Xem mẫu

  1. ACETAMIPRID hoạt chất tồn dư trong lúa gạo xuất khẩu- Bà con nông dân cần chú ý
  2. Theo đánh giá của các nhà quản lý sản xuất thì trong năm 2007, sản xuất Nông nghiệp cả nước thuận lợi cho phát triển, nhiều nông sản hàng hoá được mùa, được giá nông dân rất phấn khởi. Ở lĩnh vực sản xuất lúa, dù tình hình rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá có đe dọa ở cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu nhưng nhìn chung, ngành chức năng đã có biện pháp đối phó tốt, thiệt hại không đáng kể. Ở huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp nói riêng nhờ áp dụng tốt các biện pháp đồng bộ quản lý rầy nâu nên ở cả 3 vụ Đông xuân, Hè thu và Thu đông thắng lợi. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp được áp dụng rộng rãi như chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình IPM, chương trình 1 phải 5 giảm… kết hợp chương trình sản xuất lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu, chương trình sản xuất giống nông hộ, v.v… đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng lúa. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp thì thị trường xuất khẩu lúa gạo luôn biến động trong khi sản xuất và tiêu thụ chưa được kết hợp hài hoà giữa các doanh nghiệp và nông dân thường phải phụ thuộc theo biến động thị trường. Vừa qua, Việt Nam cũng đã có 1 sự biến động qua việc xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam ở thị trường Nhật Bản. Nhật
  3. Bản đã thông báo 1 số lô hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật có dư lượng thuốc Acetamiprid vượt mức cho phép. Được thông tin trên, Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo các bộ phận chức năng kiểm tra xác định làm rõ. Kết quả thực tế đã có những lô hàng phát hiện có dư lượng thuốc Acetamiprid vượt mức cho phép buộc công ty phải tìm các lô hàng khác thế. Sau sự kiện này, ngày 17/8/2007, Cục Bảo vệ thực vật đã có cuộc họp với các doanh nghiệp có đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Acetamiprid và có sự chỉ đạo cụ thể tới các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc từ nay cho đến hết vụ Đông xuân 2007 - 2008 phía tổ chức thanh kiểm tra việc lưu thông và sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid, xử lý nghiêm các doanh nghiệp không đăng ký sử dụng trên lúa mà quảng cáo sử dụng trên lúa, các trường hợp hướng dẫn nông dân sử dụng quá liều, các tờ bướm tờ rơi hướng dẫn không đúng nội dung đăng ký. Các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành tăng cường công tác tập huấn tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc Acetamiprid, lưu ý tuyệt đối không sử dụng thuốc này kể từ khi lúa bắt đầu trỗ. Thông báo ngay đến các đại lý, cửa hàng trên địa bàn về tình hình dư lượng thuốc này trên lúa để có hướng dẫn nông dân sử dụng cho đúng. Kể từ 20/8/2007, tạm thời đình chỉ ngay việc quảng cáo các loại thuốc có hoạt chất
  4. Acetamiprid trên tất cả các báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng kể cả của trung ương và địa phương. Để triển khai chỉ thị này của Cục Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Kỹ sư Huỳnh Thanh Sơn - Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật cho biết : “Trạm đang triển khai tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, hướng dẫn tới các đại lý và nông dân tinh thần chỉ thị của Cục Bảo vệ thực vật về hoạt chất Acetamiprid. Nhất là việc sử dụng các nhóm thuốc có hoạt chất này, tuyệt đối không sử dụng kể từ khi cây lúa bắt đầu trổ. Đồng thời hướng tới trạm sẽ tiến hành kiểm tra lưu thông và kinh doanh các loại thuốc có hoạt chất này đúng tinh thần chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật"". Rõ ràng Acetamiprid là một hoạt chất có trong nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật nhất là các nhóm thuốc phòng trừ rầy nâu. Trong giai đoạn mà dịch hại rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá vẫn còn đe dọa là nông dân bà con cũng cần nên chọn những nhóm thuốc vừa sử dụng an toàn nông dược vừa đảm bảo lượng tồn dư khi xuất khẩu. Trước vụ mùa đông xuân 2007 - 2008 bà con nông dân thận trọng.
nguon tai.lieu . vn