Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn lớp 12 Cơ bản Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin ĐỀ SỐ 1 Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------- Câu 1 (3 điểm) Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân mượn câu thơ nào làm đề từ. Anh (chị) hãy chép lại chính xác và nêu ý nghĩa của lời đề từ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Câu 2 (7 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như nguời mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng (Trích Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo) ------------------ HẾT -----------------
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI VĂN LỚP 12 CB - ĐỀ SỐ 1 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I Chép lại chính xác và nêu ý nghĩa của lời đề từ trong việc thể hiện 3.0 chủ đề tác phẩm “Người lái đò sông Đà” 1 Vị trí, ý nghĩa lời đề từ: Lời đề từ thường nằm sau nhan đề, là chìa 0.5 khoá mở cánh cửa vào tác phẩm, hé lộ tư tưởng, chủ đề, cảm hứng chủ đạo. 2 Chép chính xác lời đề từ, ghi rõ tên tác giả 1.0 3 Giải thích ý nghĩa 1.5 Câu thứ nhất: Đây là câu thơ nổi tiếng của nhà thơ cách mạng Ba Lan mang cấu trúc cảm thán. Câu thơ có thể là câu hát của những người chèo đò, kéo thuyền vượt thác với tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu lao động cũng có thể là sự ngợi ca của chính nhà văn trước tư thế làm chủ thiên nhiên của con người trong cuộc sống mới. Câu thứ hai: Mượn câu thơ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Tuân hé mở cho người đọc vì sao ông có cảm tình với sông Đà: mọi dòng sông đều chảy về hướng đông- Chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc. Câu thơ nói lên sự độc đáo của Đà giang đồng thời hé lộ cá tính nghệ thuật của Nguyễn Tuân- nhà văn của những phong cảnh tuyệt mĩ, cảm giác mãnh liệt. II Cảm nhận về đoạn thơ trong “Đàn ghi ta của Lor-ca” – Thanh 7.0 Thảo” 1 Mở bài 0.5 - Giới thiệu tác giả, bài thơ: + Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt. + Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo. - Giới thiệu đoạn trích 2 Thân bài 6.0 Nội dung 4.0 - 6 câu đầu: Cái chết bi phẫn, đột ngột của Lor-ca. Qua sự thay đổi đột ngột cấu trúc thơ (câu ngắn chỉ từ một đến hai từ “Tây Ban Nha-hát nghêu ngao-bỗng kinh hoàng”), sự chuyển đổi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng (“áo choàng đỏ gắt”, “áo choàng bê bết đỏ” chi tiết tả thực (Lor-ca bị điệu về bãi bắn…”), nhà thơ gợi sự đột ngột của cái chết đồng thời gợi cả nỗi bàng hoàng, xót thương của dân tộc Tây Ban Nha nói riêng và những dân tộc yêu hoà bình, dân chủ nói chung đối với người nghệ sĩ
  3. - Khi đến với cái chết đột ngột và kinh hoàng, Lor- ca vẫn mang phong thái lãng mạn của người nghệ sĩ, vẫn như đang mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông, với những nẻo đường bát ngát ánh trăng...: “Lor- ca bị điệu về bãi bắn-chàng đi như người mộng du”. - Vượt lên cái chết vẫn là tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống (tiếng ghi ta nâu- bầu trời cô gái ấy- tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”). - Nỗi đau đớn, niềm ngưỡng mộ được đẩy lên tới cao độ trong 6 câu thơ tiếp. Nhà thơ gợi lên trường liên tưởng phong phú từ sự điệp lại cụm từ tiếng ghi ta tạo ra một tiết tấu dồn dập, tựa như những va đập mãnh liệt của âm thanh, từ sự kết nối các hình ảnh (bọt nước, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng, máu chảu), màu sắc(nâu, xanh biết mấy). Tiếng đàn như có thân phận, khóc thương cho cái chết của người chiến sĩ-nghệ sĩ Lor-ca - 4 câu cuối: Sự bất tử của cái chết Lor-ca. Qua những biện pháp so sánh (“tiếng đàn như cỏ mọc hoang”) ẩn dụ (“giọt nước mắt vầng trăng”…), tác giả gợi đến cái chết của người Lor-ca nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là khát vọng vĩnh cửu hóa nỗi đau thương, bất tử hóa hình tượng người nghệ sĩ. Nghệ thuật 2.0 - Kết hợp hài hoà yếu tố thơ, nhạc - Hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi, các biện pháp so sánh, ẩn dụ. 3 Kết bài 0.5 Khẳng định vị trí, đóng góp của thơ Thanh Thảo trong nền thơ hiện đại
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn lớp 12 Cơ bản Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin ĐỀ THI SỐ 2 Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------- Câu 1 ( 3 điểm ) Ghi lại chính xác và nêu xuất xứ lời đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo? Anh ( chị ) hiểu như thế nào về ý nghĩa lời đề từ đó ? Câu 2 ( 7 điểm ) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà trong đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ------------------ HẾT ------------------
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK I NĂM HỌC 2012- 2013 Môn Ngữ văn lớp 12 CB - Đề số 2 Câu 1 ( 3 điểm ) 1. Chép chính xác và nêu được xuất xứ: ( 0,5 điểm ). Thanh Thảo đã lấy câu thơ được coi là di chúc của Lorca để làm lời đề từ cho bài thơ của mình (0,5 điểm). - Câu thơ thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết của Lorca với quê hương Tây Ban Nha – xứ sở của cây đàn ghi ta (0,5 điểm). - Cây đàn là biểu tượng cho nghệ thuật. Lời đề từ còn khẳng định tình yêu nghệ thuật sâu sắc của Lorca, Lorca không thể rời xa nghệ thuật ngay cả khi đã từ giã cõi đời (0,5 điểm). - Câu thơ thể hiện mong muốn của Lorca: các thế hệ nghệ sĩ tiếp theo sẽ vượt qua nghệ thuật của ông để đạt được những thành tựu mới (1,0 điểm). Câu 2 ( 7 điểm ) 1. Yêu cầu về kĩ năng : Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, hệ thống ý mạch lạc, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Tuân và đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà học sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật lên vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và thể hiện cảm nhận của cá nhân. Bài viết có thể trình bày những suy nghĩ riêng theo các cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau : a. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm ( 1 điểm ). b. Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà ( 5 điểm ). - Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà khi nhìn từ trên cao : hiền hoà, duyên dáng, mềm mại như mái tóc dài của người thiếu nữ đang buông lơi để làm duyên với đất trời, mang vẻ đẹp yêu kiều và nữ tính. - Vẻ đẹp biến hoá qua sắc nước sông Đà thay đổi với mỗi mùa trong năm thật huyền ảo và kỳ diệu. - Vẻ đẹp gợi nhiều cảm xúc ở mỗi lần gặp gỡ, sông Đà như có một linh hồn riêng, là một cố nhân của tác giả. - Vẻ đẹp thơ mộng của những quãng sông lặng lờ êm xuôi.
  6. - Vẻ đẹp của cảnh sắc tươi vui hai bên bờ. - Sông Đà mang vẻ đẹp giầu chất thơ, gợi nhiều cảm hứng cho thi ca, đã in dấu trong nhiều tác phẩm nghệ thuật từ quá khứ đến hiện tại. c. Đánh giá chung ( 1 điểm ) - Nguyễn Tuân thể hiện một cách nhìn khác về sông Đà, bên cạnh vẻ đẹp hung bạo dữ dội lại là nét đẹp thơ mộng trữ tình khiến sông Đà hiện lên thực sự ấn tượng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. - Nhận xét về phong cách tuỳ bút độc đáo của Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác; thể hiện một cái tôi độc đáo trong cách cảm nhận thiên nhiên; sử dụng tài tình nhiều biện pháp nghệ thuật; ngôn ngữ sắc sảo, điêu luyện… ------------------ HẾT ------------------
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn lớp 12 Cơ bản Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin ĐỀ THI SỐ 3 Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------- Câu 1: (3 điểm) Anh (chị) hãy chép lại chính xác lời đề từ bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”- Thanh Thảo. Nêu rõ xuất xứ và trình bày ngắn gọn ý nghĩa lời đề từ đó. Câu 2: (7 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong đoạn thơ sau đây: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh-một phương (Sóng- Xuân Quỳnh) -------------- HẾT -------------
  8. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN VĂN LỚP 12CB - ĐỀ SỐ 3 Câu 1: 3 điểm - Chép chính xác và ghi rõ xuất xứ (0.5 điểm) - Ý nghĩa: + Tình yêu, sự gắn bó máu thịt của Lor-ca với cây đàn ghi ta, với nghệ thuật (1 điểm) + Tình yêu với quê hương, xứ sở (0.5 điểm) + Thông điệp cao cả của khát vọng đổi mới nghệ thuật (1 điểm) Câu 2: 7 đểm Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau 1. Nội dung, kiến thức - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ (1 điểm) - Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua đoạn thơ: + Qua việc phân tích những trạng thái tâm lý, cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu: nỗi nhớ nhung, những dự cảm lo âu, bất ổn,.. làm rõ được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu chân thành, tha thiết, mãnh liệt, thuỷ chung (4 điểm) + Đặc sắc về nghệ thuật: phép song hành, chiếu ứng hai hình tượng sóng và em, nhân hoá, điệp,…(1 điểm) 2. Kĩ năng - Kết cấu bài chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát (0.5 điểm) - Kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ: sự kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật, cảm xúc chủ đạo, giọng điệu,…(0.5 điểm) --------------- Hết ---------------
  9. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn lớp 12 Nâng cao Dành cho các lớp D, chuyên xã hội, ĐỀ THI SỐ 1 Anh, Pháp, Nhật Buổi thi: Chiều ngày 21/12/2012 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------- Câu 1(4 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau của Lep Tôn-xtôi : Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn. Câu 2 (6 điểm): Phân tích hình ảnh con sông Đà thơ mộng, trữ tình trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. ----------------- HẾT ------------------
  10. ĐAP AN HOC KI I - NĂM HOC 2012- 2013 Môn : Ngữ văn - Lớp 12 NC - Đề số 1 Câu 1 (4 điểm) : Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt… a.Giải thích ý kiến (0,5 đ): ý kiến này là một nhận định, đánh giá cao của Tôn – xtoi về ý nghĩa của tâm lí biết hổ thẹn trước những người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân, đặc biệt ý nghĩa hơn là tâm lí biêt hổ thẹn trước bản thân mình. + Ý kiến đề cao tính tự giác về danh dự cá nhân, xem đó như một phẩm chất cao quí của nhân cách. b. Bàn luận (3,0 đ): + Xấu hổ trước mọi người : Xấu hổ là trạng thái tâm lí, cảm xúc của con người thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hay thua kém người khác (0,5 đ) + Biết xấu hổ là y thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách (0,5 đ) + Xấu hổ trươc bản thân mình : là ý thức phục thiện, hướng thiện nằm sâu trong bản chất con người. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm (0,5 đ) + Người biết xấu hổ trước bản thân là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình, vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có (0,5 đ) + Phân biệt xấu hổ và tự ti (0,5 đ) + Phê phán những người không biết hổ thẹn (0,5 đ) c.Bài học nhận thức và hành động (0,5 đ): Bản thân cần nhận thức sâu sắc, xấu hổ không chỉ là trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Câu 2 (6 điểm) : Phân tích hình ảnh sông Đà trữ tình… a.Vài nét về tác giả, tác phẩm, hình ảnh trữ tình của sông Đà…(0,5 đ) b. Phân tích hình ảnh sông Đà trữ tình (5,0 đ) Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Tuân và đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà học sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật lên vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà. Bài viết có thể trình bày những suy nghĩ riêng theo các cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau : - Về nội dung : + Vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơ mộng, mềm mại ; ẩn hiện ; màu sắc dòng nước biến đổi theo mùa…(1,0 đ) + Vẻ đẹp hoang sơ, mang mang thiên địa ; sông Đà thuở hồng hoang, sông Đà của tương lai ; cổ xưa mà tươi trẻ…(1,0 đ) + Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nàn với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp (1,0 đ) - Về nghệ thuật :
  11. + Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, những câu văn đậm chất trữ tình, giàu âm thanh và nhịp điệu (1,0 đ) + Liên tưởng phóng túng, cách so sánh, nhân hóa táo bạo ; lối tạo honhf giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh (1,0 đ) c.Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (0,5 đ) -------------- Hết --------------
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn lớp 12 Nâng cao Dành cho các lớp D, chuyên xã hội, ĐỀ THI SỐ 2 Anh, Pháp, Nhật, Sinh Buổi thi: Chiều ngày 21/12/2012 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------- Câu 1 (2 điểm) Trình bày quan niệm của anh (chị) về chữ “hiếu” trong xã hội hiện đại bằng một bài văn khoảng 400 từ Câu 2 (8 điểm) Trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh tiếng đàn và sự giã từ cuộc đời của Lorca trong đoạn thơ sau: “ không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la” (Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo ) ---------------Hết-------------
  13. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN VĂN LỚP 12 NC - ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Học sinh làm rõ quan điểm của mình bằng lập luận a. Giải thích khái niệm chữ “hiếu”: Có lòng kính yêu, biết ơn, hết lòng chăm sóc cha mẹ (0,5 điểm) b. Bàn luận - Quan niệm của xã hội phong kiến: Có phần khắt khe, nhiều quy tắc hơn, trong đó con cái phải tuyệt đối tuân theo lời nói, ý muốn của cha mẹ (0,5 điểm) - Quan niệm trong xã hội hiện đại: Cởi mở và ít những quy tắc khắt khe như trong xã hội phong kiến nhưng vẫn giữ được những đạo lý cơ bản + Kính trọng, vâng lời cha mẹ + Yêu thương, chăm sóc cha mẹ  Dù trong xã hội tiến bộ, người con được làm theo những ý muốn của mình, được đưa ra chính kiến riêng nhưng những tư tưởng đạo lý tốt đẹp vẫn luôn được giữ gìn (1 điểm) - Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm vào chữ “hiếu” trong xã hội ngày nay: + Hỗn láo, thậm chí đánh đập, đối xử tàn nhẫn với cha mẹ + Chỉ quan tâm đến đời sống vật chất, thiếu vắng sự quan tâm, yêu thương với cha mẹ mình (0,5 điểm) c. Ý nghĩa của vấn đề (0,5 điểm) *Lưu ý: Học sinh làm bài kết hợp sử dụng luận chứng đan cài trong các luận điểm Câu 2: * Học sinh phân tích đoạn thơ để thấy được những nội dung cơ bản sau: d. Đoạn 1(2 điểm) : từ “ không ai chôn cất tiếng đàn” đến “long lanh trong đáy giếng” + Sự gắn bó của Lor-ca với nghệ thuật + Ước nguyện của Lor-ca: Hậu thế hãy quên nghệ thuật của Lor-ca để sáng tạo một nền nghệ thuật mới + Sự bất tử, vĩnh hằng, sức sống mạnh mẽ của nghệ thuật Lor-ca + Nỗi tiếc thương mà cuộc đời dành cho người nghệ sĩ e. Đoạn 2(4 điểm) : từ “đường chỉ tay đã đứt” đến “lila lila lila”: + Sự trái ngang trong số phận của người nghệ sĩ, khát vọng sống và sáng tạo vô cùng nhưng cuộc đời lại ngắn ngủi + Sự gắn bó với nghệ thuật trong hành trình đi sang cõi khác + Thái độ chủ động chấp nhận từ giã cõi đời như sự giã từ những hệ lụy của trần gian + Âm hưởng day dứt lưu luyến lặp lại để giã từ Lor-ca *Lưu ý: - Vì là thơ trừu tượng nên học sinh được phép phát biểu cảm nhận của riêng mình, không giống hoàn toàn với đáp án - Khi phân tích phải kết hợp nội dung và nghệ thuật, không được diễn xuôi thơ ----------------Hết----------------
nguon tai.lieu . vn