Xem mẫu

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Tài liệu học tập chia sẻ 4 dạng bài khó chƣơng Nitơ - Photpho 4 DẠNG BÀI KHÓ CHƢƠNG: NITƠ - PHOTPHO Với Hóa lớp 11, chương Nitơ – Photpho được đánh giá là một chương khó với nhiều dạng bài đa dạng. Ngoài những dạng bài về lý thuyết và tính toán cơ bản, chương Nitơ-Photpho còn có 4 dạng bài khó mà học sinh cần chú ý và đầu tư thời gian để học tốt. 1. Dạng 1: Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo phƣơng pháp thăng bằng ion – electron. a. Phương pháp - Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử theo phương pháp thăng bằng ion – electron cũng phải đảm bảo nguyên tắc: tổng electron mà chất khử cho bằng tổng electron mà chất oxi hóa nhận, chỉ khác là chất oxi hóa, chất khử viết dưới dạng ion. - Cần nhớ: + Chất kết tủa (không tan), chất khí (chất dễ bay hơi), chất ít điện li (H2O) phải để dạng phân tử. + Nhân hệ số cho 2 quá trình nhường và nhận electron sao cho: số electron nhường ra của chất khử bằng số electron nhận vào của chất oxi hóa. + Kiểm tra số nguyên tố ở 2 vế theo thứ tự: kim loại → phi kim → hidro và oxi. b. Ví dụ minh họa: Cân bằng phản ứng sau: Mg + H+ + NO3- → Mg2+ + NO + H2O Hướng dẫn: 3 x Mg → Mg2+ + 2e 2 x N5+ + 3e → N+2 (NO) Đặt hệ số vào chất khử, chất oxi hóa và kiểm tra các hệ số còn lại 3Mg + 8 H+ + 2 NO3- → 3Mg2+ + 2NO + 4H2O Lưu ý: Tổng điện tích trước phản ứng bằng sau phản ứng. 2. Dạng 2: Giải toán kim loại tác dụng với dung dịch HNO3. a. Phương pháp: - Xác định chất oxi hóa và chất khử: + Chất khử là kim loại + Chất oxi hóa là HNO3 và tạo ra các chất khí - Sử dụng phương pháp bảo toàn mol electron: ∑ mol eletron nhường = ∑ mol electron nhận Trong đó: Mol electron nhận = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Tài liệu học tập chia sẻ 4 dạng bài khó chƣơng Nitơ - Photpho b. Ví dụ minh họa: Hòa tan hoàn toàn 7,2 (g) Mg trong dung dịch HNO3 dư, thu được V (l) khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và m (g) muối khan. Giá trị của V và m lần lượt là: A. 4,48 và 23,2 B. 3,36 và 44,4 C. 4,48 và 44,4 D. 3,36 và 22,2 Hướng dẫn: Sử dụng phương pháp bảo toàn mol electron : 2nMg = 3nNO nNO = 2/3 x 7,2/24 = 0,2 mol VNO = 0,2 x 22,4 = 4,48 (l) Muối thu được là Mg(NO3)2 mMg(NO3)2 = 0,3 x 148 = 44,4 (g) 3. Dạng 3: Hỗn hợp các kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 a. Phương pháp: - Sử dụng phương pháp bảo toàn mol electron như dạng 2. - Cách tính khối lượng muối: mmuối = mkim loại + mNO3- với nNO3- = ∑ mol electron thay đổi (nhận/ nhường) b. Ví dụ minh họa: Hòa tan hết 12,4 (g) hỗn hộp Mg, Al, Fe trong dung dịch HNO3 loãng thu được 3,36 (l) khí NO (đktc, không có sản phẩm khử nào khác). Cô cạn dung dịch thu được m (g) muối khan. Tính m. Hướng dẫn: m = mkim loại + mNO3- nNO3- = ∑ mol electron = 3nNO = 3 x 0,15 = 0,45 (mol) m = 12,4 + 0,45 x 62 = 40,3 . 4. Dạng 4: Toán về phản ứng với ion NO3- trong môi trƣờng axit. a. Phương pháp: - Trong môi trường axit, ion NO3- có tính oxi hóa mạnh tương tự HNO3. Sản phẩm của phản ứng thường là các chất khí tương tự khi cho kim loại tác dụng axit HNO3. 3Mg + 8H+ +2NO3- → 3Mg2+ + 2NO + 4H2O - Sử dụng phương pháp bảo toàn mol electron hoặc tính theo phương trình ion. b. Ví dụ minh họa: Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Tài liệu học tập chia sẻ 4 dạng bài khó chƣơng Nitơ - Photpho Cho 3,2 g bột Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất), ở đktc .Tìm giá trị của V. Hướng dẫn: nCu= 0,05 mol nNO3- =0,08 mol nH+= 0,12 mol Phản ứng: 3Cu + 8H+ +2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O 0,05 0,12 => H+ hết và Cu dư => Tính mol NO theo H+ => mol NO = 0,12.2/8 = 0,03 mol. => VNO = 0,03.22,4 = 0,672 lit Nguồn : Hocmai.vn Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn