Xem mẫu

  1. 6 trụ cột nuôi dạy con cái bố mẹ nên biết Không có trường học đặc biệt dạy chúng ta trở thành cha mẹ. Tuy nhiên, những người làm cha, làm mẹ vẫn cần phải tìm hiểu cách nuôi dạy tốt và tích cực đối với trẻ em để chúng trở thành những công dân tích cực trong tương lai. Khoa học làm cha mẹ có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau như từ việc tham dự hội thảo, đọc các bài viết trong tạp chí và sách hay tham khảo người có kinh nghiệm. Về cơ bản, có sáu trụ cột quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em, theo Hanny Muchtar Darta, khi phát hành cuốn sách của mình, Six Pillars of Positive Parenting (tạm dịch là: Sáu trụ cột để làm cha mẹ tốt." Điều này nói chung các bậc cha mẹ đều chưa biết. "Hầu hết các vị phụ huynh đều không nhận ra điều đó, họ nuôi dạy con cái hoặc áp dụng những phương pháp tiêu cực trong nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Là phụ huynh, tôi luôn cố gắng học hỏi. Tôi đã học cho các con tôi, bao gồm cả nghiên cứu sáu trụ cột trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ em. Điều đó cũng dựa trên kinh nghiệm cá nhân tôi với tư cách là một phụ huynh," Hannah nói.
  2. Trụ cột đầu tiên là quan hệ đối tác, hợp tác giữa cha, mẹ (partnership parenting) Phụ huynh phải tìm hiểu để hợp tác tốt, đặc biệt là trong việc giảng dạy các giá trị cuộc sống cho trẻ. Không nên để tồn tại sự khác biệt về quan điểm trong giảng dạy các kỷ luật của cuộc sống. Như vậy, trẻ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cha mẹ vì thấy cả cha và mẹ đều đồng ý với quan điểm này. Hình phạt không phải là phương pháp dạy con tốt bởi nó đem lại tác động tiêu cực nhiều hơn Trụ cột thứ hai bao gồm 4 kỹ năng, đó là: vuốt ve, nói chuyện, chơi, và suy nghĩ.
  3. Hannah mô tả kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Harold Voth, một bác sĩ tâm thần từ Kansas, Hoa Kỳ, về các yếu tố của sự quan tâm. Bao nhiêu lần bạn vuốt ve các con mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ví dụ, bốn lần vuốt ve, âu yếm đứa trẻ trong một ngày có thể làm cho con của bạn luôn luôn tồn tại. 8 lần vuốt ve, âu yếm một ngày để hỗ trợ trẻ em phát triển. Trong khi 12 lần âu yếm sẽ làm cho con bạn khỏe mạnh về thể chất và tình cảm. Chức năng này cũng có hiệu lực đối với các cặp vợ chồng. Âu yếm có thể xua đuổi cơn trầm cảm, làm cho chúng ta trẻ hơn, ngủ ngon hơn, và tăng cường sự miễn dịch. Sau đó, Hannah khuyến khích các bậc cha mẹ thiết lập giao tiếp với trẻ. Thông tin có thể được thực hiện bằng nhiều cách, một trong số đó là bằng cách đọc sách cho trẻ em và hỏi ý kiến của trẻ về nội dung của cuốn sách. Bên cạnh nói chuyện, cha mẹ cũng nên dành thời gian để mời các em chơi và cùng thực hiện các hoạt động thể xác, vận động với mình. Khi chơi, vai trò của người cha rất có khả năng khuyến khích con mình thực hiện các hoạt động như thể thao hay các trò chơi khác. Không chỉ chơi về mặt
  4. thể chất, trẻ em cũng cần được dạy để chơi với con bằng cách sử dụng trò chơi để sáng tạo suy nghĩ, tư duy. Điều này giúp trẻ em xử lý một cách tự nhiên suy nghĩ của mình. Luyện tập cách suy nghĩ, tư duy cũng giúp trẻ em giao tiếp và biểu lộ những gì chúng suy nghĩ vì chưa chắc suy nghĩ của trẻ và của cha mẹ lại giống nhau. Trụ cột thứ ba, giữa cha mẹ và con cái luôn luôn có một thỏa thuận trong việc thực hiện kỷ luật, và áp dụng các quy tắc. Các quy tắc không phải luôn luôn do phụ huynh thực hiện. Ví dụ như trong việc thống nhất giờ học của con trẻ. Con trẻ và cha mẹ có thể thảo luận rằng cần bao nhiêu thời gian để con ôn lại các bài học ở trường. Các bậc cha mẹ thể hiện tình yêu nhưng với sự kiên quyết của mình. Trụ cột thứ tư là cha mẹ phải hiểu được những cảm xúc tiêu cực của con trẻ càng sớm càng tốt. Khi con cái đang buồn và khóc, hãy hỏi nguyên nhân tại sao khiến con buồn, hoặc điều gì làm con trẻ khóc. Chúng ta hãy cố gắng để hiểu được cảm xúc của trẻ để có thể cải
  5. thiện được những cảm xúc tiêu cực có trong trẻ", ông Hanny cho biết. Trụ cột thứ năm là tầm quan trọng của phong cách ngôn ngữ lành mạnh để trẻ khỏe về thể chất và tình cảm. Trong phần này, Hannah cho rằng mỗi ngày, một người ngày nghe đến 432 từ và câu phủ định, và chỉ 32 từ và câu tích cực. Có đến 80% những lời xúc phạm, đem lại hiệu ứng tâm lý không tốt, và không khuyến khích con người phát triển. Phần còn lại, 20% số người phải chịu đựng nghe những lời đó. Vì vậy, cha mẹ cần phải học để không quá tức giận, hay thậm chí đe dọa con trẻ. Trụ cột cuối cùng trong cuốn sách này là cha mẹ nên áp dụng cách nuôi dạy con cái mà không phải trừng phạt. Hóa ra là chỉ trừng phạt thôi không làm cho đứa trẻ có thể thay đổi một cách tích cực. Cha mẹ nên để cho trẻ em tự do, không có nghĩa là tự do hoàn toàn, không khuôn khổ, mà hãy để cho trẻ chọn hệ quả của những hành động trẻ đã làm. Vì vậy trẻ em có thể có được những bài học sau những gì trẻ đã làm.
  6. Ngoài việc trình bày về những trụ cột trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, cuốn sách này cũng giới thiệu các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và một loạt các câu chuyện về gia đình rất thú vị và mang tính giáo dục. (Theo VTC )
nguon tai.lieu . vn