Xem mẫu

  1. Ăn uống & trí nhớ Căn bản của trí nhớ là hệ thần kinh và sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh. Hệ thần kinh, nhất là não bộ được cấu tạo từ ngày thứ 25 sau khi trứng thụ tinh. Vì thế, nói đến vấn đề ăn uống và trí nhớ ta phải nói đến việc xây dựng cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ cho đến hiện tại. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ tóm lược những yếu tố chính liên quan đến vấn đề này mà thôi. Giai đoạn bào thai Để có một đứa con thông minh nhớ giỏi, học giỏi, tuổi của cha mẹ lúc sinh ra nó tốt nhất là từ 22 đến 34 và cả hai phải đang ở trong tình trạng khỏe mạnh. Ngoài ra người ta đã chứng minh rằng những đứa con trong gia đình chỉ có 1 - 3 con luôn có chỉ số thông minh cao hơn con của những gia đình đông con.
  2. Từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi sinh nở, thai phụ phải được ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất (xem bài “Ăn uống và sức khỏe” - Chuyên đề Sức khỏe số 157) nhất là từ tháng thứ tư mang thai trở đi sao cho suốt thai kỳ người mang thai tăng cân đều cho đến cuối thai kỳ được khoảng 12,5 kg. Lưu ý không để thiếu chất đạm, chất béo (thịt, cá, đậu phộng, đậu nành, mè, gạo, tôm, cua, sò, ốc, trứng...) và rau quả tươi (sinh tố, khoáng chất), nên ăn thêm mỗi tuần một lần từ 20 - 40 g rong biển để có đủ khoáng vi lượng, nhất là iod. Sự kỳ diệu của cơ chế mà bà mẹ có thể sinh ra một đứa bé hoàn chỉnh thì bà mẹ nào cũng làm được nhưng với điều kiện là thai phụ phải được ăn uống cân bằng dưỡng chất và không có các chất độc hại. Trung bình mỗi ngày bào thai tăng 13 g và cho đến lúc sơ sinh bộ não chỉ nặng 300 - 350 g thôi nhưng trẻ đã biết ghi nhớ mọi vấn đề. Ngày nay người ta biết rằng từ tháng thứ 6 trong bào thai, thai nhi đã biết ghi nhận âm thanh và những tác động bên ngoài nếu thai phụ ăn uống cân bằng dưỡng chất, tránh rượu, thuốc lá, cà phê và các dược phẩm độc hại. Mỗi ngày thai phụ cần có thêm 1 ly sữa bò và 1 quả trứng luộc (3 - 5 trứng/tuần). Giai đoạn sơ sinh đến 6 tuổi Trong năm đầu cuộc đời, bộ não mỗi ngày tăng thêm 2 g. Thức ăn chính là sữa, nhất là sữa mẹ. Trẻ sơ sinh phải được bú mẹ ngay trong giờ đầu (đừng để trễ hơn 4 giờ sau sinh). Muốn có sữa mẹ, sản phụ phải ăn nhiều, uống nhiều những chất đạm như thịt, cá, sữa bò, sữa đậu nành, và sinh tố từ rau quả như cam, chuối và rau quả nấu canh chứ đừng kiêng cữ sai lầm. Phải đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ
  3. trong năm đầu, tối thiểu là 6 tháng đầu. Từ tháng thứ 5 trở đi phải cho trẻ ăn dặm sữa bò, dầu, đậu mè, rau, cá, thịt, trứng... Bộ não từ sơ sinh đến 4 tuổi sẽ tăng từ 300 g lên 1.200 g mà thức ăn chủ yếu cho não, tế bào thần kinh là sữa (sữa mẹ năm đầu và sữa bò, dê, trâu, trong thời gian kế), rau, cá, thịt và dầu thực vật hay đậu mè để đảm bảo có đủ lactoz, acid béo cần thiết và chất đạm cấu tạo tế bào thần kinh (gọi là chất xám). Vì thế không bao giờ nên dứt sữa trẻ em (sữa bò) trước 6 tuổi. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng hay sai dinh dưỡng trong giai đoạn trước 6 tuổi, sau này có cho ăn bù cũng không hồi phục về trí não được. Giai đoạn từ 6 đến 18 tuổi Trong giai đoạn này thức ăn phải đảm bảo 2 yêu cầu: hoàn tất cấu tạo hệ thần kinh và hoạt động của trí nhớ vì là tuổi đi học. Hoàn tất hệ thần kinh: từ lúc sơ sinh, số lượng tế bào thần kinh đã có đủ nhưng về số lượng cơ cấu tức là vỏ bọc sợi thần kinh (chất xám) chỉ cấu tạo nhanh từ sơ sinh đến 6 tuổi và tiếp tục hoàn tất cho đến 18 tuổi. Mà thức ăn cho chất xám như nói trên là lactoz (trong sữa mẹ và sữa động vật), acid béo thiết yếu trong dầu (và đậu mè nấu) và chất đạm trong cá, thịt, đậu mè cùng sinh tố khoáng chất khác trong rau quả tươi. Như thế từ 6 tuổi trở lên chỉ giảm sữa chứ không nên thiếu hẳn sữa động vật. Ngoài ra còn cần có một tình thương yêu của gia đình và sự chăm sóc tinh thần cho đứa trẻ nữa. Để có đủ những cơ sở vật chất và tinh thần như thế, rõ ràng không có cách nào khác hơn là mỗi gia đình chỉ nên có 2 con mà thôi.
  4. Hoạt động của trí tuệ: những tín hiệu mà tai nghe, mắt thấy, miệng nếm, da sờ... đều được dẫn truyền vào trung tâm trí nhớ ở khúc cuộn hà mã (hippocampe) ở mặt trong bán cầu não. Các tế bào thần kinh dẫn truyền và xử lý tin tức ấy thông qua các hóa chất do hệ thần kinh tiết ra. Người ta biết rằng tín hiệu được truyền qua các khớp thần kinh (tức nơi tiếp nối giữa hai đầu dây thần kinh) nhờ chất chuyển vận thần kinh là acetilcholin. Để có acetilcholin, thức ăn hàng ngày cần có một ít cholin như trong lòng đỏ trứng, đậu mè, não, tủy, gạo lứt... Có đủ acetilcholin thì trí nhớ tức thì gia tăng. Sự biến đổi tín hiệu thành ký ức (để nhớ lâu) cần có các dưỡng chất như calci, kali, natri, glutamat và nhất là cơ thể phải đủ nước vì mọi diễn biến sinh học này đều xảy ra trong môi trường nước, để các ion Ca++, K+, Na+, Cl-... di chuyển thuận lợi vô ra màng tế bào thần kinh. Các điều kiện có được dễ dàng với khẩu phần lương thực và rau cá thịt hàng ngày, đặc biệt đối với học sinh bữa ăn sáng không được bỏ qua. Bởi vì, từ 6 giờ chiều hôm trước (bữa tối) đến 6 giờ sáng hôm sau là 12 giờ hay nửa ngày, nhịn ăn sáng đến trưa tức 18 giờ hay 3/4 ngày không ăn uống gì. Nếu không ăn sáng thì học sinh cũng sẽ không uống nước, não bị thiếu nước, thiếu glucoz huyết do đó hoạt động trí nhớ trong buổi sáng bị giảm sút đáng kể. Cho dù một bữa ăn đạm bạc (gồm cơm, rau đậu và nước mắm ngon, cộng thêm quả chuối chín) cũng đủ cung ứng các ion Ca++, Na+, K+, Cl-, glutamat và các sinh tố, nhưng phải có đủ nước giải khát vì nhu cầu nước đối với trẻ em (học sinh) rất cao. Glutamat luôn có trong thức ăn giàu đạm kể cả chất đạm trong gạo, bột
  5. mì, bắp... Vì thế bột ngọt (natri glutamat) tuy cung cấp cả hai ion Na+ và glutamat cho hoạt động trí lực nhưng vì cơ thể không thiếu nên nó không phải là chất bổ não như người ta thường nói trước đây. Ngược lại nếu dùng quá nhiều bột ngọt sẽ gây co giật ở trẻ con vì nó gây thiếu sinh tố B6 trong enzym pyridoxin cocarboxilaz ở não. Khi có đủ cơ sở dưỡng chất cho trí nhớ như trên rồi thì sự luyện tập trí nhớ (học bài) mới cho hiệu suất cao. Giai đoạn sau 18 tuổi Vẫn phải như giai đoạn 6 - 18 tuổi vì hệ thần kinh tuy đã hoàn chỉnh nhưng vẫn còn bổ sung nghĩa là sữa động vật và dầu hay đậu mè và rau quả tươi vẫn còn cần thiết để đáp ứng cho hệ thần kinh hoạt động tuy ở số lượng ít hơn. Tóm lại thức ăn uống cần cho trí nhớ không khó tìm lắm nhưng ta biết sử dụng đúng lúc, cho từng giai đoạn phát triển của hệ thần kinh và hoạt động của chúng. Đối với người trưởng thành và lớn tuổi, thức ăn tăng cường trí nhớ vẫn như ăn uống bình thường và bổ túc thêm mỗi ngày 1 ly sữa, 1 quả trứng gà, vịt (trung bình 5 trứng mỗi tuần) và ăn nhiều đậu, mè, rau quả tươi là đủ.
  6. Thuốc tăng trí nhớ nếu cần, cho học sinh cấp 2 trở lên và người lớn là, uống thêm mỗi ngày 1 viên đa sinh tố khoáng chất để bổ sung vi chất dinh dưỡng mà các bữa ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ mà thôi. DS. PHAN ĐỨC BÌNH
nguon tai.lieu . vn