Xem mẫu

  1. 8 sai lầm khi đàm phán tăng lương Đàm phán yêu cầu tăng lương với sếp không hề dễ dàng và đơn giản chút nào. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng dưới đây. Chúng có thể khiến công việc của bạn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều: 1. Không có sự chuẩn bị toàn diện Sai lầm: Bạn đã ghi chép lại những điều bạn cần phải đưa ra trong cuộc nói chuyện với sếp: từ chức vụ bạn muốn được thăng chức, mức lương mong muốn và trách nhiệm mới. Tuy nhiên, bạn vẫn không hề xem xét lại tình hình thực tế của công ty ra sao. Thực tế: Ban đầu, công việc dường như là niềm mơ ước của bạn. Tuy nhiên, dần dần bạn nhận thấy rằng bạn làm việc quá sức mà mức lương chả được bao nhiêu, công ty không thể trả thêm cho bạn. Làm cách nào để vượt qua khó khăn này? "Bí kíp": Chuẩn bị trước mọi tình huống có thể xảy ra. Trước khi đặt ra bất cứ câu hỏi nào với sếp, hãy suy nghĩ thật kỹ và thấu đáo.
  2. 2. Rụt rè, không dám đàm phán Sai lầm: Bạn cho rằng mức lương tối đa do bộ phận nhân sự quyết định và không thể thay đổi được Thực tế: Bạn hoàn toàn có thể đàm phán với bộ phận nhân sự một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. “Bí kíp”: Hãy liên lạc với người quản lý nhân sự và nói rằng ở một số công ty đã trả cho nhân viên ở vị trí công việc của bạn là mức X, mức Y. Tiếp đó, ngỏ ý muốn công ty có thể xem xét lại mức lương cho bạn hay không. Bằng cách đó, bạn đã thể hiện được mong muốn được tăng lương của bạn. 3. Hãy trả lương cao hơn hoặc tôi sẽ ra đi Sai lầm: Bạn yêu sách và đe doạ đòi công ty tăng lương cho bạn. Thực tế: Bạn không hài lòng với mức lương hiện tại nên đã tham dự phỏng vấn ở công ty đối thủ, với hi vọng sẽ có mức lương cao hơn. Bạn đã thành công trong việc yêu sách với công ty. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, công ty bắt đầu tạm ngừng sản xuất và bạn phải ra đi vì bạn là một
  3. trong những nhân viên được hưởng lương cao nhất. “Bí kíp”: Nếu bạn muốn được tăng thêm lương, hãy đàm phán với cấp trên dựa vào những đóng góp thực tế của bạn cho công ty, hơn là sử dụng lời đe doạ, yêu sách kiểu như vậy. 4. Trình bày dài dòng Sai lầm: Bạn kể lể với sếp về những nguyên nhân khiến bạn cần nhiều tiền: do bạn muốn mua một căn nhà lớn hơn, bạn có hai đứa con hiện đang học đại học, bạn muốn mua một chiếc xe mới… Thực tế: Sếp sẽ nghĩ rằng bạn quả là một nhân viên thích đòi hỏi và không chịu làm việc. “Bí kíp”: Muốn được trả thêm lương, hãy trình bày với sếp về những thành tích mà bạn đã đóng góp hoặc đang có kế hoạch đóng góp, thay vì trình bày khó khăn với sếp. 5. Chỉ quan tâm đến mức lương Sai lầm: Bạn không yêu cầu tăng thưởng mà chỉ quan tâm đàm phán tăng mức lương.
  4. Thực tế: Để đòi sếp tăng lương là khó khăn bởi vì rất ít nhân viên thành công trong việc đàm phán tăng mức lương cố định. Do vậy, hãy nghĩ ra một khoản thưởng tương đương với mức bạn mong muốn được tăng khi nói chuyện với sếp. “Bí kíp”: Thay vì yêu cầu sếp tăng mức lương cố định của bạn lên, hãy gợi ý cho sếp về những khoản thưởng mà bạn xứng đáng được hưởng. 6. Quá đề cao bản thân, cùng với những lời hứa vượt quá khả năng Sai lầm: bạn khoa trương thái quá về bản thân. Thực tế: Bạn phóng đại về khả năng của mình và hứa hẹn nhiều điều vượt quá khả năng để nhằm được tăng lương. Sếp nhận ra điều này và bạn bị sa thải. “Bí kíp”: Hãy tự tin vào những điều bạn đã làm được thay vì bốc phét những điều không có thực. 7. Bạn lo sợ đàm phán thất bại Sai lầm: Bạn sợ rằng mình sẽ đàm phán thất bại. Thực tế: Bạn thực sự hoàn toàn có thể thành công trong cuộc đàm phán
  5. với sếp nếu bạn có sự chuẩn bị tốt và tự tin vào bản thân. “Bí kíp”: Hãy tự tin vào cơ hội đàm phán thành công. 8. Chỉ tập trung vào một cơ hội Sai lầm: Cần phải đổ dồn hết công sức vào lần đàm phán này. Thực tế: Tốt hơn hết là nên tận dụng nhiều cơ hội trong tương lai có thể đến với bạn. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái về mặt tâm lý hơn. "Bí kíp": Hãy tự nhủ với bản thân: "Thua keo này ta bày keo khác", còn rất nhiều cơ hội sau này đang chờ đón bạn. Điều quan trọng trước mắt là cố gắng làm việc thật tốt. Theo VNN
nguon tai.lieu . vn