Xem mẫu

  1. 6 bí quyết nhận lỗi trong công việc Người chứ đâu phải là Thánh đâu mà không sai sót các bạn nhỉ! Trong qúa trình làm việc chúng ta không thể không mắc lỗi, cho dù là một lỗi rất nhỏ. Nếu sự sai lầm của bạn mà ảnh hưởng tới tới các đồng nghiệp khác thì hãy chịu trách nhiệm về hành động của mình nhé. Sau đây là những trường hợp bạn cần phải nói lời xin lỗi nè, tham khảo nhen.
  2. Sai lầm của bạn ảnh hưởng tới đồng nghiệp Bạn có thể nói một cách đơn giản: “Tôi xin lỗi”, tiếp sau đó là lời đề nghị sửa chữa, biện pháp khắc phục. Nếu tình huống phức tạp hơn, như đồng nghiệp vẫn không thấy hài lòng, bạn cần bày tỏ sự hối lỗi chân thành hơn. Một người trong nhóm gây sai sót cho khách hàng và bạn phải tiếp xúc với khách hàng đó Bạn nên thay mặt công ty nói chung để đưa ra lời xin lỗi cho khách hàng, thay vì giả vờ đó là sai lầm của bạn. Anna Post, một tác giả, nói: “Có những lúc không phải lỗi tại mình nhưng bạn cần thay mặt cả nhóm
  3. đưa ra lời giải chứ không phải đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Làm như vậy bạn sẽ được đánh giá là chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng cũng như đồng nghiệp”. Khi bạn không chắc mình có nên xin lỗi hay không Ví dụ, trong một cuộc họp, bạn nhận thấy những nhận xét nghiêm khắc của mình đã khiến đồng nghiệp nào đó buồn rầu. Trước khi xin lỗi, hãy cân nhắc thật kĩ. Liệu bạn có nói không đúng hay người đó buồn vì lí do khác? Nếu mọi việc vẫn ổn, bạn không cần phải xin lỗi. Hoặc khi bạn cộng tác với đồng nghiệp, một số việc không như ý xảy ra và đó hoàn toàn không phải lỗi của bạn. Điều bạn cần nói là một sự chia sẻ với người đồng nghiệp kia chứ không phải lời xin lỗi.
  4. Biết nhận lỗi khi sai Bạn góp phần làm cho nhóm bị lỡ kế hoạch
  5. Để tránh bị đánh mất niềm tin trong đội, hãy bày tỏ sự hối lỗi và đưa ra một lời cam kết quả quyết: “Rõ ràng tôi đã mắc sai lầm trong dự án lần này nhưng đó chỉ là một “tai nạn” nhất thời. Dù sao tôi cũng rút ra được một số bài học bổ ích để có thể đóng góp hiệu quả hơn cho nhóm trong những dự án tiếp theo”. Bạn sử dụng từ ngữ, ngữ điệu không phù hợp với hoàn cảnh Ví dụ, bạn tỏ vẻ bực tức và thấy không xứng đáng khi một đồng nghiệp không có gì nổi trội hơn bạn lại được thăng chức. Điều này được thể hiện qua giọng điệu của bạn: “Chúc mừng! Thế mà họ đã được thăng chức rồi cơ đấy!” Hãy mau chóng đưa ra lời xin lỗi hoặc giải thích rằng đó chỉ là cách nói hài hước bởi nó có thể gây ra sự bất đồng với đồng nghiệp, nay là sếp của bạn và nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển nghề nghiệp của bạn.
  6. Bạn luôn nói xin lỗi Hãy nói xin lỗi nếu bản thân bạn có lỗi. Khi đó, lời xin lỗi và giải thích phải tương ứng với mức độ nghiêm trọng của sai lầm. Tránh lặp đi lặp lại lời xin lỗi cho cùng một sai sót. Còn nếu vẫn nói xin lỗi dù không phải lỗi của mình, bạn sẽ bị đánh giá là không đủ tự tin và độ tin cậy. Theo dantri
nguon tai.lieu . vn