Xem mẫu

Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 - 2007 33 An sinh xã hội ở khu vực nông thôn -Nghiên cứu trường hợp một xã ngoại thành Hà Nội Tô Duy Hợp Nguyễn Thị Minh Phương An sinh xã hội cổ truyền chủ yếu dựa trên nền tảng quan hệ gia đình, dòng họ và cộng đồng (Bùi Thế Cường và các tác giả khác, 2003: 19). Trong khi đó, hoạt động an sinh xã hội cơ bản chưa đáp ứng kịp thời, và chỉ ở mức độ tối thiểu (Tô Duy Hợp và cộng sự, 2000: 14). Do đó, việc nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn về hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam là rất cần thiết cho sự nghiệp phát triển nông thôn. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu trường hợp tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, với 496 người tham gia trả lời bảng hỏi và 18 người tham gia phỏng vấn sâu. An sinh xã hội được nhìn nhận là một hệ thống bao gồm 2 tiểu hệ thống hợp thành (Tô Duy Hợp, 2006). Một là, tiểu hệ thống bảo hiểm xã hội (social insurances) là hình thức an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc có đóng, có hưởng, bao gồm các loại bảo hiểm như y tế, nghề nghiệp, thai sản, tuổi già, thất nghiệp, tử vong, giáo dục, v.v…; Hai là, tiểu hệ thống hỗ trợ xã hội (social support). Đây là hình thức an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc không đóng vẫn được hưởng, bao gồm các hình thức như trợ cấp xã hội, trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội, v.v… Sự phân tích bộ đôi như thế này là cơ sở lý luận và phương pháp luận để kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông theo hướng hiện đại hóa. Khung thu thập thông tin thực nghiệm (1) Hai trụ cột: Bảo hiểm và hỗ trợ xã hội (1) (2) (3) (2) Ba cấp độ: Lưới an toàn - Phòng ngừa rủi ro - ai trụ Nâng cao năng lực cột (3) Các bên tham gia: Nhà nước và ngoài nhà nước (4) Hai trình độ: An sinh cơ bản và an sinh phát triển (5) Chuyển đổi kép: Vừa củng cố an sinh cơ bản, Ba cấp Các bên độ tham gia vừa kiến tạo an sinh phát triển Hai trình độ Chuyển đổi kép (4) (5) 1. Vài nét về xã Yên Thường Xã Yên Thường có tổng số 15.000 dân với 3.942 hộ. Diện tích đất tự nhiên là 862 ha, trong đó đất nông nghiệp là 565 ha. Xã có 10 thôn, trong đó có 9 thôn vốn là những làng cổ và thôn Dốc Lã mới hình thành từ năm 1995, nằm dọc quốc lộ số 1 trên đường từ Hà Nội đi Bắc Ninh. Năm 2006, xã này đứng đầu huyện về đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 34 An sinh xã hội ở khu vực nông thôn... Cũng như nhiều xã khác ở đồng bằng sông Hồng, Yên Thường đang diễn ra quá trình phi nông nghiệp hóa khá mạnh. Về tỷ lệ lao động nông nghiệp trên tổng số lao động của hộ, chỉ có 9,4% các hộ khảo sát có số lao động nông nghiệp chiếm trên 50% tổng số lao động của hộ. Theo nguồn thu nhập của hộ: 25,3% số hộ có nguồn thu nhập hoàn toàn từ phi nông nghiệp; 63,4% số hộ có nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp chiếm trên 50% tổng số thu nhập; 21,3% hộ có nguồn thu từ nông nghiệp là chính. Không có hộ nào duy nhất nguồn thu từ nông nghiệp. Theo ý kiến của người dân tự xác định hộ của mình thuộc loại nào, có 2,7% hộ tự nhận là hộ nông nghiệp hoàn toàn và hộ hỗn hợp với nông nghiệp là chính là 25,3%. Nhìn chung, Yên Thường đang ở mô hình hỗn hợp trọng phi nông. Bên cạnh sự dịch chuyển về kinh tế, các đặc điểm văn hóa - xã hội của một làng - xã nông nghiệp vẫn còn đang tiếp tục tồn tại ở đây. Đây chính là điểm được lưu ý trong việc xem xét thực trạng về hệ thống an sinh xã hội ở Yên Thường, cũng như triển vọng của mô hình an sinh xã hội trong tương lai. 2. Bảo hiểm Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng người dân trong xã tham gia các loại bảo hiểm. Trước hết là bảo hiểm xã hội1, 39,7% những người được hỏi đã hoặc đang làm việc có bảo hiểm xã hội. Theo giới tính, 50% những người được hỏi là nam giới có bảo hiểm xã hội, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là 28,6%, thấp hơn gần nửa so với nam giới. Những người có học vấn càng cao thì tỷ lệ có bảo hiểm xã hội cũng cao hơn. Điều này cũng có thể lý giải là nhờ học vấn càng cao người lao động càng có cơ hội nhiều hơn tham gia vào khu vực lao động chính thức, nơi có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ nhóm người nghèo có bảo hiểm xã hội thấp hơn hơn nửa so với những người giàu có bảo hiểm xã hội. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 100% những người được hỏi đã hoặc đang lao động thuộc diện tự làm cho gia đình mình, hoặc làm cho hộ khác (khu vực không kê khai) không có bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, những người đã hoặc đang làm trong khu vực có kê khai cũng không có bảo hiểm xã hội cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể 34,8%. Bảng 1: Tỷ lệ (%) người trả lời có bảo hiểm xã hội theo các nhóm Giới tính Trình độ học vấn Nam Nữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp N 11 1 60 10 35 54 29 % 50, Khu vực lao 0 động 28, 6 26, Nhóm mức 3 sống 23, 8 40, 3 58, Không kê khai Kê khai Nhóm nghèo nhất Nhóm cận nghèo Nhóm trung bình Nhóm cận giàu N 0 107 15 28 37 47 % 0 65, 2 20, 5 32, 2 41, 6 48, 1 Bảo hiểm xã hội ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp như nghĩa mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sử dụng. Bảo hiểm này bao gồm 6 hạng mục bảo hiểm: ốm đau, thai sản, tai nạn/thương tật, tuất, hưu trí và bảo hiểm y tế. bảo hiểm xã hội theo nghĩa rộng, theo cách hiểu của chúng tôi, là một hệ thống bảo hiểm bao gồm rất nhiều loại bảo hiểm khác nhau trong đó bảo hiểm xã hội theo nghĩa hẹp nêu trên chỉ là một loại mà thôi. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Tô Duy Hợp & Nguyễn Thị Minh Phương 35 Cao đẳng, Đại học 41 0 74, Nhóm giàu 5 nhất 44 0 51, 8 Về các bảo hiểm khác cho thấy, trong số 496 những người được hỏi có 65,6% từng tham gia bảo hiểm y tế (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện), có 14,7% từng bảo hiểm thân thể, 3,6% từng tham gia bảo hiểm sinh mạng, và 4,4% từng tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tuy vậy, chỉ có 27,6% những người được hỏi có thẻ bảo hiểm y tế hiện còn đang có hiệu lực, 6,9% ở bảo hiểm thân thể, 3,6% đang tham ở bảo hiểm sinh mạng và 4,4% ở bảo hiểm nhân thọ. Người dân ở xã cũng có nhu cầu tham gia các loại bảo hiểm như được nêu trong bảng số liệu dưới đây. Bảng 2: Tỷ lệ % người trả lời có quan tâm đến các loại bảo hiểm dưới đây Loại bảo hiểm Bảo hiểm ốm đau Bảo hiểm chăm sóc y tế Bảo hiểm tai nạn, thương tật Bảo hiểm giáo dục Bảo hiểm tuổi già % Loại bảo hiểm % 47,2 Bảo hiểm hưu trí 10,1 45,2 Bảo hiểm tử vong 9,9 Bảo hiểm thai sản 40,7 7,5 26,0 Bảo hiểm cho vật nuôi 1,8 18,2 Bảo hiểm cho cây trồng 0,8 Như vậy, người dân đã có nhu cầu được tham gia bảo hiểm. Được quan tâm nhiều nhất là bảo hiểm liên quan đến sức khỏe như bảo hiểm ốm đau, chăm sóc y tế, tai nạn, thương tật. Các bảo hiểm về tuổi già, hưu trí được quan tâm ít hơn và xếp sau bảo hiểm giáo dục. Riêng bảo hiểm vật nuôi, cây trồng ít được quan tâm nhất và chiếm tỷ lệ rất thấp. Bảo hiểm được tính đến như một giải pháp đề phòng rủi ro xảy ra. Nếu không gặp rủi ro, khoản tiền tham gia bảo hiểm của họ được sử dụng cho lợi ích chung của cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, và đồng thời giảm gánh nặng trợ giúp miễn phí của hệ thống hỗ trợ xã hội, đặc biệt khi có rủi ro trên diện rộng. Tuy nhiên, thực tế triển khai bảo hiểm ở địa phương cho thấy hệ thống an sinh xã hội ở cấp độ phòng ngừa còn rất khiêm tốn. 34,8% những người được hỏi đã hoặc đang làm trong khu vực chính thức, khu vực kê khai không có bảo hiểm xã hội. Điều này có thể được lý giải bởi sự chậm trễ trong việc đưa ra những biện pháp thể chế tích cực hơn. Chính phủ đã có Nghị định 113/CP ngày 16-4-2004 về xử phạt nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đơn vị vi phạm. Tuy vậy mức phạt cao nhất là 20 triệu đồng không đủ sức răn đe. “Công ty cháu có gần 30 người. Công ty tư nhân thường không đóng bảo hiểm, cháu đi làm mấy công ty tư nhân cũng thế. Công nhân làm cũng không đòi hỏi gì. Khi đến làm, giám đốc chỉ bảo hết thời gian thử việc thì công việc là thế này chứ không nhắc đến hợp đồng và bảo hiểm y tế. Cháu cũng hiểu sơ sơ về luật lao động rằng người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thấy trưởng phòng bảo không phải ký hợp đồng và anh cũng không ký”. (PVS nam, 24 tuổi, thôn Đình Vỹ, trình độ trung cấp, đang làm bảo hành Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 36 An sinh xã hội ở khu vực nông thôn... máy cho công ty tư nhân chuyên điện tử điện lạnh được 6 tháng) Thiếu một cơ chế điều tiết linh hoạt trong phương thức đóng bảo hiểm xã hội. Có những quy định được điều chỉnh, sửa đổi và trực tiếp đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, làm họ bị mất hoặc gián đoạn việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Thậm chí, họ có thể chính là người đang làm công tác thương binh, lao động, xã hội. “Như tôi là người làm công tác thương binh xã hội nhưng hiện giờ việc đóng bảo hiểm xã hội cũng bị tạm dừng, ngay cả bảo hiểm y tế cũng không được cấp. Tôi thấy chính sách của mình rất bất cập. Như tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội được mấy năm rồi nhưng lại tạm dừng. Có đề xuất rồi kể cả viết đơn. Nhưng cơ quan chức năng có thẩm quyền ở thành phố chỉ trả lời là hiện nay chúng tôi đồng ý và công nhận là bất cập nhưng việc đó thôi các anh cứ chờ chúng tôi đề xuất với cấp trên để điều chỉnh.” (PVS, cán bộ Thương binh - Lao động và Xã hội của xã). Rõ ràng ở đây cần tính đến khả năng chuyển từ bảo hiểm xã hội bắt buộc sang phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và ngược lại nếu như chúng ta muốn hướng tới lộ trình tăng cường sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Qua việc triển khai bảo hiểm y tế cho thấy cũng có nhiều vấn đề đặt ra đối với việc mở rộng mức độ che phủ bảo hiểm này. Trước hết là về quyền lợi bảo hiểm, người dân tỏ ra băn khoăn về quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế. Người dân có trong tay thẻ bảo hiểm y tế, nhưng họ không thực sự nắm rõ phạm vi thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm khi gặp rủi ro về sức khỏe. “Tôi cũng không hiểu Nhà nước bán bảo hiểm y tế cho người dân là được trợ cấp toàn bộ hay chỉ cấp những thuốc rẻ tiền. Do đó, người dân có nhiều đắn đo suy nghĩ nên họ không muốn mua”. (PVS người dân, nam, 56 tuổi, thôn Liên Đàm). Bên cạnh đó là việc những người có thẻ bảo hiểm y tế ít được hoan nghênh tại các cơ sở y tế. Trong mối quan hệ tay ba giữa nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh và người dân, người dân thường chịu thiệt thòi. Song, nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế lại chưa đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ khách hàng của mình. “Hơn nữa, các bệnh viện cũng chưa lấy được uy tín. Nếu các bệnh viện thực hiện đúng các quy định của Nhà nước thì ở địa phương 100% các hộ gia đình sẽ mua. Một số gia đình mua bảo hiểm nhưng khi ra đến bệnh viện thuốc không có, phục vụ khám chữa bệnh chưa nhiệt tình, nói chung bảo hiểm chỉ đỡ được tiền giường còn thuốc chỉ được những loại rẻ tiền”. (PVS người dân, nam, 60 tuổi, thôn Lại Hoàng). ở cấp độ nâng cao năng lực nơi thể hiện các quan điểm vĩ mô, các chính sách của nhà nước trong chiến lược phát triển an sinh xã hội cũng cho thấy nhiều điều chưa tích cực. Vẫn còn những rào cản để mọi người dân có thể chủ động tham gia vào bảo hiểm y tế. Theo quy định trong thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 24 tháng 8 năm 2005 tại Khoản I Phạm vi, đối tượng và điều kiện triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện, mục 3 Điều kiện triển khai, điểm a áp dụng đối với đối tượng là hộ gia đình nêu “ít nhất 10% hộ gia đình trên phạm vi địa bàn xã đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện” (điều kiện 2). Cũng tại điểm a, điều kiện 1 có nêu 100% các thành viên có tên trong Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Tô Duy Hợp & Nguyễn Thị Minh Phương 37 sổ hộ khẩu (không bao gồm những thành viên đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc) phải đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì các thành viên trong hộ mới đủ điểu kiện để tham gia mua bảo hiểm y tế. Xét riêng theo những điều kiện nêu trong thông tư liên tịch giữa hai Bộ Y tế và Bộ Tài chính thì xã Yên Thường đã hoàn thành rất tốt yêu cầu tối thiểu. Tuy vậy, ở đây đặt ra một vấn đề tranh luận là tại sao lại đưa ra những điều khoản quy định trên. Mục tiêu của bảo hiểm y tế là phủ đến mọi người dân. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện như đã nêu trong điểm b, mục 1. Phạm vi điều chỉnh, khoản I của cùng thông tư này rằng “bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng với mọi công dân Việt Nam (trừ những người đã có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc và trẻ em dưới 6 tuổi) theo mục tiêu, nguyên tắc quy định tại Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/ 5/ 2005 của Chính phủ”. Chính trong Nghị định này, Điều 4 Đối tượng thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, Chương I Quy định chung, Phần Điều lệ tham gia bảo hiểm y tế đã nêu rõ bảo hiểm y tế tự nguyện áp dụng với mọi đối tượng có nhu cầu tự nguyên tham gia bảo hiểm y tế. Với cách triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện như đang làm ở Yên Thường hiện nay thì rõ ràng người dân chịu hai lớp rào cản để tiếp cận được bảo hiểm y tế tự nguyện khi anh/chị ta có nhu cầu. Rào cản thứ nhất, mọi thành viên trong hộ của anh ta/chị ta phải tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện (trừ những người đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc). Nếu như vì một lý do nào đó một thành viên trong hộ chưa muốn hoặc chưa thể tham gia thì điều đó có nghĩa là các thành viên còn lại cho dù rất có nhu cầu cũng không thể tham gia. Rào cản thứ hai, cho dù mọi thành viên trong hộ anh/chị A đồng ý cùng đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện thì hộ này còn phụ thuộc vào các hộ khác trong xã có tham gia hay không. Nếu dưới 10% tổng số hộ trong xã không tham gia, thì tất cả những cố gắng của cả người dân và chính quyền địa phương đều không thoả mãn được nhu cầu được tham gia bảo hiểm y tế của người dân với tư cách là công dân Việt Nam. Cách phân phối sản phẩm bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay vẫn mang dáng dấp của một kiểu bán hàng phân phối tem phiếu của thời kỳ bao cấp. “Xã này tương lai là phát triển, nếu đầu năm sau họ bán tỉ lệ sẽ là gấp đôi. Nhiều người cũng muốn mua nhưng họ chỉ về bán có 1 ngày” (PVS người dân, nam, 56 tuổi, thôn Liên Đàm). “Năm nay nếu chúng tôi không khóa chắc còn nhiều người mua vì thời hạn là đến 1/8 cấp bảo hiểm mà phải nộp tiền trước 1 tháng. Xã làm đại lý chung và giao cho 10 ông trưởng thôn làm” (PVS, cán bộ lãnh đạo xã)”. Rõ ràng đây là nhu cầu từ cả hai phía, phía nhà cung cấp bảo hiểm và phía người dân mua bảo hiểm. Chính quyền xã tỏ ra năng động trong việc thông báo, cung cấp thông tin cho người dân. Song, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế ở cấp cao lại không cơ động và linh hoạt trong việc bán sản phẩm. Nhà cung cấp chưa tính đến tính liên tục, tính sẵn có của sản phẩm bảo hiểm mà họ có thể cung cấp cho người dân. “Trước đây bảo hiểm y tế người dân cũng không biết để mua, mới từ năm 2005 người dân mới được vận động mua và có khoảng vài chục gia đình mua. Thực ra ngay cả bảo hiểm cũng chưa đi sâu tới người dân” (PVS, nam, thôn Lại Hoàng). Thêm vào đó là việc yêu cầu khách hàng chọn nơi khám chữa bệnh cho Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn