Xem mẫu

  1. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em Ám ảnh bởi nỗi khiếp sợ Sống trong gia đình không hạnh phúc nhiều trẻ em lớn lên đã mag theo một nỗi ám ảnh tinh thần đau đớn về hành vi ứng xử thô bạo của bố mẹ với nhau. Chúng ta có thể không thấu hiểu hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ phải chứng kiến tình trạng bạo hành gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ. Các nhà xã hội học tiến hành một cuộc nghiên cứu trên 1000 trẻ em từ 10 -15 tuổi, ở cả nông thôn và thành thị về tâm lý cho thấy 67% trong các em có biểu hiện tâm lý bình thường, 33% còn lại có nhiều biểu hiện không ổn định về tâm lý, tinh thần. Nghiên cứu cũng cho thấy trong số 33% các em có biểu hiện bất thường về tâm lý thì 25% nguyên nhân là do gia đình cha mẹ không hạnh phúc, luôn gây nên những xáo trộn tâm lý các con. Một em gái 14 tuổi (Tân Kỳ, Nghệ An) kể lại: "Từ khi công việc làm ăn sa sút, bố cháu thường xuyên uống rượu say xỉn và quay ra
  2. đánh đập, hành hạ mẹ con cháu. Những lúc đó bố chẳng khác chi tên côn đồ hung hãn. Bố nhốt mẹ vào trong nhà mà đánh. Hàng xóm, tổ hoà giải đến cũng không làm cho bố thôi hành hạ mẹ. Chúng cháu chẳng thể làm gì được, chỉ biết khóc và kêu mọi người đến cứu. Hết trận này đến trận khác, biết bao lần mẹ con cháu phải vắt chân lên cổ mà chạy trốn khỏi cơn giận dữ của bố. Nhiều đêm bốn mẹ con phải ngủ ở nhà bà ngoại, hoặc trốn ngoài vườn đến nửa đêm boosngur say mới lén vào. Nếu đêm nào may mắn được ngủ trong nhà thì giấc ngủ đó cũng không an, bởi nỗi ám ảnh của những trận đánh chửi om sòm. Chỉ cần một tiếng động nhỏ là mẹ con cháu tỉnh ngay, nỗi khiếp sợ len lỏi trong từng suy nghĩ, việc làm của chúng cháu. Có gì đáng buồn hơn khi con cái lại khiếp sợ chính người cha đã đẻ ra mình chứ không phải là ma hay trộm cướp". Một em trai khác (Hà Đông, Hà Nội) tâm sự: "Cháu chán sống lắm rồi, nếu mẹ và em gái cháu không năn nỉ van xin thì cháu đã bỏ đi sống lang thang rồi. Trong gia đình không phải chỉ có mình cháu bị đánh, cả mẹ và 2 em cháu, cứ trái ý bố là bị bố tát, đấm đá túi bụi. Có lần đứa em út cháu học lớp hai đi mua rượu cho bố, nó lơ đãng đánh
  3. rơi mất mấy nghìn tiền lẻ liền bị bố đá cho lộn cổ xuống vũng nước ven đường.” Có một điều còn đau lòng hơn nữa những em sống trong gia đình luôn xảy ra bạo hành thì tâm lý luôn bị ức chế, mọi cảm xúc dường như tê liệt, chỉ khi chứng kiến sự tàn nhẫn của bố thì các em sẵn sàng xông vào để cứu mẹ, đánh trả lại bố như một hành động tự về bảo vệ mẹ. Tâm sự với chúng tôi em Hà Thị Mai (Đông Anh, Hà Nội) đã kể lại những nỗi buồn về gia đình em, bố mẹ đều làm nghề buôn bán ở chợ, bố em hay chơi lô đề, được thì ít mà mất thì nhiều. Những hôm bị thua to mất tới 20 triệu, mẹ em tiếc của can ngăn và nói đi nói lại nên bố đã đánh mẹ ngã từ cầu thang xuống, thâm tím mặt mày, gãy tay trái. Lần đó anh trai cháu tức quá xông vào đánh lại bố để cứu mẹ. Anh đã bị bố đánh thừa sống thiếu chết vì hành động vô lễ đó… Nói rồi nghẹn ngào trong nước mắt, Mai cảm thấy sợ hãi và căm ghét chính người bố đẻ của mình, nhiều đêm nỗi ám ảnh về những trận đòn roi, cãi vã của bố mẹ đi vào trong giấc mơ của em khiến em sợ hãi mà không ngủ tiếp được. Dường như tình phụ tử đã tan biến trong trái tim của những đứa trẻ bị
  4. tổn thương như các em. Di chứng tinh thần Thói bạo hành của người cha trong gia đình không những gây nên nỗi khiếp sợ, phai nhạt tình thân mà tai hại hơn là để lại trong trái tim con trẻ những di chứng tinh thần nghiêm trọng. Dân gian có câu “cha nào con nấy”, trong trường hợp này cũng có một phần đúng. Mặc dù khiếp sợ và căm ghét thói bạo hành của người cha, nhưng khi trưởng thành, những đứa con, đặc biệt là con trai, lại có xu hướng "lặp lại" cách cư xử độc ác đó với người thân. Họ nói rằng, dường như họ không kiểm soát được hành vi của mình. Có lẽ đó là "di chứng" của tình trạng bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của họ. Những câu chuyện buồn liên tục gửi đến các trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, và mục tâm sự trên báo Phụ nữ cũng có nhiều trường hợp những người vợ bất lực trước người chồng vũ phu. Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Loan (Hà Tĩnh) là một ví dụ, lấy chồng được 6 năm vợ chồng chị không có máy ngày cơm lành canh ngọt. Lúc đầu chị không hiểu nổi tại sao chồng mình lại hay vũ phu và tàn nhẫn
  5. thế, anh không bao giờ biết hỏi vợ một câu nhẹ nhàng, nói cái gì cũng gắt gỏng, như ra lệnh. Làm không kịp nhiều lúc bị chồng tát như trời giáng vào mặt, tệ hại hơn là toàn lôi ông bà tổ tiên nhà chị ra mà chửi. Đáp lại bao nhiêu săn sóc tận tuỵ của chị, anh ấy chỉ có một thái độ thường xuyên bực bội, cáu kỉnh. Trong nhà chồng chị như luôn có một "vị chúa tể" không bao giờ hài lòng và chị là một "kẻ nô lệ" không bao giờ được giải phóng. Đau lòng quá nhưng chị cố kìm nén vì các con, vì sự yên lòng của bố mẹ. Sau này tìm hiểu ra chị mới hay ngày xưa bố chồng chị cũng đối xử tệ mạt với mẹ chồng chị đến nỗi bà phải bỏ đi. Nhiều lúc chị cũng muốn ra đi như mẹ chồng chị nhưng những lúc ấy anh có phần dịu lại, anh lại nói về nỗi đau tinh thần anh luôn bị ám ảnh là vì ngày xưa cha anh đã quá độc ác với mẹ, anh căm ghét nhưng chính anh lại trở thành một kẻ như thế tự bao giờ… Nhiều khi anh cũng thấy ân hận nhưng rồi đâu lại vẫn vào đấy. Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy, con cái trong những gia đình bố mẹ cư xử với nhau bằng bạo lực thường không có cơ hội tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, khó hoà nhập với cuộc sống cộng đồng trong tương lai, cũng như không sao khắc phục được tư tưởng trầm uất triền
  6. miên trong cuộc sống riêng tư. Đối với trẻ, bản thân bị ngược đãi lại không ảnh hưởng quan trọng bằng việc chứng kiến bố mẹ ngược đãi lẫn nhau. Chính điều này khiến trẻ nảy sinh tư tưởng tự tử, học kém, dễ có hành động bạo lực, hoặc tâm tính thụ động, mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày v.v... Theo các nhà nghiên cứu, trẻ từ 5 đến 10 tuổi dễ bị tổn thương tinh thần nhất. Ở lứa tuổi này, trẻ hiểu tất cả mọi việc, nhưng do còn quá nhỏ và yếu đuối nên trẻ không thể làm được gì ngoài việc bắt buộc phải chứng kiến cảnh ẩu đả của cha mẹ xảy ra trước mắt mình. Và hệ quả là sự suy sụp tinh thần và sự suy kiệt thể chất của trẻ, bởi những hình ảnh ấy tạo ra một ấn tượng kinh hoàng khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng dễ trở thành người bị căng thẳng thần kinh, tính tình cục súc hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những người lớn lên trong một gia đình yên ổn. Xây dựng gia đình hạnh phúc, không có bạo lực gia đình thì gia đình mới chính là chiếc nôi nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn trong sáng thánh thiện cho trẻ.
  7. Nguyệt Minh (Báo Người Hà Nội)
nguon tai.lieu . vn