Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, năm 2008 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN MINH Thái Nguyên, năm 2008 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng Khoa học bảo vệ luận văn. Tôi cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ quan, đơn vị, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành khoá học và bảo vệ thành công luận văn này ! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Bích Ngọc 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu 6 6. Bố cục của đề tài 7 CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC. 1.1. Huyện Định Hoá - một địa bàn chiến lược trong căn cứ địa Việt Bắc. 8 1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá. 14 1.3. Quá trình hình thành An toàn khu Định Hoá. 28 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC. 2.1. Quá trình xây dựng An toàn khu Định Hoá. 33 2.1.1. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 33 2.1.2. Xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp tự túc. 38 2.1.3. Đẩy mạnh công tác văn hoá - giáo dục, y tế. 41 2.2. Công tác bảo vệ An toàn khu Định Hoá. 45 2.2.1. Tổ chức lực lượng bảo vệ. 45 2.2..2. Hình thức và biện pháp bảo vệ. 51 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. CHƢƠNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC. 3.1. An toàn khu Định Hoá là một bộ phận quan trọng nhất trong căn cứ địa Việt Bắc nói chung và An toàn khu Trung ương nói riêng. 61 3.2. An toàn khu Định Hoá là một trong những nơi thực hiện chế độ dân chủ mới. 67 3.3. An toàn khu Định Hoá là một trong những nơi xác lập các mối quan hệ ngoại giao. 70 3.4. An toàn khu Định Hoá làm tròn vai trò hậu phương kháng chiến. 75 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào các tỉnh Cao, Bắc, Lạng ngày 2 tháng 9 năm 1947 đã khẳng định vai trò to lớn của căn cứ địa Việt Bắc đối với sự phát triển của phong trào cách mạng cả nước như sau: “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi” [48, tr.15]. Việt Bắc, nơi mà “lòng yêu nước của đồng bào hoà nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch” [44, tr.366] đã được lịch sử chứng minh là hậu cứ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Căn cứ địa Việt Bắc là nơi Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai và xúc tiến mạnh mẽ quá trình chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa, xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, lãnh đạo và động viên nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định xây dựng và củng cố làm chỗ đứng chân của các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến. Trong căn cứ địa Việt Bắc, các huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang), Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), trong đó trung tâm là Định Hoá, Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn, được chọn làm nơi xây dựng An toàn khu Trung ương. An toàn khu Trung ương Định Hoá nằm ở trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, nơi có địa thế hiểm trở “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hoà, đã trở thành địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não kháng chiến. Từ nơi đây, Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, tiến hành các hoạt động ngoại giao tranh thủ sự đoàn 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. kết, ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cũng tại đây, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời những chủ trương, đường lối quan trọng, những quyết sách có ý nghĩa chiến lược đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá sớm nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình, đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phát huy cao độ truyền thống đấu tranh và những thế mạnh của địa phương, làm tròn vai trò của một An toàn khu Trung ương trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Nghiên cứu “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như vai trò to lớn của nhân dân các dân tộc Việt Bắc nói chung và Định Hoá nói riêng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, trong đó có An toàn khu Định Hoá và càng có điều kiện để hiểu sâu sắc rằng, căn cứ địa (trong đó có An toàn khu Trung ương) là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, nghiên cứu đề tài này giúp tôi có thêm nguồn tư liệu phong phú để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua đó sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, niềm tự hào về quê hương cho thế hệ trẻ. Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” làm Luận văn Thạc sỹ khoa học Lịch sử. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” đã được đề cập trong không ít các tác phẩm với các góc độ khác nhau. Cuốn “Bắc Thái: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái xuất bản năm 1990 đã phản ánh tương đối sinh động cuộc chiến tranh “toàn dân, toàn diện” của nhân dân các dân tộc và các lực lượng vũ trang trên địa bàn hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuốn sách đề cập một số nét về sự ra đời ATK Định Hoá và cuộc chiến đấu bảo vệ ATK Định Hoá trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947. Cuốn “Căn cứ địa Việt Bắc (1940 - 1945)” của TS. Hoàng Ngọc La - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 đã đề cập đến vị trí chiến lược, truyền thống đấu tranh trong lịch sử và khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuốn “Lịch sử ATK Định Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)” của TS. Nguyễn Xuân Minh và Nguyễn Xuân Hùng - Huyện uỷ Định Hoá xuất bản năm 1997, đã trình bày một cách chân thực quá trình xây dựng và bảo vệ ATK, sự đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Định Hoá trong kháng chiến. Cuốn “Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc” (Kỷ yếu hội thảo khoa học) - Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên xuất bản năm 2004, tập hợp nhiều bài viết của các cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ, Quân đội, đồng thời là những nhân chứng lịch sử từng sống, làm việc tại ATK Định Hoá và của các nhà nghiên cứu lịch sử trong nước. Mỗi bài viết đề cập đến ATK Định Hoá ở những khía cạnh khác nhau, song đều tập trung làm nổi bật vấn đề sự lựa chọn Định Hoá làm ATK Trung ương trong căn cứ địa Việt Bắc là một quyết định hết sức đúng đắn của Chủ tịch Hồ 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. Chí Minh, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá (1930 - 2000)” do Huyện uỷ (huyện) Định Hoá xuất bản năm 2000 đã phần nào khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Cuốn sách đã trình bày tương đối có hệ thống 55 năm đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, kể từ khi Đảng bộ ra đời, với những diễn biến trong từng thời kì lịch sử, trong đó có một thời kì lịch sử sôi động gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ ATK - một trong những trung tâm của Thủ đô kháng chiến trong căn cứ địa Việt Bắc. Ngoài ra còn có các tác phẩm viết dưới dạng hồi ký, bút ký, ghi chép… khắc hoạ khá trung thực về hoạt động, về tình cảm gắn bó sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí trong các cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh… với đồng bào Việt Bắc nói chung và Định Hoá nói riêng. Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh, hệ thống về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Những công trình đã được công bố nói trên là những tư liệu quý giá và thực sự có ích giúp chúng tôi hoàn thành Luận văn này. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên trong mối quan hệ với ATK Trung ương ở Việt Bắc. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. Về thời gian: Từ đầu năm 1947 khi Định Hoá trở thành trung tâm An toµn khu trong căn cứ địa Việt Bắc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh… đặt bản doanh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi năm 1954. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài: - Làm rõ vị trí chiến lược của vùng Việt Bắc nói chung và nhất là huyện Định Hoá nói riêng. - Quá trình hình thành ATK Định Hoá. Trên c ơ sở đó làm rõ tầm nhìn chiến l ược của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn căn cứ địa Việt Bắc làm n ơi xây dựng An toàn khu (trong đó có ATK Định Hoá). - Quá trình xây dựng, củng cố và bảo vệ ATK Định Hoá. - Xác định vị trí, vai trò của ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc. - Bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích An toàn khu Định Hoá. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu: Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau: - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn tầm quan trọng, vai trò của căn cứ địa (trong đó có an toàn khu) đối với phong trào cách mạng nói chung, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng. - Các chỉ thị, nghị quyết của Liên Khu uỷ Việt Bắc, Tỉnh uỷ Thái Nguyên và Huyện uỷ Định Hoá được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, bộ phận 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. lưu trữ thông tin ; Trung tâm Văn thư lưu trữ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Nhà Trưng bày ATK Định Hoá. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi cơ sở để nghiên cứu đề tài này. - Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá, lịch sử Đảng bộ các xã thuộc huyện Định Hoá. - Chúng tôi còn sử dụng các tài liệu hồi ký, nhật ký, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh và cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam, của các vị lão thành cách mạng và nhân chứng lịch sử đã từng sống và làm việc tại ATK Định Hoá. - Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch sử, các kỷ yếu hội thảo khoa học đã được công bố. - Các tài liệu thu được trong các đợt điền dã Khu di tích lịch sử ATK Định Hoá. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp khảo sát điền dã. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: - Trên cơ sở hệ thống hoá các nguồn tài liệu, kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu tr ước, Luận v ăn là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ thống về An toàn khu Định Hoá trong c ăn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. - Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, Luận văn góp phần đánh giá một cách đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trò của ATK Định Hoá - một địa bàn chiến lược quan trọng trong căn cứ địa Việt Bắc, một trong những trung tâm của Thủ đô kháng chiến. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. - Thông qua quá trình nghiên cứu, Luận văn mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích lịch sử ATK. - Luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Quá trình hình thành An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. - Chương 2: Xây dựng và bảo vệ An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc. - Chương 3: Vị trí, vai trò của An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. Chƣơng 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC 1.1. ĐỊNH HOÁ - MỘT ĐỊA BÀN CHIẾN LƢỢC TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC Viêt Bắc là tên gọi một vùng lãnh thổ thuộc thượng du và trung du Bắc Bộ; phía bắc và đông bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía nam giáp đồng bằng Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh thuộc Tây Bắc. Nằm kề sát đất nước Trung Hoa rộng lớn vốn có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng Việt Nam từ nhiều năm trước, cùng chung dải biên giới, với chiều dài 751km, đi qua địa phận 15 huyện, 97 xã, Việt Bắc có điều kiện thông thương quốc tế thuận lợi. Khu vực trung tâm của Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang. Khu vực ngoại vi gồm một số địa phương thuộc địa phận các tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên (nay là Vĩnh Phúc), Phú Thọ, Yên Bái và Bắc Giang. Việt Bắc có diện tích tự nhiên khoảng: 32991km2 (gần 1/10 diện tích cả nước). Rừng núi chiếm khoảng 90% diện tích của khu, chủ yếu ở cá tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn và phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, một phần phía bắc các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang. Núi rừng Việt Bắc trùng điệp với những vùng núi đất, rừng già xen những dãy núi đá vôi. Trên các dãy núi có nhiều hang động. đó chính là nơi ẩn nấp và cất giấu lương thực, thực phẩm khá an toàn của đồng bào các dân tộc mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám, Việt Bắc đã từng là căn cứ địa, nơi đứng chân vững chắc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. Việt Bắc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rừng bạt ngàn với nhiều loại lâm, thổ sản, thú rừng. Đất đai ở những vùng đồi, thung lũng thuận lợi cho việc trồng trọt và ch ăn nuôi. Việt Bắc có điều kiện để xây dựng một nền kinh tế tự cấp tự tú c. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một nước chưa có kinh tế hàng hoá, giao thông khó khăn như nước ta, lại bị các thế lực thù địch bao vây, phong toả. Đất đai và sản vật của vùng rừng núi rộng lớn, đa dạng có thể đảm bảo cung cấp một phần quan trọng về hậu cần giúp lực lượng kháng chiến tồn tại và phát triển. Việt Bắc có nhiều sông, suối, ao, hồ. Những con sông lớn (sông Hồng, sông Đà, sông Lô…) đều phát nguyên từ Trung Quốc, xuyên qua Việt Bắc đổ về đồng bằng Bắc Bộ, rồi chảy ra biển. Một số con sông (Kì Cùng, Bằng Giang…) bắt nguồn từ địa phận Việt Bắc rồi chảy sang Trung Quốc. Những đoạn sông chảy qua vùng thượng du thường có lòng hẹp, nhiều thác ghềnh hiểm trở và có độ dốc khá lớn. Vào mùa mưa, từ tháng 3 đến tháng 8, nước lũ hay dâng cao đột ngột, dòng sông chảy xiết, ảnh hưởng không tốt đến cơ động lực lượng và giao thông vận tải. Vào mùa khô, dòng sông cạn, thuyền bè khó đi lại . Cùng với sông ngòi, khe suối, Việt Bắc có các đường bộ, đường sắt được xây dựng từ thời thuộc Pháp. Những con đường này phần lớn xuất phát từ Hà Nội, toả ra các hướng, đi qua các tỉnh trong khu Việt Bắc, đến tận biên giới Việt - Trung. Có nhiều đoạn đường chạy ven theo các sườn núi cao, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là sông sâu vực thẳm. Ngoài các con đường lớn là hệ thống đường đất nhỏ, đường mòn, nối liền các vùng trong khu với nhau, giữa khu với các vùng lân cận và giữa các địa phương hai bên biên giới Việt - Trung. Với hệ thống các đường thuỷ, bộ, địa hình dốc, núi rừng hiểm trở, việc giao thông, nhất là giao thông bằng phương tiện cơ giới trên địa phận Việt Bắc gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, địa thế đó rất thuận lợi cho hoạt 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. động cách mạng thời kỳ trứng nước, đặc biệt là cho việc thực hiện chiến tranh du kích [45, tr.12]. Việt Bắc là một địa bàn rất cơ động về chiến lược. Thông qua hệ thống đường mòn, từ Việt Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam có thể liên lạc dễ dàng với quốc tế, trước hết là cách mạng Trung Quốc. Từ Việt Bắc, phong trào cách mạng có thể mở rộng sang hướng Tây Bắc để liên lạc với cách mạng Lào. Ở hướng đông, Việt Bắc nối liền với rừng núi Quảng Ninh, Đông Triều, kéo dài xuống tận miền duyên hải. Về phía nam, Việt Bắc giáp với Thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho việc mở rộng phong trào cách mạng xuống miền xuôi. Vì thế, về mặt quân sự mà xét, Việt Bắc là nơi dụng binh lợi hại. Ở Việt Bắc, trước Cách mạng tháng Tám có khoảng 1.200.00 dân, thuộc 30 thành phần dân tộc anh em, đông nhất là dân tộc Việt sống tập trung ở trung du và các thị xã, thị trấn; dân tộc Tày chủ yếu sống ở vùng núi thấp; dân tộc Nùng sống ở vùng giáp biên giới Việt - Trung. Còn các dân tộc khác như Dao, Cao Lan, Sán Chí, H’Mông ... sống ở triền núi cao hoặc xen kẽ với các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá độc đáo, phong tục, tập quán, tiếng nói riêng… nhưng nét nổi bật chung là truyền thống yêu nước, đoàn kết và đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng bào các dân tộc Việt Bắc một lòng son sắt đi theo Đảng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Việt Bắc có cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng ngay từ năm 1930. Những căn cứ đầu tiên của cách mạng nước ta cũng được thành lập tại Việt Bắc. Cao Bằng là nơi có phong trào cách mạng sớm nhất và vững chắc đã trở thành chỗ đứng chân, là một trong hai trung tâm căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. nước. Sau khi thực hiện chủ trương “Nam tiến”, căn cứ địa Cao Bằng nối với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, tạo thành thế liên hoàn vững chắc, để trên cơ sở đó, đến tháng 6 năm 1945, Khu Giải phóng chính thức ra đời gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang. Tân Trào (Tuyên Quang) trở thành Thủ đô của Khu Giải phóng. Tại Tân Trào, những quyết định quan trọng liên quan tới cuộc tổng khởi nghĩa trên toàn quốc đã được phát đi. Việt Bắc còn là nơi phát sinh và phát triển các đơn vị vũ trang đầu tiên của Đảng, là nơi xuất phát và là bàn đạp vững chắc để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 n ăm 1945. Có thể nói rằng, Việt Bắc đã đóng vai trò quan trọng cho thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, xứng đáng là quê hương cách mạng dựng nên nền cộng hoà. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, với một tầm nhìn chiến l ược, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn vùng rừng núi Việt Bắc làm căn cứ địa chủ yếu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Định Hoá (Thái Nguyên) là một vùng đất nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía bắc, có diện tích khoảng 520km2, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu. Định Hoá có đường ranh giới tiếp giáp 6 huyện: Phía bắc giáp Chợ Đồn, Bạch Thông (Bắc Kạn); phía nam giáp Đại Từ; phía đông giáp Phú Lương; phía tây giáp Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang). Địa hình Định Hoá khá phức tạp và hiểm trở. Cả huyện là một thung lũng lòng chảo lớn được bao bọc bởi dãy núi cao dựng đứng ở phía Đông - Bắc, có dãy núi Hồng án ngữ ở phía Tây - Nam. Địa hình Định Hoá phân làm hai vùng: Phần Bắc huyện, bao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu và Bảo Linh là vùng núi cao, độ dốc khá lớn. Các dãy núi chạy từ tây bắc xuống đông nam, trong đó có dãy 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. núi đá vôi thuộc phần cuối cùng của cách cung sông Gâ m, chạy từ phía bắc qua thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn. Dãy núi này có độ cao từ 200m - 400m, có nhiều hang động có sức chứa tới vài trăm người, khi cần thiết có thể dùng làm kho tàng hoặc nơi trú quân. Vì địa thế vùng phía Bắc phần lớn là núi cao, rừn g già, lại nhiều khe suối nhỏ, đồng ruộng ít, nên dân cư thưa thớt. Phần phía Nam Định Hoá bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội, Trung Lương, Tân Dương, Định Biên, Đồng Thịnh, Phượng Tiến, Thanh Định, Bình Yên, Điềm Mặc, Sơn Phú, Phú Đình, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Bình Thành. Đây là vùng đồi núi xen kẽ, có độ cao khoảng từ 50m đến 200m, có nhiều rừng già và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người nên dân cư tập trung đông đúc hơn vùng phía Bắc huyện. Đặc biệt rừng các xã phía Nam có nhiều cây cọ, lá dùng để lợp nhà, cuộng dùng làm mành, thân cọ làm kèo, xà nhà. Cọ là loại cây đặc trưng của Định Hoá, có giá trị kinh tế, phục vụ tốt cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong huyện. Hơn nữa, trong kháng chiến, rừng Định Hoá với các loại gỗ, tre, nứa, cọ sẽ có khả n ăng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời việc xây dựng nhà ở, lán, trại cho các c ơ quan và đơn vị bộ đội đóng quân. Định Hoá có nhiều sông suối, nhưng không rộng, không có khả năng lớn về giao thông đường thuỷ. Sông suối Định Hoá quanh năm có nước và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho việc canh tác và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, Định Hoá tuy chỉ có 10% diện tích đất canh tác, nhưng với một số cánh đồng phì nhiêu và hệ thống sông suối tưới nước tự nhiên, nên nơi đây có khả năng phát triển các cây 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm. các xã vùng phía Nam Định Hoá là vựa lúa của huyện. Rừng núi Định Hoá có nhiều loại lâm thổ sản, nuông thú, cây dược liệu quý. Đây là những cơ sở thuận lợi của nền kinh tế tự cấp tự túc - một yếu tố quan trọng trong xây dựng căn cứ địa, an toàn khu. Địa hình Định Hoá phức tạp, rừng núi chiếm tới 90%, lại có nhiều khe suối, đèo dốc nên hệ thống đường giao thông hầu như chưa phát triển. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Định Hoá, để phục vụ cho mục đích cai trị, đàn áp và khai thác thuộc địa, chúng xây dựng con đường 38 chạy từ Km 31 (Quốc lộ 3) đi Chợ Chu, rồi từ đây chúng mở đường nối liền Thành Cóc (Sơn Dương, Tuyên Quang), đồn Nghĩa Tá (Chợ Đồn), đồn Quảng Nạp và Phú Minh (Đại Từ). Những đoạn đường này chỉ có loại ô tô vận tải nhỏ đi được. Ngoài ra, hệ thống đường mòn cho người đi bộ và đi ngựa thì chằng chịt, ngang dọc khắp huyện. Từ những con đường xuyên sơn này, những đoàn người dễ dàng luồn rừng đi Sơn Dương, xuống Đại Từ, lên chợ Đồn, ra Phú Lương, cơ động trong cả một vùng rừng núi đại ngàn giáp ranh giữa 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn, nối liền với các căn cứ của ta trong căn cứ địa Việt Bắc. Từ Định Hoá theo các đường mòn và những lối đi kín đáo, thuận tiện dựa vào sườn dãy núi Tam Đảo tiến về Sơn Tây, Hoà Bình lên Tây Bắc, vào Khu 4 hoặc tạt xuống đồng bằng sông Hồng dễ dàng. Từ đây, dùng ngựa men theo các triền núi qua Bắc Kạn - Cao Bằng ra Biên giới Việt - Trung thuận lợi. Chính điều kiện địa lý tự nhiên như vậy đã tạo thành thế “thiên hiểm” ngăn cản sự tiến công và đóng giữ của địch, hạn chế tới mức tối đa uy lực vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của kẻ thù. Ngược lại, Định Hoá lại là địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để ta xây dựng thành An toàn khu của Trung ương. Nơi đây, với những cánh rừng già đại ngàn, càng đi sâu vào nội huyện, rừng càng rậm rạp, tạo thành bức màn che phủ đường đi lối lại và nhà 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. ở bên trong là địa điểm tuyệt đối bí mật, kẻ địch khó phát hiện, do đó Định Hoá có thể bảo vệ an toàn cho cán bộ, lực l ượng vũ trang và các cơ quan kháng chiến của ta. Địa thế Định Hoá hiểm trở, là nơi “tiến có thể công, thoái có thể thủ”. Khi bị tấn công, lực lượng cách mạng có thể chốt giữ, tổ chức những cuộc chiến đấu chặn đánh để bảo toàn lực lượng; hoặc có thể nhanh chóng di chuyển lực lượng, kho tàng, cơ quan đi các vùng xung quanh. Từ Định Hoá có thể xuất phát tiến công địch ở những nơi khác, khi thắng có thể tiến về vùng châu thổ sông Hồng, khi lui, lại về dựa vào địa thế rừng núi, đứng chân an toàn. Định Hoá là địa bàn chiến lược cơ động. Từ đây có thể thông thương với các địa phương trong căn cứ địa Việt Bắc, với các tỉnh miền xuôi và cả nước. “Định Hoá cùng với các huyện Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn tạo thành thế chân kiềng với nhiều lợi thế, thuận tiện cho việc thay đổi nơi ở, nơi làm việc từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác. Chặng đường di chuyển đó không quá xa nơi đóng các cơ quan Trung ương Đảng và Chính Phủ, nên luôn bảo đảm kịp thời cho sự lãnh đạo, chỉ đạo quân dân ta trong cuộc kháng chiến” [62, tr.58] Với vị thế, địa hình và những điều kiện tự nhiên như vậy, Định Hoá thực sự là một địa bàn chiến lược quan trọng trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. 1.2. TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN ĐỊNH HOÁ Định Hoá là một địa bàn quần cư của nhiều thành phần dân tộc như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Cao Lan - Sán Chay, Mông, Hoa. Tuy ngôn ngữ và phong tục tập quán khác nhau, song lòng yêu quê hương đất nước đã cố kết họ lại thành một khối vững chắc. Nhân dân các dân tộc Định Hoá có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất vẻ vang. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. Ngay từ thời dựng nước, nhân dân các dân tộc Định Hoá đã không ngừng đấu tranh, bảo vệ và củng cố nền độc lập của Tổ quốc. Thời Bắc thuộc, dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược, nhân dân các dân tộc Định Hoá liên tục nổi dậy, góp phần cùng nhân dân cả nước giành độc lập cho dân tộc. Nửa đầu thế kỉ XIX, nhân dân các dân tộc Định Hoá anh dũng nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Tiêu biểu là vào năm 1883, đông đảo nhân dân Định Hoá đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo chiếm thành Thái Nguyên, làm cho quan quân triều đình nhà Nguyễn khốn đốn. Nhân dân Định Hoá không chỉ đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn mà còn phải đấu tranh chống lại nạn cướp bóc của bọn thổ phỉ từ bên kia biên giới phía Bắc tràn sang nước ta, do Tạ Văn Sơn và Lê Khai Nguyên cầm đầu. Đặc biệt, năm 1867, sau khi thất bại và bị triều đình Mãn Thanh đánh dẹp, khoảng hơn 2000 tàn quân của phong trào nông dân "Thái Bình Thiên Quốc" dô Ngô Côn cầm đầu vượt biên giới, chạy vào Việt Nam và trở thành thổ phỉ đi cướp bóc, tàn phá, giết hại dân lành. Trong số đó, khoảng 1000 quân do Lường Tam Kỳ - một phó tướng của Ngô Côn chỉ huy tiến vào đánh chiếm Định Hoá. Nhận thấy đây là một địa bàn có vị trí chiến lược rất cơ động, Lường Tam Kỳ đã lấy vùng Định Hoá làm sào huyệt, xây dựng lực lượng, xây đồn, đắp luỹ . Quân của Lường Tam Kỳ đã cướp bóc, chiếm ruộng đất của nhân dân Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ và một số địa phương lân cận, gây loạn cả một vùng. Mượn cớ truy đuổi tàn quân “Thái Bình thiên quốc”, triều đình Mãn Thanh đã cử Đề đốc Phùng Tử Tài chỉ huy một đạo quân lớn tràn vào Việt Nam. Khi đến Định Hoá, quân của Đề đốc Phùng Tử Tài đã bị Lường Tam Kỳ đánh bại. Đồng bào các dân tộc Định Hoá phải gánh chịu thảm hoạ của các cuộc chiến tranh liên miên này, làng xóm của họ nhiều khi đã trở thành bãi chiến trường. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nguon tai.lieu . vn