Xem mẫu

  1. 5 cách "xử lý" stress cho mẹ bầu
  2. Theo các bác sĩ, stress để lại hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu như: Sẩy thai, thai dị tật bẩm sinh., tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung, mẹ tăng nhịp tim, tăng huyết áp trên thai phụ,… Stress có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc thai chậm phát triển Có rất nhiều biểu hiện để nhận biết các mẹ bầu bị stress: Chán ăn, hay quên, mất ngủ, lo âu, hay cáu gắt, rối loạn nhịp thở, đau đầu… Có rất nhiều nguyên nhân gây stress trong quá trình mang thai có thể là sự lo lắng về sức khỏe của bé, tình trạng bản thân, hay công việc sau sinh… Nếu phải chịu đựng tình trạng stress kéo dài sẽ tác động xấu đến sức khoẻ của mẹ cũng như của thai nhi. Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ. Theo các bác sĩ, stress để lại hậu quả nghiêm trọng cho thai kỳ như: Sẩy thai, thai dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung, mẹ tăng nhịp tim, tăng huyết áp trên thai phụ, có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiền sàn giật – Sản giật, ngay ở giai đoạn hậu sản, người mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh. "Xử lý" stress khi đang mang thai Để khắc phục tình trạng trên, các mẹ bầu hãy thực hiện một số “bí kíp” sau: Chế độ ăn uống lành mạnh Trong thời gian mang thai, bạn cần phải tăng lượng calo hấp thụ vào cơ thể
  3. mỗi ngày từ 300-500. Bạn cũng cần chú ý ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, điều này sẽ giúp giữ năng lượng trong cơ thể và khiến bạn không cảm thấy đói. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý ăn thêm trái cây và rau củ quả nhẹ trong ngày. Tránh tiêu thụ đường và caffeine vì chúng không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Nghỉ ngơi đầy đủ Bà bầu nên thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ Nghỉ ngơi đầy đủ và khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Chú ý phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Có thể tắm mát trước ngủ, không nên ăn trong vòng 1 giờ
  4. trước khi ngủ. Bất cứ lúc nào cảm thấy quá mệt mỏi, chị em nên ngả lưng một chút và làm giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút. Ngoài ra, vào buổi tối phụ nữ mang thai nên đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Tập thể dục điều độ Nếu bạn lười tập những môn thể thao khó hoặc không có thói quen tập thể dục thì đi bộ hoặc yoga là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn. Trong quá trình tập thể thao, lượng máu trong cơ thể sẽ được lưu thông, cải thiện tạo cho bạn nhiều năng lượng hơn. Mỗi ngày, chị em nên dành khoảng 20-30 phút tập luyện sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp em bé phát triển tốt và giảm mệt mỏi đáng kể Chia sẻ với người thân Chia sẻ với người thân, bạn bè, nếu bạn cảm thấy khó nói thì có đến đến với chuyên gia tâm lý, cha nhà thờ..Việc giao tiếp thường xuyên và cởi mở với người khác giúp bạn cảm thấy tự tin hơn để đối phó với các thách thức hàng ngày. Chăm sóc cơ thể mình Mát-xa trong khi mang thai là cách giảm stress rất thú vị. Nếu dùng dầu thơm hay tinh dầu, thì lưu ý về tính an toàn của nó với thai phụ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Tinh dầu an toàn dùng sau 20 tuần thai gồm tinh dầu oải hương, tinh dầu cam quýt, tinh dầu hoa ylang ylang nhưng cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
  5. Suy ngẫm và tưởng tượng cũng là một cách hữu ích. Suy ngẫm là cách thư giãn dựa trên sự tập trung tinh thần và tưởng tượng tích cực là kỹ thuật giảm lo lắng bằng cách tạo ra những hình ảnh êm dịu, dễ chịu. Hãy tìm đọc các cuốn sách dạy kỹ thuật thư giãn và chọn 1 thời điểm nào đó mà không ai quấy rầy rồi thực hiện trong vòng 30 phút.
nguon tai.lieu . vn