từng cá
thể đến hình thành quá trình hình thành tâm lí của

Theo E.C.Tolman, yếu tố nội sinh là bất kỳ thể
nghiệm nào bên trong của cơ thể, những cái
không thể quan sát một cách khách quan được.
83

Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 80 – 91

An Giang University

SV (E.C.Tolman theo Phan Trọng Ngọ, 2003).
M I TRƯỜNG

Ho t

ng ào t o

CÁ THỂ

TÂM LÍ

Kiểu nhân cách sinh
viên, nhu cầu

Hài lòng/Kh ng hài lòng

Hình 3. Quá trình hình thành sự hài lòng SV ối v i ho t

Đặc điểm môi trường ảnh hưởng đến cá thể (SV)
đó chính là môi trường học tập trong nhà trường,
bao gồm các hoạt động đào tạo: chương trình,
giảng viên, hoạt động tổ chức đào tạo, cơ sở vật
chất, trang thiết bị và dịch vụ hỗ trợ, mối quan hệ
giữa mọi người trong trường, trong lớp…

ng ào t o

ih c

tổ chức đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, dịch vụ hỗ trợ) về điều kiện và hoạt động
đào tạo của trường để họ có thể trở thành người
có năng lực trong lĩnh vực được đào tạo. Chính sự
thỏa mãn những kì vọng/mong đợi (nhu cầu) của
SV dưới sự định hướng/giáo dục của nhà trường
sẽ đem đến cho họ sự hài lòng, cao hơn nữa tạo
động cơ để họ phấn đấu trong học tập, nghiên cứu
để phát triển”.

Đặc trưng cá thể có thể là các đặc điểm về kiểu
nhân cách SV, nhu cầu bản thân, giới tính, tuổi,…
Chính đặc trưng của từng cá thể cho ta kết quả
cảm nhận riêng về chất lượng đào tạo của trường.
Bởi vì, với từng cá thể thì mức độ dễ/khó chấp
nhận của họ cũng khác nhau khi nhận sản
phẩm/dịch vụ nhà trường cung cấp.

Nhu cầu quá trình (1) căn cứ vào thuyết
Abraham Maslow. Khi môi trường bên trong
trường đại học đáp ứng được nhu cầu SV quá
trình (11) thì họ sẽ thỏa mãn, còn ngược lại
không thỏa mãn quá trình (12) . Chính sự không
thỏa mãn nhu cầu sẽ làm cho SV cảm thấy không
hài lòng về sản phẩm/dịch vụ nhà trường cung
cấp.

Tâm lí cá thể ở đây có thể hiểu đó chính là quá
trình hình thành sự hài lòng của SV khi học tại
trường. Kết quả của quá trình này phụ thuộc vào
đặc điểm của môi trường học tập, nhu cầu và kiểu
nhân cách của từng SV.

Khi SV thỏa mãn nhu cầu quá trình (11) thì sẽ
xuất hiện hai trạng thái tâm lí: nếu nhà trường đáp
ứng đầy đủ các yếu tố tạo sự duy trì (nhu cầu an
toàn và nhu cầu xã hội) quá trình (11a) thì SV
cảm thấy hài lòng quá trình (11a1) , tuy nhiên sự
hài lòng này không mang động cơ thúc đẩy hoạt
động học tập. Chỉ những nhu cầu được tôn trọng
và nhu cầu tự khẳng định mình quá trình (11b)
được đáp ứng thì sự thỏa mãn mới tạo được động
cơ giúp SV say mê học thuật, nghiên cứu quá
trình (11b1) .

Trong nghiên cứu này, yếu tố nội sinh chỉ tập
trung vào hai khía cạnh là: (1) nhu cầu và (2) kiểu
nhân cách (hướng nội/hướng ngoại), bởi lẽ tính
thuận tiện của hai yếu tố này trong tìm hiểu đánh
giá sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo.
3.2 M hình lý thuyết
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, để cá nhân tồn
tại và phát triển trong những điều kiện nhất định.
Khi con người đã có thể sinh tồn thì họ nảy sinh
khát khao tìm kiếm tri thức nên nhu cầu được học
tập xuất hiện. Khi SV học tập tại trường họ mong
muốn có môi trường thuận lợi để có cơ hội phát
triển. Môi trường đó phải thật sự an toàn, lành
mạnh, nhân văn. Trong mối quan hệ giữa thầy –
trò được thực hiện căn cứ vào chương trình đào
tạo, cùng với quá trình tổ chức đào tạo, trong điều
kiện cơ sở vật chất thuận lợi với chất lượng dịch
vụ tốt nhất sẽ tạo cho SV tâm lí yên tâm học tập,
nghiên cứu. Theo chúng tôi quan niệm, nhu cầu
của SV là “những kì vọng/mong đợi của SV
(chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu học tập,

Như vậy có phải mọi SV khi được đáp ứng nhu
cầu đều có sự thỏa mãn giống nhau Điều đó hoàn
toàn không, bởi lẽ mỗi SV đều có ý kiến chủ quan
trong đánh giá, nhận định vấn đề. Mỗi SV là cá
thể riêng l mang đặc trưng riêng quyết định tính
cách và nhu cầu khác nhau. Chính đặc trưng của
từng cá thể về tính cách quá trình (2) cho ta kết
quả cảm nhận riêng về chất lượng đào tạo của
trường. Bởi vì, với mỗi SV, mức độ chấp nhận
của họ cũng khác nhau khi nhận sản phẩm/dịch vụ
nhà trường cung cấp. Chính cảm nhận chủ quan
của từng SV về chất lượng đào tạo của trường mà
84

nguon tai.lieu . vn