Xem mẫu

  1. Phòng GD&ĐT Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : VẬT LÝ Lớp : 8 Người ra đề : Hồ Tấn Phương Đơn vị : THCS Phan Bội Châu A.MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG thức KQ TL KQ TL KQ TL Số câu Đ - Cơ năng Câu C1 2a 3 - Cấu rạo chất Đ 0,5 1 2 - Đối lưu Câu C3 C4 - Truyền nhiệt Đ 0,5 0,5 - Nhiệt năng Câu C2 C5,C6 - Nhiệt lượng Đ 0,5 0,5; 0,5 5,5 -Phương trình cân bằng nhiệt Câu 18 TỔNG Đ 10 B.Đề: Câu 1: Quả bóng đang bay có mang dạng năng lượng nào? A. Chỉ có thế năng B. Chỉ có động năng C. Chỉ có nhiệt năng D. Cả 3 dạng năng lượng trên Câu 2: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng ? A. Nhiệt độ B. Khối lượng C. Nhiệt năng D. Thể tích Câu 3. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A. Chỉ ở chất khí. B. Chỉ ở chất lỏng C. Ở chất khí và chất lỏng. D.Chỉ ở chất rắn. Câu 4. Vật A truyền nhiệt cho vật B khi: A. Nhiệt độ vật A cao hơn vật B B. Nhiệt độ vật B cao hơn vật A C. Nhiệt năng vật A cao hơn nhiệt năng vật B D. Nhiệt năng vật B cao hơn nhiệt năng vật A Câu 5 Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì : A. Khối lượng của vật tăng C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật đều tăng B. Trọng lượng của vật tăng D. Nhiệt độ vật tăng
  2. Câu 6 . Thả vào chậu nước có nhiệt độ t1 một thỏi nhôm được đun nóng đến nhiệt độ t2 , t2 > t1 Sau khi cân bằng nhiệt , cả hai có nhiệt độ t . Ta có: A. t2 > t1> t B. t2 > t> t1 C. t > t1> t2 D. t > t2> t1 II. Tự luận: ( 7điểm ) Bài 1:Phát biểu các nguyên lí truyền nhiệt ? Bài 2: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng ?Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi ta phải làm như thế nào ? Bài 3 :(2điểm) Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K Bài 4. ( 3 điểm): Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào nước nóng . Miếng đồng nguội từ 800C xuống còn 200C . Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 150C , nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K của nước là 4200J/Kg.K . Tính khối lượng của nước. C.PHẦN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I.Trắc nghiệm: ( 3điểm ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 D B C A D B II. Tự luận: ( 7 đ) Bài 1: Nêu đầy đủ 3 nội dung (1 điểm) Bài 2: Giải thích đúng ( 1 điểm) Bài 3. ( 2điểm ) Nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ lên từ 200C đến 500C là: Q = m. c.Δ t = mc (t2 - t1) (1,0đ) Q = 5308 (50- 20) = 57 000(J) ( 1,0 đ) Bài 4.(3.đ) Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 800c xuống 200C Ta có : Q1= m1c1( t1- t) = 0,5 .380.( 80-20)=11400(J) (1,0) Q2= m2c2( t-t2) = m2 4200 ( 20-15) = 21000m2 (1,0đ) Theo phương trình cân bằng nhiệt Ta có: Q1=Q2 , 11400 = 21000m2 => m2 = 11400/21000= 0,54 (Kg) (1đ)
  3. Phòng GD&ĐT Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : Vật lí Lớp : 8 Người ra đề : Nguyễn Duy Cường Đơn vị : THCS Kim Đồng_ _ _ _ _ _ _ _ _ MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG KQ TL KQ TL KQ TL Số câu Đ Chủ đề 1: Cơ năng Câu C1 1 Đ 0,5 0,5 Chủ đề 2: Nguyễn tử - Câu C2, C4 C6 3 Cấu tạo chất Đ 1,0 0,5 1,5 Chủ đề 3: Nhiệt lượng Câu C5, C7, C3, C8, C13 B1, 12 C10, C9 B2, C11, B3 C12, C14 Đ 3,0 1,5 0,5 3,0 8,0 Số câu 9 4 4 TỔNG Đ 4,5 2,0 3,5 10 ĐỀ Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7,0 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm ): Câu 1 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng ? A Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. C Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D Các phát biểu A,B và C đều đúng. Câu 2 : Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì : A Khối lượng của vật tăng B Trọng lượng của vật tăng C Cả khối lượng và trọng lượng của vật đều tăng D Nhiệt độ vật tăng Câu 3 : Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt A Sự truyền nhiệt từ Mặt trời tới Trái đất B Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò C Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng D Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra không gian bên trong bóng đèn.
  4. Câu 4 : Phát biểu nào sau đây khi nói về cấu tạo chất là đúng: A Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt rất nhỏ gọi là phân tử-nguyên tử. B Các phân tử-nguyên tử luôn chuyển động không ngừng. C Giữa các phân tử-nguyên tử luôn có khoảng cách D Các phát biểu A,B,C, đều đúng Câu 5 : Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng: A Nhiệt năng là một dạng năng lượng B Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật. C Nhiệt năng là năng lượng do chuyển động nhiệt mà có. D Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 6 : Đổ 200ml nước vào 100ml rượu thì thể tích của hổn hợp là: A 300ml B 100ml C Lớn hơn 300ml D Nhỏ hơn 300ml Câu 7 : Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay toả ra trong quá trình truyền nhiệt là A m Q= c(t 2  t1 ) B t Q = mc 2 t1 C Q = mc(t2 – t1) D Q = mc(t2 + t1) Câu 8 : Vật A truyền nhiệt cho vật B khi: A Nhiệt độ vật A cao hơn vật B B Nhiệt độ vật B cao hơn vật A C Nhiệt năng vật A cao hơn nhiệt năng vật D Nhiệt năng vật B cao hơn nhiệt năng vật A Câu 9 : Thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và cùng được nung nóng đến 1000C vào cốc nước lạnh. Nhiệt lượng truyền cho nước của: A Miếng chì lớn nhất B Miếng nhôm lớn nhất C Miếng đồng lớn nhất D Ba miếng đều bằng nhau Câu10: Đơn vị của nhiệt lượng là: A J B J/ Kg C J/ Kg.K D J/s Câu11: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu cho biết A Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu B Nhiệt lượng cung cấp cho vật để đốt cháy vật C Nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn
  5. D Nhiệt năng của của vật có được khi bị đốt cháy Câu12: Trong các động cơ sau đây, động cơ nào không phải là động cơ nhiệt A Động cơ máy bay B Động cơ xe máy C Động cơ tàu thuỷ D Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thuỷ điện Câu13: Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng 840KJ. Hỏi nước nóng lên bao nhiêu độ? A Tăng thêm 200C B Tăng thêm 250C C Tăng thêm 300 D Tăng thêm 350C Câu14: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là: A Jun, kí hiệu là J B Jun trên kilôgam kelvin, kí hiệu là J/kg. K. C Jun kilôgam, kí hiệu là J. kg D Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg Phần 2 : TỰ LUẬN ( 3,0 điểm ) Bài 1 : Tại sao khi pha nước mát thì người ta hò đường xong rồi mới bỏ đá vào chứ không (1,0 điểm) làm ngược lại? Bài 2 : Đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu hoả toả ra nhiệt lượng gấp bao nhiêu lần khi đốt cháy (1,0 điểm) 1kg củi khô ? Cho năng suất toả nhiệt của dầu hoả và củi khô lần lượt là 44.106J/kg và 10.106J/kg Bài 3 : Dùng bếp dầu để đun sôi 1,5 lít nước từ 250c (1,0 điểm) a/ Tính nhiệt lượng có ích của bếp khi đun nước. b/ Tính lượng dầu cần thiết để đun nước. biết hiệu suất của bếp là 50% cho năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.106 J/K nhiệt dung riêng của nước là C = 4200 J/Kgk.
  6. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 7,0 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ph.án đúng D D C D D D D A C A C D A D Phần 2 : ( 3,0 điểm ) Bài/câu Đáp án Điểm Bài 1 : Vì làm như thế đường mới tan được ( khuếch tán ) do đá có nhiệt 0,75 độ thấp mà tốc độ khuếch tán lại phụ thuộc vào nhiệt độ Bài 2 : Đốt cháy 1 kg dầu hỏa thì nhiệt lượng tỏa ra là Q1 = 44.106 J 0,25 Đốt cháy 1 kg củi khô thì nhiệt lượng tỏa ra là Q2 = 10.106 J 0,25 Q 1/Q2 = 44.106 / 10.06 = 4,4 0,5 Nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra gấp 4,4 lần nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra Bài 3: a. Tính được Qn = mn.cn.(t2 – t1) = 1,5.4200.(100 – 25) = 472500 J 0,5 Q i = Qn = 472500 J b. Tính được Qd = 100.Qi/50 = 100.472500/50 = 945000 J 0,5 Q d = .md , suy ra md = Qd/ = 945000/44.106 = 0,02 kg 0,25 Lưu ý: - Các cách tính khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa. - Sai đơn vị, thiếu công thức trừ nữa số điểm của câu trả lời
  7. Phòng GD&ĐT Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : vật lý Lớp : 8 Người ra đề : Phan Thị Hạnh Đơn vị : THCS _LÊ LỢI _ _ _ _ _ _ _ _ A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG KQ TL KQ TL KQ TL Số câu Đ 1. Nguyên tử , Câu-Bài C1, C2 C3 C4, C5 3 phân tử Điểm 1 0,5 1 2,5 chuyển động hay đứng yên 2. nhiệt năng Câu-Bài C6 Điểm 0,5 0,5 3. đối lưu, bức xạ Câu-Bài C8 1 nhiệt , dẫn nhiệt Điểm 0,5 0,5 Câu-Bài C6 1 Điểm 0,5 0,5 Câu-Bài C7, C11 4 Điểm 0,5 0,5 1 Câu-Bài C10 2 Điểm 0,5 1 0,5 Câu-Bài C9 C12 1 Điểm 0,5 0,5 1 4. nhiệt lượng . Câu-Bài B1, 2 phương trình cân B2 bằng nhiệt Điểm 4 4 Câu-Bài Điểm Câu-Bài Điểm Số 5 5 3 13 Câu-Bài TỔNG Điểm 4,5 1 4,5 10
  8. Ghi chú : Câu-Bài C3,C4 = Câu 3,4 ở phần trắc nghiệm khách quan (KQ) Điểm 1 = trọng số điểm của cả 2 câu 3 và 4 Câu-Bài B5 = Bài 5 ở phần Tự luận ( TL ) Điểm 2 = trọng số điểm bài 5 (tự luận) + Các nội dung, số liệu ghi trong ma trận là một ví dụ, bạn hãy xoá đi và cập nhật nội dung mới vào B. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm ) Câu 1 Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp : rượu và nước có thể nhận giá trị nào sau đây ? A 100cm3 B 200cm3 C Lớn hơn 200cm3 D nhỏ hơn 200cm3 Câu 2 Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy : lên, đường tan và nước có vị ngọt . Câu giải thích nào sau đây là đúng? A Vì khi khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên. B Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước C Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. D Một cách giải thích khác. Câu 3 Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật : chậm đi thì đại lượng nào sau đây thay đổi? A Nhiệt độ của vật B Khối lượng của vật C Thể tích của vật D Các đại lượng trên đều thay đổi Câu 4 Trong thí nghiệm của Brao tại sao các hạt phấn hoa : chuyển động ?
  9. A Do hạt phấn hoa tự chuyển động B Do các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừngvà va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía C Do hạt phấn hoa có khoảng cách D Do một nguyên nhân khác Câu 5 Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuyếch tán giữa hai : chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? A Khi nhiệt độ tăng B Khi nhiệt độ giảm C Khi thể tích của các chất lỏng lớn D Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn Câu 6 Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào không phải là : đơn vị của nhiệt năng? A Mét trên giây (m /s) B Niu tơn (N) C Oát (W) D Các đơn vị trên đều không phải là đơn vị của nhiệt năng Câu 7 Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng : lượng nào mà em đã học ? A Động năng B Thế năng C Nhiệt năng D Động năng,thế năng và nhiệt năng Câu 8 Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ : một quả bong thì mực thuỷ ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào ? A Dâng lên B Không thay đổi C Tụt xuống D Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống Câu 9 Tại sao lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu? Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng nhiệt độ của lưỡi cưa ? A Vì có sự truyền nhiệt B Vì có sự thực hiện công C Vì có ma sát D Một cách giải thích khác Câu Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến 10 kém hơn sau đây cách nào là đúng?
  10. A Đồng, nước , thuỷ ngân, không khí B Đồng ,thuỷ ngân , nước , không khí C Thuỷngân, đồng ,nước, không khí D Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng Câu Tại sao về mùa đông , mặc áo ấm thì ta ít bị lạnh hơn? 11 A Vì tác dụng của áo ấm trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể B Vì tác dụng của áo ấm là truyền nhiệt cho cơ thể C Vì tác dụng của áo ấm là ngăn cản sự đối lưu D Vì một lý do khác Câu Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào ? 12 A Chỉ ở chất lỏng B Chỉ ở chất khí C Chỉ ở chất lỏng và chất khí D Ở các chất lỏng chất khí và chất rắn Câu 13 A B C D Câu 14 A B C D Phần 2 : TỰ LUẬN ( 3 điểm ) Bài 1 : 2điểm Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2lít nước ở 250c . Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu? Bài 2 : 2điểm Một nhiệt lượng kế chứa 12lít nước ở 150c . Nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g đã được nung nóng tới 1000c .Hỏi nước nóng lên tới
  11. bao nhiêu độ ? Bài 3 : ............điểm C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 6đ _ _ điểm ) C âu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.A D B A B A D D C B B A C Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
  12. Ph.án đúng Phần 2 : ( _ 4 _ điểm ) Bài/câu Đáp án Điểm Bài 1 : Tính đúng nhiệt lượng thu vào của ấm ( 0,5đ ) Nhiệt lượng thu vào của nước (0,5đ) nhiệt lượng cần đun nóng ấm nước (1đ) Bài 2 : Nhiệt lượng do quả cầu toả ra (0,5đ) nhiệt lượng nước thu vào (0,5đ) Phương trình cân bằng nhiêt (0,5đ) nhiệt độ cần tìm t (0,5đ)
  13. Phòng GD&ĐT Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : VẬT LÝ Lớp : 8 Người ra đề : Lê Thị Ngọc Hạnh Đơn vị : THCS Lý Thường Kiệt MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG KQ TL KQ TL KQ TL Số câu Đ Cơ năng Câu C1,C18 C2,C3 C22 6 Câu C19 Đ 3đ 2đ 4đ 9đ1 Cấu tạo chất Câu C6 C4,C5 3 câu Đ 1đ 2đ 3đ,5 Nhiệt năng Câu C8,C9, C7,C14 C21 C16,C C23 14 câu C10,C11, C15 17 C12,C13 C20 Đ 7đ 3đ 2đ 2đ 4đ 18đ,5 Câu 8 câu 8 câu 1 4 câu 2 câu 23 câu TỔNG câu Đ 8đ 8đ 2đ 4đ 8đ 30đ10
  14. Trường THCS Lý Thường Kiệt Người ra đề : Lê Thị Ngọc Hạnh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC : 2008 - 2009 MÔN : Vật lý - Khối 8 I/Phần trắc nghiệm .Hãy khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là đúng nhất Câu1: Làm thế nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn ? A. So sánh công thực hiện của cả hai người ,ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. B. So sánh thời gian thực hiện công của hai người ,hai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. C.So sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian , ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. D.So sánh thời gian của hai người , ai làm việc mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. Câu 2: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8 m lên đều trong 20s . Người ấy phải dùng một lực bằng 180 N . Công và công suất của người kéo có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây ? A. A=1420 J ; P=71 W. B. A=1440 J ; P=72 W. C. A=1460 J ; P=73 W . D. Một cặp giá trị khác . Câu 3: Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp hai lần trong thời gian dài gấp bốn lấno với máy xúc thứ hai .Nếu gọi P1 là công suất của máy thứ nhất ,P2 là công suất của máy thứ hai thì : A. P1=P2 B. P1= 2P2 C.P2 = 2P1 D.P2 = 4P1 Câu 4: Trong thí nghiệm của Brao , tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động không ngừng ? A.Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng . B. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách . C.Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía . D.Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử . Câu 5:Khi chuyển động nhiệt của các phântử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào dưới đây của vật tăng lên ? A. Nhiệt độ . B. khối lượng riêng . C. Thể tích D.Khối lượng . Câu 6: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì A.Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên . B.Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi . C.Hiện tượng khuếch tán không thay đổi . D.Hiện tượng khuếch tán ngừng lại . Câu 7: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng ?
  15. A. Đồng , không khí , nước . B. Đồng , nước , không khí . C. Không khí , đồng , nước . D. Không khí , nước , đồng . Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động hỗn độn , không ngừng của các phân tử gây ra ? A.Quả bóng chuyển động khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau . B. Quả bóng bay dù buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần . C.Đường tự tan vào nước . D.Sự khuếch tán của dung dịch đồng sun phat vào nước . Câu 9: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn so với khi nó tan trong nước lạnh ? A.Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động chậm hơn . B.Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn . C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên nước bay hơi nhanh hơn . D.Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử đường có thể bị các phân tử nước hút mạnh . Câu 10: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn ? A.Khi nhiệt độ tăng. B. Khi nhiệt độ giảm . C. Khi thể tích của các chất lỏng lớn . D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn . Câu 11:Bỏ một ít thuốc tím vào một cốc nước ,khi đun nóng thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên .Lí do nào sau đây là đúng ? A. Do hiện tượng truyền nhiệt . B. Do hiện tượng đối lưu . C.Do hiện tượng bức xạ nhiệt . D. Do hiện tượng dẫn nhiệt . Câu 12: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào của vật A.Vật có bề mặt sần sùi , sẫm màu . B.Vật có bề mặt sần sùi , sáng màu . C.Vật có bề mặt nhẵn , sẫm màu . D.Vật có bề mặt nhẵn , sáng màu . Câu 13: Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng ? A.Nhiệt năng là một dạng năng lượng . B.Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật . C.Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật . D. Nhiệt năng là năng lương mà lúc nào vật cũng có . Câu 14: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh . Hình thức truyền nhiệt nào đã xảy ra ? A.Bức xạ nhiệt . B.Dẫn nhiệt . C.Đối lưu . D.Cả ba hình thức trên cùng xảy ra đồng thời . Câu 15 :Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào ? A.Nhiệt năng của giọt nước tăng , của nước trong cốc giảm . B.Nhiệt năng của giọt nước giảm , của nước trong cốc tăng .
  16. C.Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm . D.Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng. Câu 16: Lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu .Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng nhiệt độ của lưỡi cưa ? A.Vì có sự truyền nhiệt. B.Vì có sự thực hiện công. C.vì có ma sát . D.Một cách giải thích khác . Câu 17 : Thả ba miếng đồng , nhôm , chì có cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ vào một cốc nước nóng .Nếu gọi nhiệt lượng của các miếng đồng , nhôm , chì thu vào từ khi được bỏvào nước tới khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt lần lượt là Qđ ,Qn ,Qc thì biểu thức nào dưới đây là đúng ? A.Qn >Qđ >Qc B . Qđ >Qn >Qc C.Qc >Qđ >Qn D.Qđ = Qn = Qc Câu 18: Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây ? A. Chỉ có động năng . B. Chỉ có thế năng . C. Chỉ có nhiệt năng . D. Có cả thế năng , động năng và nhiệt năng . Câu 19:.Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng.Khi nào vật có cả động năng ,thế năng và nhiệt năng ? A.Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống . B.Chỉ khi vật đang đi lên . C.Chỉ khi vật đang rơi xuống. D.Chỉ khi vật lên tiứi điểm cao nhất . Câu 20:.Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là không đúng ? A.Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt . B.Chỉ những vật có bề mặt xù xì và màu sẫm mới có thể bức xạ nhiệt . C.Chỉ những vật có bề mặt nhẵn và màu sáng mới có thể bức xạ nhiệt. D.Chỉ có Mặt Trời mới có thể bức xạ nhiệt. II/ PHẦN TỰ LUẬN: Câu 21 : Trong khi thổi cơm thì gạo nóng lên.Trong khi giã gạo , gạo cũng nóng lên .Trong hai trường hợp trên nội năng của gạo thay đổi như thế nào ?Cho biết nguyên nhân làm biến đổi nội năng . Câu 22: Dùng động cơ điện kéo một băng truyền từ thấp lên cao 5 m để rót than vào miệng lò .Cứ mỗi dây rót được 20 kg than . Tính: a/Công suất của động cơ. b/Công mà động cơ sinh ra trong 1giờ Câu 23:Thả một thỏi đồng nặng 0,6 kg ở nhiệt độ 850C vào 0,35 kg nước ở nhiệt độ 200C.Cho nhiệt dung riêng của đồng c1=380 J/kg.độ, của nước c2= 4200 J/kg.độ. Tính nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt .
  17. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 1/Trắc nghiệm khách quan :(20 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 P.án đúng C B B C B A B A B A B A C B B B A D A A 2/Tự luận (10 đ ) Câu 21. Trong cả hai trường hợp nhiệt độ của gạo đều tăng nên nhiệt năng của gạo tăng(1đ) . -Trường hợp thứ nhất: nhiệt năng tăng nhờ truyền nhiệt(0,5đ) -Trường hợp thứ hai: nhiệt năng tăng nhờ thực hiện công(0,5đ) Câu 22: a/ Công thực hiện trong 1s: A=F.s = 10.m.s = 1000J Vậy, công suất của động cơ là 1000W(2đ) b/ Công thực hiện trong 1h: A=p.t = 1000.1.3600 = 3.600.000J(2đ) Câu 23: Nhiệt lượng đồng tỏa ra: Q1= m1.c1(t1-t) Nhiệt lượng nước thu vào:Q2=m2.c2(t-t2) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có : Q1 = Q2 m1.c1(t1-t) =m2.c2(t-t2) m1.c1.t1  m2.c 2.t 2 => t = = 28,70C (4đ) m1.c1  m2.c 2
  18. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA HỌC KÌ II GV: NGUYỄN THỊ LOAN MÔN : VẬT LÍ – LỚP 8 I / Phần trắc nghiệm (7 điểm ) Đánh dấu X trước câu trả lời đúng Câu 1 : Đổ 200ml nước vào 100ml rượu thể tích thu được của hỗn hợp là : a/ 300ml b/ 100ml c/ Lớn hơn 300ml d/ Nhỏ hơn 300ml Câu 2 : Vật A truyền nhiệt cho vật B khi : a/ Nhiệt độ vật A cao hơn vật B b/ Nhiệt độ vật B cao hơn vật A c/ Nhiệt năng vật A cao hơn vật B d/ Nhiệt năng vật B cao hơn vật B Câu 3 : Khi nhiệt độ của vật giảm thì : a/ Nhiệt năng của vật giảm b/ Thể tích của vật giảm c/ Trọng lượng riêng của vật tăng d/ Tất cả đều đúng Câu 4 : Phát biểu nào sau đây sai ? a/ Mọi vật đều có cơ năng b / Mọi vật đều có nhiệt năng c/ Mọi vật đều có trọng lượng d/ Mọi vật đều có khối lượng Câu 5 : Khi vật rơi có sự chuyển hóa : a/ Từ thế năng sang động năng b/ Từ thế năng sang động năng và nhiệt năng c/ Từ thế năng sang nhiệt năng d/ Từ động năng sang thế năng Câu 6: Bếp lửa đã truyền nhiệt năng cho nước trong nồi bằng cách : a/ Dẫn nhiệt b/ Đối lưu c/ Bức xạ nhiệt d/ Cả 3 cách trên Câu 7 : Bỏ một vật (1)có nhiệt độ là 100 C vào nước (2) trong một nồi (3) ở cùng 200C . 0 Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt khác thì phương trình cân bằng nhiệt được viết : a/ Q1 + Q2 = Q3 b/ Q1 + Q3 = Q2 c/ Q3 +Q2 =Q1 d/ Cả a, b, c đều sai Câu 8 :Trong chât sau đây : len, thủy tinh, nhôm, bạc, sứ chất dẫn nhiệt kém nhất là : a/ Thủy tinh b/ Sứ c/ Len d/ Cả sứ và len Câu 9 : Nhiệt năng của một vật : a/ Chỉ có thể thay đổi bằng cách truyền nhiệt b/ Chỉ có thể thay đổi bằng cách thực hiện công c/ Có thể thay đổi cả bằng thực hiện công và truyền nhiệt d/ Không thể thay đổi được Câu 10 : Thả 3 miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng . Nhiệt độ cuối cùng của 3 miếng kim loại sẽ: a/ Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất b/ Nhiệt độ miếng chì cao nhất c/ Nhiệt độ miếng đồng cao nhất d/ Nhiệt độ của cả 3 miếng bằng nhau Câu 11 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng ? a/ Khối lượng b/ Nhiệt năng c/ Nhiệt độ d/ Thể tích Câu 12 : Trong các chất có thể làm chất đốt như : củi khô, than đá, than bùn , dầu hỏa năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau : a/Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô b/ Than bùn, than đá, củi khô, dầu hỏa c/ Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô d/ Than đá, dâu hỏa, than bùn, củi khô
  19. Câu 13: Nhiệt dung riêng của đồng nhỏ hơn sắt . Vì vậy dể tăng nhiệt độ của 2kg đồng và 2kg sắt thêm 100C thì : a/ Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối sắt b/ Khối đồng cần ít nhiệt lượng hơn khối sắt c/ Hai khối cần nhiệt lượng như nhau d/ Khối sắt cần nhiều nhiệt lượng hơn vì 2kg sắt có thể tích lớn hơn 2kg đồng Câu 14 : Trong các sự truyền nhiệt dưới đây sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt : a/ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất b/ Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò c/ Sự tryền nhiệt từ dây tóc bóng đèn sáng ra khoảng không gian trong bóng đèn d/ Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng II/ Phần tự luận(3 điểm ) 1/ Dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 2kg nước ở 300C đựng trong ấm nhôm có khối lượng 0.5kg a/ Tính nhiệt lượng cần để đun nước b/ Tính lượng dầu hỏa cần dùng (Bỏ qua sự mất nhiệt ra môi trường xung quanh) Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K ;của nhôm là 880 J/kg .K và năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.106 J/kg ĐÁP ÁN I/ Phần trắc nghiệm (7điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ/án D A D A B B C C C D A C B D II/Phần tự luận:( 3 điểm) Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2kg nước từ 300C đến sôi Q1 =m1.c1.(t2 –t1) = 2kg . 4200 J/kg .K . (1000C - 300C ) = 588000 J (1điểm) Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm tăng từ 300C đến 1000C Q2 = m2 .c2 . (t2 - .t1) = 0,5kg . 880 J/kg . K .(1000C - 300C )= 30800J(1điểm) Theo PTCBN thì :Q1 +Q2 = Q3 = > Q3 =588000J+30800J = 618800J(0,5điểm) Lượng dầu hỏa cần dùng : Q3 618800 J Q3 = q .m3 =>m3 = =  0,014kg(0,5 điểm) q 44000000 J MA TRẬN ĐỀ CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng KQ TL KQ TL KQ TL Câu Điểm Cơ năng 5 1 0,5 Cấu tạo chất 1 1 0,5 Phân tử CĐ hay ĐY? 11 1 0,5 Nhiệt năng 2, 3, 9 4 4 2 Dẫn nhiệt 8 1 0,5 Đối lưu-Bức xạ nhiệt 6, 14 2 1 Công thức tính 13 1a 1,5 2,5 nh/lượng
nguon tai.lieu . vn