Xem mẫu

  1. 6 Nguyên Tắc Trong Việc Tạo Thói Quen Ăn Uống Lành Mạnh Cho Bé Có khi bạn sẽ tự hỏi, cho bé ăn gì thì bé sẽ thích thú? Thế nhưng bao tử của bé không quá lớn để bạn có thể cho bé ăn bất cứ thứ gì. 1. Cần cân nhắc đối với bữa ăn nhẹ của bé Bạn nên lựa chọn cho bé thức ăn bổ dưỡng. Có thể bé thuộc dạng kén ăn và có một số loại thức ăn không phù hợp với bé, cho nên bạn phải chắc rằng những gì bé ăn phải thực sự tốt cho bé. Vì vậy, dù bé chỉ ăn có vài thìa cơm và một ít đồ ăn vào bữa tối thì cũng không sao cả, vì bé đã được ăn no và đủ chất vào bữa trưa và những bữa xế rồi. Có khi bạn sẽ tự hỏi, cho bé ăn gì thì bé sẽ thích thú? Thế nhưng bao tử của bé không quá lớn để bạn có thể cho bé ăn bất cứ thứ gì. Có thể bạn định cho bé ăn những thanh sô cô la, bánh quy vào những bữa xế, những thứ này tuy làm bé thích thú ăn nhưng về lâu về dài thì không tốt cho sức khỏe của bé chút nào. Bạn có thể mang lại sự thích thú cho bé từ những việc khác hơn là cho bé ăn những thứ không thật sự tốt cho trẻ em.
  2. 2. Tránh cho bé ăn món tráng miệng thay cơm Làm cho bé món sữa chua trộn trái cây và rắc lên một ít đậu phộng và chỉ cho bé ăn món tráng miệng này sau khi đã ăn cơm xong và đặc biệt đừng hứa hẹn với bé về món tráng miệng này như một phần thưởng nếu bé chịu ăn hết cơm. Chúng ta thường có khuynh hướng không chú ý đến những lời nói với bé, và điều này có thể khiến bé hiểu lầm rằng ăn những thức ăn này giống như một việc chẳng đặng đừng. Có những thứ bạn cần hạn chế cho bé ăn. Đối với bé trên một tuổi, bạn chỉ nên tập cho bé ăn tráng miệng bổ dưỡng và nếu không cho bé nếm thử bánh sô cô la kem thì bé sẽ vẫn chỉ thích những món tráng miệng từ trái cây hay sữa chua- mà bạn cho bé ăn thôi.
  3. 3. Kiên nhẫn khi cho bé ăn chứ đừng ép bé Có thể hơi mất thời gian khi bạn tập cho bé thích ăn một món nào đó. Nhưng bạn chỉ nên nói cho bé nghe về loại thức ăn này và lặp lại việc khuyến khích bé ăn một vài lần cho đến khi bé chịu ăn thử. Đừng nên bắt buộc bé phải nhất định ăn một món nào đó và cũng tránh biến giờ ăn cơm của con bạn trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Bé sẽ ăn nếu bé muốn. Nếu bạn muốn tỏ ra nghiêm khắc và ép bé ăn, thì việc ép ăn này sẽ diễn ra dài dài. Điều quan trọng là bạn phải giúp bé ăn một cách hứng thú với những thức ăn bổ dưỡng chứ đừng chăm chăm ép bé ăn. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn nên hình thành cho bé thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời. 4. Đừng áp dụng những nguyên tắc trước đây của cha mẹ bạn lên con bạn Nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ cha mẹ mình đã cho mình ăn những gì khi còn nhỏ và đã kỳ vọng chúng ta ăn uống thật ngoan, thật giỏi. Và khi bạn cũng đặt lên bé những kỳ vọng hay áp đặt bé phải ăn, chắc chắn bé sẽ có
  4. thái độ phản ứng lại. Hãy để bé tự cảm nhận được rằng, nếu không chịu ăn uống đàng hoàng, bé sẽ bị đói ngay sau đó. Hãy để bé tự ngồi vào bàn và ăn hết phần cơm của bé mà không hề tỏ ra ấm ức. Nhiều người lớn trong chúng ta có thể vẫn còn ám ảnh những lần bị ép ăn khi còn nhỏ và chúng ta nên nghĩ đến việc có thể bé sẽ bị rối loạn ăn uống nếu chúng ta cứ ép bé ăn. Hãy tôn trọng cảm nhận của bé đối với các bữa ăn và điều này cũng có thể khiến bạn phải tập cách từ bỏ một số nguyên tắc ăn uống của gia đình mà trước đây bạn đã thiết lập. Hãy để bé “sáng tạo” bữa ăn gồm những món bổ dưỡng mà bé thích, còn gia đình bạn vẫn có thể ăn những món thông thường khác như món hầm, cà-ri hay món rau củ xào. Miễn là bé vẫn khỏe mạnh và hứng thú với bữa ăn và điều này không diễn ra hàng ngày thì vẫn có thể chấp nhận được. Hãy để bé tự do lựa chọn món bé thích và điều này cũng không quá nghiêm trọng như bạn vẫn nghĩ đâu. Điều này sẽ khiến bé tôn trọng việc ăn uống lành mạnh mà bạn đề ra hơn là những hành động căng thẳng trong giờ ăn. 5. Mọi người đều cần phải ăn sáng Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, điều này có thể không hẳn đúng với tất cả nhưng luôn đúng đối với bé của bạn. Bỏ bữa sáng có thể làm bé khó chịu nguyên một ngày và có thể khiến bé lừ đừ, mệt mỏi và thậm chí có xu hướng muốn ngủ để quên cảm giác đói. Người lớn chúng ta cũng không thích nhìn thấy bé đói và mệt mỏi.
  5. Nhiều nghiên cứu về trẻ em cho thấy, một bữa sáng đủ chất sẽ làm tinh thần bé minh mẫn hơn. Phần lớn các nghiên cứu này dựa trên những bé đã đi học nhưng điều này vẫn đúng với não của bé sơ sinh và bé mới biết đi. Nhiều đứa bé trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 cũng có thể do bé bị đói vì bỏ bữa sáng. Bữa sáng nên chứa một lượng protein cần thiết để đảm bảo năng lượng lâu dài, sẽ giúp bé vượt qua trạng thái khó chịu vì đói- thường xảy ra vào giữa buổi sáng. Việc ngăn ngừa tình trạng này diễn ra thì hết sức quan trọng vì khi tâm trạng bé không tốt, bé sẽ không thích ăn và chúng ta cũng không đạt được mong muốn về việc ăn uống của bé. 6. Hiểu bé của bạn Bé của chúng ta có thể cảm nhận được điều gì tốt cho bé hơn là việc bạn cứ áp đặt mong muốn của mình lên bé. Dạ dày của bé sẽ hình thành thời gian biểu cho việc bé ăn mỗi ngày và lượng thức ăn bé cần phải ăn. Hãy để bé học cách lắng nghe cơ thể bé- đây là điều mà người lớn chúng ta thường quên mất. Bé sẽ không ngất xỉu vì lười ăn trừ khi bé bỏ bữa sáng thôi, và mỗi nguyên tắc này đều có thể được điều chỉnh cho phù hợp nhất với gia đình bạn. Hãy học cách tôn trọng những nguyên tắc riêng của bé trong ăn uống, đôi khi điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên với kết quả đạt được đấy.
nguon tai.lieu . vn