Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC BÃ BIA TƯƠI TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN LAI DUROC x (PIETRAIN x MÓNG CÁI) Phùng Thăng Long, Lê Đức Thạo, Lê Đình Phùng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Ảnh hưởng của các mức bã bia tươi trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) đã được đánh giá trong nghiên cứu này. Tổng số 24 lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) 60 ngày tuổi đồng đều về khối lượng (17-18 kg/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 4 lô thí nghiệm với 3 lần lặp lại. Lợn ở các lô được ăn tự do các khẩu phần có mức bã bia 0% (thức ăn công nghiệp), 12, 24 hoặc 36% vật chất khô (DM). Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ở các lô tương đương nhau có hàm lượng protein thô 20%, 18% và 16% tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng 15-30 kg, 31-60 kg và 61 kg - xuất chuồng, năng lượng trao đổi 3200 - 3400 Kcal/kg DM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) được nuôi thịt bằng các khẩu phần thức ăn tự phối trộn với mức bã bia tươi 12, 24 và 36% DM có tốc độ sinh trưởng giảm dần thứ tự là: 631, 567, 476 g/ngày và thấp hơn lô đối chứng (751 g/ngày) (P
  2. Ở nước ta, bã bia đã được người dân sử dụng làm thức ăn cho lợn khá phổ biến. Tuy nhiên, đại đa số người chăn nuôi đều sử dụng bã bia theo kinh nghiệm. Gần đây, có một vài nghiên cứu sử dụng bã bia để chăn nuôi lợn thịt. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có thể sử dụng bã bia để thay thế 30% Protein bột cá trong khẩu phần lợn thịt (Luu Huu Manh et al., 2003); mức bã bia ủ chua 18% tính theo vật chất khô của khẩu phần nuôi lợn thịt F1 (Đại Bạch × Móng Cái) cho tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao (Đào Xuân Tùng, 2010). Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào sử dụng bã bia tươi trong khẩu phần cho đối tượng lợn thịt hướng nạc Duroc x (Pietrain x Móng Cái). Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định mức bã bia tươi thích hợp trong khẩu phần cho lợn thịt Duroc x (Pietrain x Móng Cái) để khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng tốt hơn nguồn bã bia tươi sẵn có mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Tổng số 24 lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) 60 ngày tuổi có khối lượng bình quân 17-18 kg đã được sử dụng trong thí nghiệm này. Thức ăn sử dụng cho lợn thí nghiệm là các hỗn hợp thức ăn tự phối trộn từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương có tỷ lệ bã bia tươi 12, 24, 36% DM của khẩu phần (thí nghiệm) hoặc các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Proconco (0% bã bia) có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lợn. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Để đánh giá ảnh hưởng của các mức bã bia tươi trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái), chúng tôi bố trí ngẫu nhiên 24 lợn thí nghiệm thành 4 nhóm (một nhóm đối chứng và 3 nhóm thí nghiệm) với 3 lần lặp lại (2 lợn/ô chuồng). Lợn ở nhóm đối chứng được nuôi bằng các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Proconco dạng viên, lợn ở 3 nhóm thí nghiệm còn lại được nuôi bằng các khẩu phần tự phối trộn từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương có tỷ lệ bã bia tươi 12, 24 và 36% DM. Khẩu phần dùng cho các giai đoạn sinh trưởng của lợn ở lô đối chứng và các lô thí nghiệm có giá trị dinh dưỡng (Protein, năng lượng)/kg DM của khẩu phần là tương đương nhau (Bảng 1). Lợn ở các nhóm được ăn thức ăn thí nghiệm thỏa mãn và được cung cấp nước uống đầy đủ qua các núm uống lắp đặt trong các ô chuồng nuôi. Thời gian nuôi lợn thí nghiệm kéo dài 90 ngày. 214
  3. Bảng 1. Hàm lượng dinh dưỡng của các khẩu phần cho lợn Lô đối Phương Lô thí nghiệm chứng Giai đoạn thức cho Chỉ tiêu ăn 0% 12 % 24 % 36 % bã bia bã bia bã bia bã bia ME (Kcal/kg DM) 3463 3309 3243 3235 15 - 30 kg Tự do CP (%/kg DM) 20,20 20,08 19,58 19,57 ME (Kcal/kg DM) 3448 3316 3248 3214 31 - 60 kg Tự do CP (%/kg DM) 18,30 18,03 18,02 18,30 61 - xuất ME (Kcal/kg DM) 3448 3347 3279 3201 Tự do chuồng CP (%/kg DM) 16,00 16,34 16,07 16,18 2.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu Trong thời gian nuôi lợn thí nghiệm các chỉ tiêu: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày), lượng thức ăn ăn vào (kg DM/ngày) và tiêu tốn thức ăn (kg DM)/kg tăng trọng qua các tháng nuôi và trung bình cả thời gian thí nghiệm được tính toán bằng phương pháp thường quy. Ảnh hưởng của các mức bã bia trong khẩu phần nuôi lợn thịt Duroc x (Pietrain x Móng Cái) đến hiệu quả kinh tế/đồng vốn đầu tư được tính bằng chênh lệch giữa tổng thu tiền bán lợn và tổng chi bao gồm tiền mua con giống, thức ăn, thuốc thú y trên một đời lợn thịt (thu nhập cận biên) chia cho tổng chi (không tính các khoản chi phí khấu hao chuồng trại, lao động...). Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt xẻ, khi kết thúc thí nghiệm 12 cá thể lợn từ 4 nhóm (3 cá thể/nhóm) có khối lượng khoảng 60-80 kg được mổ khảo sát. Các chỉ tiêu chính về năng suất và chất lượng thịt xẻ gồm tỷ lệ thịt móc hàm (%), tỷ lệ thịt xẻ (%), tỷ lệ nạc (%), diện tích mắt thịt (cm2) ở vị trí giữa xương sườn thứ 10 và 11, độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 (cm) được xác định theo quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo - TCVN-8899-84 (Bộ NN&PTNT, 2003). Số liệu thu thập được xử lý thống kê sử dụng phần mền Minitab (phiên bản 13.2). Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của các mức bã bia trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) nuôi thịt Kết quả được trình bày ở Bảng 2: 215
  4. Bảng 2. Ảnh hưởng của các mức bã bia trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) nuôi thịt *) Lô Đơn vị 0 % bã bia 12 % bã bia 24 % bã bia 36 % bã bia Chỉ tiêu tính (M ± SE) (M ± SE) (M ± SE) (M ± SE) Khối lượng bắt kg 17,83 ± 0,17 17,86 ± 0,22 17,83 ± 0,17 17,91 ± 0,22 đầu thí nghiệm KL sau tháng kg 37,50a ± 0,29 33,50 b ± 1,04 32,33b ± 0,60 28,83 c ± 0,44 nuôi thứ 1 KL sau tháng kg 60,17a ± 1,36 54,33 b ± 1,92 51,50b ± 0,50 45,17 c ± 1.88 nuôi thứ 2 KL sau tháng kg 85,50a ± 1,76 74,67 b ± 2,89 68,92b ± 0,42 60,83 c ± 2,46 nuôi thứ 3 Tăng trọng g/ngày 655a ± 11,10 522b ± 31,30 483 b ± 19,20 363 c ± 10,00 tháng nuôi 1 Tăng trọng g/ngày 755a ± 36,40 694a ± 33,80 638 ab ± 5,56 544 b ± 48,40 tháng nuôi 2 Tăng trọng g/ngày 844a ± 40,10 677b ± 38,90 580b ± 2,78 522 b ± 73,50 tháng nuôi 3 Tăng trọng g/ngày 751a ± 18,80 631b ± 30,70 567b ± 0,02 476 c ± 28,30 trung bình (* Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Khối lượng của lợn ở các lô tăng dần qua các tháng nuôi theo đúng quy luật sinh trưởng của gia súc, tuy nhiên so sánh khối lượng của lợn giữa các lô qua các tháng nuôi và cả thời gian thí nghiệm thì thấy có sự sai khác có ý nghĩa (P
  5. đã làm giảm khả năng sinh trưởng của lợn thịt. Kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với báo cáo của Ngodigha và cộng sự (1994): khi tăng tỉ lệ bã bia trong khẩu phần đã làm giảm khả năng sinh trưởng của lợn. Kết quả này cũng tương tự báo cáo của Yaakugh và cộng sự (1994) với việc tăng dần các mức bã bia khô từ 0 đến 12, 24 và 36% DM trong khẩu phần của lợn sinh trưởng đã làm giảm tăng trọng. 3.2. Ảnh hưởng của các mức bã bia trong khẩu phần đến lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn (kg DM)/1 kg tăng trọng Kết quả được trình bày trên Bảng 3 Bảng 3. Ảnh hưởng của các mức bã bia trong khẩu phần đến lượng thức ăn ăn vào (kg DM/ngày) và tiêu tốn thức ăn (kg DM)/1 kg tăng trọng (TT)*) Lô 0 % bã bia 12 % bã bia 24 % bã bia 36 % bã bia Đơn vị tính (M ± SE) (M ± SE) (M ± SE) (M ± SE) Chỉ tiêu Lượng TĂĂV Kg DM 1,13a ± 0,01 1,06 a ± 0,07 0,87b ± 0,01 0,67c ± 0,01 tháng thứ nhất /ngày Lượng TĂĂV Kg DM 1,66 ± 0,01 1,59 ± 0,07 1,50 ± 0,04 1,36 ± 0,20 tháng thứ hai /ngày Lượng TĂĂV Kg DM 2,14 a ± 0,02 1,65 b ± 0,11 1,78ab ± 0,04 1,58b ± 0,21 tháng thứ ba /ngày Kg DM Trung bình 1,64a ± 0,01 1,43 b ± 0,05 1,38bc ± 0,07 1,20c ± 0,11 /ngày TTTĂ tháng thứ Kg DM 1,73a ± 0,04 2,03 b ± 0,05 1,79b ± 0,05 1,84b ± 0,04 nhất /kg TT TTTĂ tháng thứ Kg DM 2,21 ± 0,10 2,23 ± 0,13 2,34 ± 0,07 2,45 ± 0,19 hai /kg TT TTTĂ tháng thứ Kg DM 2,54a ± 0,11 2,43 a ± 0,06 3,07b ± 0,07 3,03b ± 0,02 ba /kg TT Kg DM Trung bình 2,16a ± 0,06 2,25 a ± 0,04 2,40b ± 0,02 2,45b ± 0,04 /kg TT (* Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P
  6. bia (1,64 kg DM/ngày) và thấp nhất ở lô 36% bã bia (1,20 kg DM/con/ngày). Kết quả lượng thức ăn ăn vào giảm dần khi tăng tỷ lệ bã bia trong khẩu phần trong nghiên cứu này là tương tự báo cáo của Kornegay (1973), Ugye B và cộng sự (1988) và Yaakugh và Tegbe (1994). Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng ở các lô thí nghiệm qua tháng nuôi và trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm tăng dần theo tỷ lệ tăng bã bia trong khẩu phần (P0,05) Kết quả về tiêu tốn thức ăn trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả của Luu Huu Manh và cộng sự (2003) và tương đương với kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi (Phùng Thăng Long, 2007; Phùng Thăng Long và cộng sự, 2011). 3.3. Ảnh hưởng của các mức bã bia trong khẩu phần nuôi lợn thịt Duroc x (Pietrain x Móng Cái) đến một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt xẻ Kết quả được trình bày trên bảng 4. Bảng 4. Ảnh hưởng của các mức bã bia trong khẩu phần lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) nuôi thịt đến năng suất và chất lượng thịt xẻ *) Lô Đơn vị 0 % bã bia 12 % bã bia 24 % bã bia 36 % bã bia Chỉ tiêu tính (M ± SE) (M ± SE) (M ± SE) (M ± SE) Số lợn mổ khảo sát con 3 3 3 3 Khối lượng giết thịt (kg) 84,43 ± 4,13 74,33 ± 4,06 67,83 ± 1,78 59,83 ± 2,36 Khối lượng móc hàm (kg) 65,92 ± 3,25 61,15 ± 2,22 56,17 ± 1,37 48,17 ± 1,29 Tỷ lệ móc hàm (%) 78,07a± 0,38 82,26b± 1,02 82,80b ± 0,97 80,51a ± 1,23 Khối lượng thịt xẻ (kg) 59,18a ± 3,77 52,83ab± 3,95 47,33bc ± 1,21 43,00c ± 2,49 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 70,09 ± 2,16 71,07 ± 3,04 69,78 ± 1,58 71,87 ± 2,83 Diện tích mắt thịt (cm2) 43,56 ± 3,16 43,55 ± 3,19 41,67 ± 2,33 42,50 ± 3,49 Khối lượng nạc (kg) 32,73a ± 3,63 30,41ab ± 2,80 27,49bc ± 1,69 25,30c ± 1,49 Tỷ lệ nạc (%) 55,31a ± 0,81 57,56b ± 0,77 58,08bc ± 0,40 58,83c ± 0,24 (* Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P
  7. Kết quả trên bảng 4 chỉ ra rằng: tỷ lệ móc hàm ở lô 12 và 24% bã bia đạt 82,26 và 82,80% cao hơn lô đối chứng và lô 36% bã bia (P 0,05). Tỷ lệ nạc ở lợn được ăn các khẩu phần có tỷ lệ bã bia 0%, 12%, 24% và 36% tương ứng là 55,31, 57,56, 58,08 và 58,83%. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên khi tăng lượng bã bia trong khẩu phần và sai khác có ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng (P
  8. - Lượng thức ăn ăn vào của lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) giảm dần (1,64; 1,43; 1,38; 1,20 kg DM/ngày) khi tăng mức bã bia trong khẩu phần từ 0% lên 12; 24 và 36 % DM. - Tiêu tốn thức ăn (kg DM)/kg tăng trọng của lợn tăng dần khi mức bã bia trong khẩu phần tăng lên. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế/đồng vốn đầu tư cũng tăng dần (1,428, 1,528 và 1,686 lần) khi tăng mức bã bia sử dụng từ 12% lên 24 và 36 % DM. - Sử dụng bã bia trong khẩu phần nuôi lợn thịt đã cải thiện tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ. Như vậy, mức bã bia 12-24% DM trong khẩu phần lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) nuôi thịt cho tăng trọng khá, cải thiện tỷ lệ nạc/thân thịt và nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo, TCVN 3899-84, trong tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1: Chăn nuôi - Thú y. Cơ quan xuất bản: Trung tâm Thông tin và Phát triển nông thôn, 2003. 2. Đào Xuân Tùng, Nghiên cứu phương pháp chế biến bảo quản và sử dụng bã bia ủ chua trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1(ĐB x MC) ở miền Trung, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, 2010. 3. Luu Huu Manh, Nguyen Nhut Xuan Dung and Brian Ogle, Effects of replacement of fish meal with brewery waste on the performance of growing pigs, In: Proceedings of Final National Seminar-Workshop on Sustainable Livestock Production on Local Feed Resources (Editors: Reg Preston and Brian Ogle). HUAF-SAREC, Hue City, 25 -28 March, 2003. Retrieved May 11, (2009), from http://www. mekarn. org/sarec03/manhcantho1. htm. 4. Phùng Thăng Long, Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4, (2007), 23-25. 5. Phùng Thăng Long, Lê Đức Thạo, Hoàng Ngọc Bình, Khả năng sinh sản của lợn nái lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) và sức sản xuất thịt của con lai Duroc x Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái., Tạp chí NN&PTNT, số 161-162, (2011), 104-110. 6. Aguilera-Soto JI, R.G. Ramírez-Lozano, F. Mendez-Llorente, Effect of Fermentable Liquid Diets Based on Wet Brewer’s Grains on Performance and Carcass Characteristi 220
  9. by Growing Pigs, Conference on International Research on Food Security, Natural Resource Management and Rural Development, Tropentag 2008 University of Hohenheim, October 7-9, (2008), 1-6. 7. Kornegay, E.T., Digestible and Metabolizable Energy and Protein Utilization Values of Brewers Dried by-Products for Swine, J. Anim. Sci. 37, (1973), 479-483. 8. Naoki Nishino, Hiroaki Harada, Ei Sakaguchi, Evaluation of fermentation and aerobic stability of wet brewers' grains ensiled alone or in combination with various feeds as a total mixed ration, Journal of the Science of Food and Agriculture, Volume 83 Issue 6, (2001), 557 - 563. 9. Ngodigha E M, Sese B, Olaka O S và Iyayi E A., Effect of brewers dried grain on growth performance và plasma amino acids of young pigs, Journal of Applied Animal Research. Nigeria, (1994), 97-104. 10. Oluponna, J. A., J. A. Abodunwa, O. O. Adejinmi, F. O. Ogunleke, J. B Fabohunda and O.L.U bodun, Performance of rabbit fed brewer’s dried grain from different sources, Proceeding of 27th Annual Conf Ni Society Anim Prod (NSAP), March 17-21, 2002, Fed. Univ. of Technol. Akure, Nigeria, (2002) 239-241. 11. Ugye B, Anugwa F O I and Nwosu C C., Effects of varying levels of dietary dried brewers' grains on performance and carcass characteristics of growing pigs, Bulletin of Animal Health and Production in Africa, 1988. 12. Westendorf M. L., Wohlt J. E., Brewing by-products: their use as animal feeds, Vet Clin North Am Food Anim Pract, 18(2): (2002), 233-252. 13. Yaakugh, I. D. I., Tegbe, T. S. B., Olorunju, S. A. S. and Aduku, 29. A. O., Replacement value ofbrewers' dried grain for maize on performance of pigs, J. Sci. Food Agri. 66 (1994), 465-471. EFFECTS OF LEVELS OF WET BREWER’S GRAIN IN DIET ON GROWTH PERFORMANCE, CARCASS CHARACTERISTICS OF DUROC x (PIETRAIN x MONG CAI) CROSSBRED PIGS Phung Thang Long, Le Duc Thao, Le Dinh Phung College of Agriculture and Forestry, Hue University Abstract. An experiment was carried out to evaluate the effect of wet brewer’s grain levels in diets on the growth performance and carcass characteristics of Duroc x (Pietrain x Mong Cai) crossbred pigs. Twenty four Duroc x (Pietrain x Mong Cai) crossbred pigs at 60 days of age with the live weight of 17-18 kg were arranged 221
  10. randomly in 4 treatments with 3 replications. The pigs were fed with adlibitum diets containing 0 (control), 12, 24 or 36% wet brewer’s grain on dry matter basis. The diets were formulated with local ingredients to be equal in metabolizable energy and protein levels for growing stages. The results showed that Duroc x (Pietrain x Mong Cai) crossbred pigs raised with diets containing 0, 12, 24 or 36% wet brewer’s grain have gradually reduced feed intake and growth rate (P
nguon tai.lieu . vn