Xem mẫu

Ngày 25 tháng 4 năm 2014

9 câu không nên nói khi phỏng vấn - Cẩm Nang Nghề Nghiệp

9 câu không nên nói khi phỏng vấn
Tác giả: Cẩm Nang Nghề Nghiệp
Thể loại: Nghề Nghiệp & Việc Làm
T

ránh những “cạm bẫy” khi phỏng vấn là chiến thuật giúp bạn chứng tỏ thế mạnh
và giá trị của mình. Buổi phỏng vấn của bạn có thành công hay không cũng phụ
thuộc rất nhiều vào những điều bạn nói.
Dưới đây là 9 câu bạn thật sự không nên nói, dù chỉ là buột miệng, khi ngồi
trước nhà tuyển dụng.
“Công ty của ông chuyên làm gì?”
Hãy đặt những câu hỏi chứng tỏ bạn hiểu biết rõ về công ty và trong tư thế sẵn
sàng làm việc. Không nên hỏi những câu mà đáng lẽ ra bạn phải biết rõ câu trả lời hoặc bạn có thể
kiếm được thông tin dễ dàng qua trang web của công ty hoặc trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Nhà tuyển dụng sẽ rất cáu và sẽ thắc mắc: “Nếu bạn không biết công ty kinh doanh cái gì thì
bạn định làm gì ở đây?”
“Tôi không đòi hỏi quá nhiều về mức lương”
Lương bổng là vấn đề nhạy cảm nhất trong cuộc phỏng vấn. Chắc chắn một điều là bạn muốn biết
mình được trả lương như thế nào và tất nhiên bạn thích được trả lương cao. Người phỏng vấn biết rõ
như vậy, và họ muốn bạn nói thẳng mong muốn của mình.
Nhớ rằng, đó là một cuộc đàm phán chứ không phải là một cuộc chơi. Khi bị hỏi dồn, bạn phải luôn
sẵn sàng đưa ra một mức lương, thậm chí bạn phải nói rõ ràng, chẳng hạn “Tôi muốn có mức lương
khoảng từ 500 – 1.000 USD”.
Nếu bạn băn khoăn mức lương mình yêu cầu quá cao so với công việc, bạn hãy xin thêm thời gian
suy nghĩ hoặc hỏi thêm vài điều về công việc để đánh giá lương. Đừng giả bộ nói không quan tâm.
Bạn cũng có thể hỏi thẳng nhà tuyển dụng mức lương trung bình cho vị trí ứng tuyển của bạn.
“Tôi sẽ sướng phát điên nếu được nhận công việc này”
Có thể đó là những lời bạn bè thường nói chuyện với nhau (nó trở thành thói quen của bạn) nhưng
bạn không nên nói câu này trong khi phỏng vấn. Sử dụng tiếng lóng sẽ làm cho người phỏng vấn
chán ngấy bạn. Có thể bạn thông minh, nói năng lưu loát, tự tin, nhưng chắc chắn bạn không nên
nói năng như vậy, đây hoàn toàn không phải cách gây cười hay.
“Chính Bill Gates đã thưởng cho tôi 1000 USD”
Đừng nói dối! Bạn sẽ bị phát hiện và rồi bạn sẽ hối tiếc về việc đó. Một ngày nào đó, ai đó sẽ phát
hiện ra rằng bạn đã không tăng doanh thu trong vòng 6 tháng. Người phỏng vấn hiểu rằng bạn đã
quá phóng đại về bản thân. Đừng nhầm lẫn giữa tự tin và tự phụ.
“Trong 5 năm nữa, tôi sẽ có mặt trên con tàu ở Caribê”
Khi người phỏng vấn hỏi bạn về các mục tiêu lâu dài, họ muốn có câu trả lời liên quan đến công ty.
Việc nói về ước nguyện sống trong một trang trại không thể thuyết phục họ rằng bạn là một chuyên
gia đầy tham vọng trong lĩnh vực mình lựa chọn (trừ khi bạn xin một công việc liên quan đến nông
nghiệp).
http://motsach.info/web/motsach/story.php?story=9_cau_khong_nen_noi_khi_phong_van__suu_tam

1/2

Ngày 25 tháng 4 năm 2014

9 câu không nên nói khi phỏng vấn - Cẩm Nang Nghề Nghiệp

Vì vậy, nếu muốn thể hiện khát vọng, hãy nói những khát vọng có liên quan đến chuyên môn công
việc. Đừng lôi những câu chuyện mơ mộng hão huyền để làm mất thời gian của nhà tuyển dụng.
“Xin lỗi, tôi lại không biết làm việc đó”
Nói thẳng điểm yếu của mình nhưng đồng thời nhấn mạnh khả năng khác. Đừng từ chối ngay một vị
trí chỉ vì nghĩ rằng không làm được. Có thể dung hòa bằng câu nói: Tôi không được đào tạo về
chuyên ngành này nhưng tôi tin mình có thể làm được nếu các ông cho tôi một cơ hội.
Hầu hết các công ty đều thích nhận những người thông minh, nhiệt tình, cần đào tạo hơn là nhận
những người đáp ứng chuyên môn yêu cầu nhưng không sẵn sàng học hỏi.
“Bạn biết đấy, tôi vừa trải qua một cuộc ly hôn đau khổ… ” Thậm chí nếu như người phỏng vấn
đề cập đến những chuyện cá nhân, bạn cũng nên dẹp nó sang một bên. Bạn nghĩ rằng bạn đang thật
thà, cởi mở nhưng vô tình bạn lại trở nên thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự tập trung và tôn trọng đối
tác. Hãy thật thiết thực và phải lịch sự nữa.
“Công ty của bạn có thể làm được gì cho tôi”
Những người phỏng vấn rất ghét sự kiêu ngạo và sự ích kỉ. Họ muốn biết tại sao họ lại thuê bạn.
Nhấn mạnh vào những đóng góp bạn có thể làm được. Hãy nói cho họ biết về những nỗ lực bạn đã
đạt được nhờ sự giúp đỡ của những ông chủ trước. Đừng hỏi về lương, tiền thưởng và sự thăng tiến
vội.
“Tôi bỏ công việc cũ vì ông chủ của tôi thật ngu ngốc”
Nói xấu ông chủ cũ là một điều ngớ ngẩn nhất của ứng viên. Thậm chí chỗ làm trước đây của bạn là
địa nguc, ông chủ cũ là “quái vật”, bạn đồng nghiệp là “kẻ thù” đi chăng nữa thì cũng đừng nói ra
những điều đó. Nên nói rằng bạn rời bỏ nó để tìm kiếm những công việc đòi hỏi nhiều trách nhiệm
hơn, có cơ hội để thăng tiến hơn hoặc là bạn sẵn sàng cho sự thay đổi công việc.
(Theo Dân Trí)

http://motsach.info/web/motsach/story.php?story=9_cau_khong_nen_noi_khi_phong_van__suu_tam

2/2

nguon tai.lieu . vn