Xem mẫu

  1. 4 bước đẩy lùi nguy cơ công việc… ‘ngập đầu’ Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhiều công ty có chính sách cắt giảm nhân sự, kèm theo đó là san sẻ công việc cho từng người theo kiểu "thêm việc mà không thêm lương". Tình trạng quá tải trong công việc cũng không có gì khó hiểu. Công việc quá nhiều đôi lúc khiến bạn… phát điên – (Ảnh minh họa) Một khi đã rơi vào tình trạng này, thật khó để giải quyết mọi việc ổn thỏa. Bạn có thể mắc phải một mớ bòng bong và không biết phải bắt đầu từ múi nào nữa. Nếu không biết cách tháo gỡ, tình trạng căng thẳng sẽ kéo dài ngày này qua ngày khác, bạn chỉ mất thời gian mà không thu được lợi ích gì. Bởi vậy, khi cảm thấy quá căng thẳng vì công việc ngập đầu, bạn đừng hoảng loạn hay lo sợ. Hãy thử thực hành theo 4 bước sau để lấy lại bình tĩnh, tự tin trước khi bắt tay giải quyết từng việc một:
  2. - Liệt kê những việc cần làm Nhiều người cứ chủ quan cho rằng mình có trí nhớ tốt nên không cần liệt kê những việc cần làm nữa. Họ nghĩ rằng, mọi việc đã nằm trong bộ nhớ siêu sao rồi và chẳng việc gì phải mất thời gian ngồi ghi ra nữa. Có thể, bạn có trí nhớ tốt thật nhưng đôi khi, quá nhiều việc cùng đến một lúc khiến bạn thật khó để đảm đương hết. Sẽ có lúc bạn quên, bỏ sót vài việc quan trọng nếu đan g mải cắm đầu vào giải quyết vấn đề nào đó. Nên bình tĩnh ngồi lại xem xét và liệt kê những việc cần làm để có kế hoạch phù hợp – (Ảnh minh họa) Cách tốt nhất, bạn nên gạch ra những việc cần làm trên một tờ giấy, rõ ràng và rành mạch. Nếu có thể, nên sắp xếp công việc theo trình tự thời gian, ưu tiên theo deadline để khi nhìn vào đó, bạn biết ngay cái gì nên làm trước, việc gì có thể để lại sau mà không sợ tình trạng quá tải đột nhiên ập đến. - Phân chia thời gian Khi đã có bản liệt kê những việc cần làm, bạn hãy có sự phân chia thời gian thật rõ ràng và dứt khoát phải tuân thủ theo thời lượng phân chia. Tốt nhất là nên xem tầm quan trọng của từng công việc để có sự đầu tư thời gian hợp lý. Nếu chỉ trả lời
  3. email hay gọi một cuộc điện thoại, thời gian chỉ nên gói gọn khoảng 2 -5 phút. Nhưng để lập một kế hoạch tổng thể cho dự án mới, ít nhất bạn cũng phải mất một vài ngày chứ không thể tính theo giờ được. Nhưng điều cần nhớ lúc này là bạn hãy ưu tiên làm thật nhanh những việc đừng đầu trong danh sách đã liệt kê ra. Nên nhớ là hoàn thành càng nhanh càng tốt bởi nó sẽ giúp bạn có thêm niềm tin và động lực trong những việc tiếp theo. Cố gắng tập trung giải quyết từng việc một, đừng để bị quấy nhiễu, mất thời gian – (Ảnh minh họa) - Tránh mọi phiền nhiễu Phân bổ thời gian cho từng công việc, thực hiện những việc khẩn cấp xong, bạn nên đầu tư thời gian hơn với những việc khó. Lúc này, hãy xác định bạn phải mất thời gian, công sức và tâm trí nên đừng để ai quấy rầy. Tắt điện thoại, không check email… dành toàn tâm toàn ý giải quyết công việc là những gì bạn nên làm để tránh mọi phiền nhiễu, mất thời gian. - Tranh thủ nghỉ ngơi Tuy nhiên, tập trung làm việc không có nghĩa là bạn cứ chúi đầu vào công việc hết ngày này qua ngày khác. Trong quá trình "gỡ" từng việc một, thi thoảng, bạn nên
  4. tạm nghỉ 10 phút rồi lại tiếp tục làm việc. Khoảng thời gian nghỉ này dù chẳng đáng là bao nhưng cũng đủ để giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo, sáng suốt. Trước khi bắt tay trở lại làm việc, đừng quên liếc qua danh sách những việc cần làm đã liệt kê để khắc sâu thêm việc gì đang chờ bạn. Đối diện với nguy cơ bị quá tải trong công việc, bạn đừng quá lo lắng. Không có gì là không thể giải quyết, vì vậy, cứ bình tình gỡ từng việc một, chắc chắn, tình trạng quá tải sẽ bị đẩy lùi.
nguon tai.lieu . vn