Xem mẫu

  1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động ẢNH HƯỞNG CỦA KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM ĐẾN SỨC KHỎE CẢNH SÁT GIAO THÔNG LÀM VIỆC TẠI MỘT SỐ GIAO LỘ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH The effect of air pollution on traffic policemens’ health in HoChiMinh city PGS.TS. Nguyễn Bá Toại ThS. Bùi Quang Trung (Hanoi University of Civil Engineering) ABSTRACT The report summarized the results of the project "Survey, assess the air pollution situation in the transport of Ho Chi Minh City, and impact of it on the health of traffic policemen and proposed measures to limit. The daily mean concentrations of total suspended particles (TSP) and NO2 at main crossroads of Ho Chi Minh City are over the allowable standard values and the main reasons are due to automobile and motorbike. Results from research data show that health of traffic policemen is affected by air pollution with respiratory disease and loss of balance lipid. Some measures to reduce pollution and protect the health of traffic police have been mentioned in the report. I. ĐÔI NÉT VỀ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI T HÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mật độ đường giao thông trên đầu dân của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) còn thấp: khoảng 0,26km/1000dân khu vực nội thành và 0,084km/1000dân khu vực đô thị mới và ngoại thành. Chất lượng mặt đường xuống cấp, bên cạnh công tác duy tu, bảo dưỡng xây mới đường chậm tiến độ, các "lô cốt" tồn tại lâu ngày gây tắc nghẽn ảnh hưởng lớn đến giao thông thành phố. Tính đến 20/5/2007 TPHCM có khoảng 262.663 xe ô tô các loại với mức gia tăng 14,5%/năm; khoảng 2,61 triệu xe máy với mức tăng khoảng 5,4%/năm; hơn 1 triệu xe đạp. Cơ cấu đi lại hiện nay ở TPHCM gồm phương tiện giao thông công cộng khoảng 3,7%; 96,3% còn lại là dùng phương tiện cá nhân trong đó chủ yếu là xe hai bánh. II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TPHCM 1 Hội thảo Quốc gia: “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập”
  2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Số liệu nồng độ các chất ô nhiễm được thu thập từ hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí (MTKK) của TPHCM đang hoạt động bao gồm 09 trạm quan trắc tự động (05 trạm quan trắc chất lượng KK xung quanh và 04 trạm quan trắc chất lượng KK ven đường) và 06 trạm quan trắc bán tự động. Ngoài ra, còn có 08 trạm đo đạc nồng độ chất hữu cơ bay hơi Benzen - Toluen - Xylene trong MTKK. Hình 1.1. Bản đồ vị trí các trạm Quan trắc chất lượng không khí Diễn biến chất lượng MTKK ven đường Số liệu khảo sát trong các năm gần đây cho thấy nồng độ các chỉ tiêu chính trong không khí nhìn chung đạt TCCP ngoại trừ bụi và khí NO2. Nồng độ bụi tổng quan trắc từ năm 2000 đến 2007 luôn ở mức nguy hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nồng độ trung bình vượt TCCP từ 1,45 đến 2,15 lần. Ô nhiễm NO2 tuy không nghiêm trọng như bụi tổng, nhưng cũng hơn 50% số liệu quan trắc vượt TCCP và ở mức gây hại cho con người và môi trường. Mức ồn dao động từ 75 đến 85dB, TPHCM đang bị ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng, trong đó hoạt động giao thông đường bộ là một trong những nguồn đóng góp chủ yếu. Nồng độ các chất ô nhiễm tại các trạm ven đường theo hướng Đông Bắc - Tây Nam (hướng xuyên tâm) của thành phố cao hơn các khu vực khác. Điều này chủ yếu là do hướng Đông Bắc - Tây Nam là hướng vận chuyển chính của thành phố cũng như của các tỉnh phía Tây Nam lên các tỉnh miền Trung và miền Bắc. 2 Hội thảo Quốc gia: “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập”
  3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Nồng độ các chất ô nhiễm (ngoại trừ bụi) tại khu vực cửa ngõ thấp hơn khu vực bên trong nội thành, nguyên nhân có thể do vấn đề kẹt xe bên trong nội thành. Tại khu vực cửa ngõ của thành phố, nơi có mật độ và lưu lượng giao thông rất lớn, tập trung chủ yếu là các xe khách và xe tải chạy với tốc độ cao thì nồng độ bụi PM10 lớn. Tại khu vực nội thành, chủ yếu tập trung xe máy và chạy với tốc độ nhỏ thì nồng độ PM10 thấp hơn. Diễn biến nồng độ PM10(g/m3) trung bình năm 2002 - 6/2008 tại các trạm Quan trắc Diễn biến nồng độ NO2(g/m3) trung bình năm 2002 - 6/2008 tại các trạm Quan trắc 3 Hội thảo Quốc gia: “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập”
  4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Kết quả quan trắc nồng độ chì trong không khí tại 06 trạm quan trắc không khí bán tự động trong 08 năm (2000 - 2007) đang là vấn đề đáng quan tâm cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí do giao thông trên địa bàn TP.HCM. Ngay sau Quyết định không dùng xăng pha chì của Chính phủ năm 2001, nồng độ chì quan trắc được giảm xuống nhanh chóng; từ nồng độ trung bình năm 2000 là 2,48g/m3 giảm xuống 1,62g/m3 vào năm 2001 và 0,65g/m3 năm 2002. Sau đó lại có xu hướng tăng dần từ 2004 và đến năm 2006 thì đạt cực đại, vượt TCCP: 6,36 lần. Bước sang năm 2007 nồng độ chì bắt đầu giảm. Ngã tư An Sương và ngã tư Đinh Tiên Hoàng là hai trạm nồng độ chì luôn cao hơn các trạm còn lại. Kết quả trên cho thấy sự bất ổn trong chất lượng xăng lưu thông trên thị trường trong thời gian gần đây. Diễn biến hàm lượng chất hữu cơ bay hơi trong không khí trên địa bàn TPHCM qua 04 năm quan trắc cho thấy: Benzene luôn ở mức nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường với 100% số liệu quan trắc vượt chuẩn cho phép từ 2,85 đến 12,83 lần. Điều đáng lo ngại nhất là hàm lượng Benzene có xu hướng tăng dần từ năm 2005 đến nay. Hàm lượng Toluene và Xylene vẫn dao động trong mức chấp nhận được cho môi trường và cộng đồng. Đối lập với Benzene, hàm lượng Xylene giảm dần trong những năm gần đây. Toluene cũng có xu hướng tương tự như Benzene, tuy nhiên trong 07 tháng đầu năm 2008 hàm lượng Toluene đang giảm xuống. Tại các khu vực có mật độ lưu thông cao, không gian hẹp và bị che chắn bằng nhiều tòa nhà cao tầng nồng độ chất hữu cơ bay hơi trong MTKK cao hơn. Theo kết quả khảo sát tại một số giao lộ, chất lượng MTKK tại vị trí làm việc của các chiến sỹ cảnh sát giao thông xấu hơn so với vị trí ven đường với nồng độ bụi vượt từ 5% đến 15%, nồng độ SO2 vượt từ 10% đến 30%. Nhìn chung diễn biến chất lượng môi trường không khí tỷ lệ thuận với số lượng phương tiện giao thông tham gia trên đường, đạt giá trị cao vào thời gian cao điểm sáng hoặc chiều, có xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h mỗi ngày. III. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ (ONKK) ĐẾN SỨC KHOẺ CỦA CÁC CHIẾN SỸ CSGT. 3.1. Kết quả điều tra xã hội về tác động của ONKK đến các chiến sỹ CSGT Kết quả điều tra xã hội học đối với hơn 350 chiến sỹ CSGT cho thấy: 4 Hội thảo Quốc gia: “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập”
  5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động + Cảm nhận về mức độ nguy hại của các yếu tố môi trường tác động đến sức khoẻ của CSGT xếp theo thứ tự giảm dần: Bụi - khói xe - ý thức người tham gia GT - nhiệt độ cao - tiếng ồn - BXMT - độ ẩm. + Các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe thường được CSGT áp dụng xếp theo thứ tự giảm dần: Kiểm soát người tham gia GT - hạn chế khói khí độc - hạn chế bụi - hạn chế nhiệt độ - hạn chế tiếng ồn - hạn chế BXMT - hạn chế độ ẩm. + 75,97% các chiến sỹ CGGT rất quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường làm việc; 0,01% hoàn toàn không quan tâm. + Tỷ lệ các bệnh CSGT thường mắc xếp theo thứ tự giảm dần: Tai mũi họng - mắt - hô hấp - tuần hoàn - hệ thần kinh. Như vậy, các chiến sỹ CSGT làm việc trực tiếp tại các giao lộ đều đã nhận thức được tác động của ONKK đến sức khoẻ bản thân, đã có những biện pháp hạn chế. 3.2. Tình hình sức khoẻ của các chiến sỹ CSGT Khảo sát tình hình sức khỏe bệnh tật của CSGT được thực hiện dựa trên phiếu 625 phiếu khám sức khỏe năm 2005 và 945 phiếu năm 2007 của CSGT. Các chiến sĩ đều được khám tổng quát, chuyên khoa, làm các xét nghiệm cơ bản, đo điện tâm đồ. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ đạt sức khỏe loại 2 của CSGT đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 74,4%. Tuy nhiên có những chiến sĩ CSGT mắc khá nhiều bệnh, có người mắc 1 – 2 bệnh, có người mắc hơn 3 bệnh. Nổi bật trong cơ cấu bệnh tật của cảnh sát giao thông là các bệnh tai mũi họng chiếm tỷ lệ 62,2%, bao gồm các bệnh như viêm họng cấp, mãn tính, viêm amygdale, viêm mũi, xoang, vẹo vách ngăn, viêm tai, nấm tai. Đây là các bệnh có liên quan mật thiết với ô nhiễm MTKK do khói bụi, hơi khí độc hại… Các bệnh nội khoa: Các bệnh tiêu hóa như gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa mỡ, dạ dày – tá tràng, viêm gan siêu vi B.v.v.. chiếm tỷ lệ khá cao (59,4 và 56,1%) số người được khám. Một số bệnh như cao huyết áp, tim mạch tăng cao so với trước đây, chiếm tỷ lệ 28,0% (năm 1996 là 14,6%). Những stress tâm lý, làm việc căng thẳng, ô nhiễm môi trường,…được xác định là những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh trên. Tình trạng thừa cân (14,7%), chế độ ăn không hợp lý, ít vận động ở những người lớn tuổi làm việc lâu năm, làm cho tỷ lệ cao huyết áp và cholesterol tăng cao. Các bệnh da liễu: chủ yếu các bệnh như lang ben, nấm da, ban đỏ, chàm v.v... chiếm tỷ lệ 0,5%. Nguyên nhân là do làm việc ngoài trời trong điều kiện nóng ẩm mồ hôi ra nhiều tạo điều kiện cho nấm da phát triển. 5 Hội thảo Quốc gia: “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập”
  6. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Bệnh lao và bệnh phổi: các lao và bệnh phổi chiếm tỷ lệ 1,9% Các bệnh răng, chủ yếu là sâu răng, nha chu, mất răng làm giảm sức nhai chiếm tỷ lệ khá cao: 27,4% (2005) và 44,7% (2007). IV. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, BẢO VỆ SỨC KHỎE CÁC CHIẾN SỸ CẢNH SÁT GIAO THÔNG. 4.1. Giải pháp quản lý giao thông, công chính Để hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, bảo vệ sức khỏe các chiến sỹ cảnh sát cũng như những người tham gia giao thông, cần phải có các giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý giao thông, công chính: - Quản lý sử dụng mặt đường, sửa chữa kịp thời và nâng cao chất lượng đường. - Điều hoà lưu lượng xe, tránh ùn tắc, thông tin về tắc nghẽn giao thông. 4.2. Giải pháp quản lý môi trường  Kiểm soát phát thải khí ô nhiễm và tiếng ồn của các phương tiện giao thông: Để ngăn chặn ô nhiễm do các phương tiện giao thông gây ra, một trong những biện pháp hiệu quả là kiểm soát, xử lý khí thải của động cơ, cải thiện kỹ thuật để nhiên liệu đốt cháy hoàn toàn, sử dụng nhiên liệu sạch như xăng chất lượng cao không pha chì, hàm lượng lưu huỳnh và nitơ trong xăng thấp, tăng cường sử dụng các loại xe điện,... Đặt các trạm kiểm soát trên các trục lộ chính, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện lưu thông, yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn khí khải và tiếng ồn.  Kiểm soát việc đảm bảo môi trường của các xe chuyên chở vật liệu xây dựng.  Kiểm soát việc đảm bảo môi trường của các công trường xây dựng trong thành phố.  Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường không khí. 4.3. Giải pháp kỹ thuật  Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp với công việc.  Bố trí thời gian làm việc hợp lý, thời lượng làm việc hợp lý cho cảnh sát giao thông: sử dụng các chính sách luân chuyển, đảm bảo sức khỏe.  Cung cấp nước giải khát giàu chất điện giải. 4.4. Giải pháp quản lý y tế  Khám sức khoẻ định kỳ.  Theo dõi và xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khoẻ của các chiến sĩ cảnh sát giao thông. 6 Hội thảo Quốc gia: “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập”
  7. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động  Xây dựng chế độ chăm sóc sức khoẻ thích hợp cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông làm việc ở các giao lộ. 4.5. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của ô nhiễm không khí và phòng chống ô nhiễm cho các chiến sĩ CSGT.  Nâng cao nhận thức phòng chống ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho CSGT,  Nâng cao nhận thức chấp hành luật lệ giao thông, phòng chống ô nhiễm cho người tham gia giao thông, đặc biệt những người điều khiển ô tô, mô tô, xe máy. 7 Hội thảo Quốc gia: “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập”
nguon tai.lieu . vn