Xem mẫu

  1. 25 năm Mỹ thuật Việt Nam đổi mới
  2. Chiến tranh đã qua, những vấn đề lớn, vấn đề của số đông, những vấn đề chung không còn được chú trọng. Các nghệ sỹ quay về khai thác những vấn đề cá nhân, những câu chuyện, những vui buồn, trải nghiệm có tính chất riêng tư. Đại hội lần thứ 6 của Đảng CSVN (18/12/1986) đ ã đưa ra một quyết định có tính chất lịch sử đối với vận mệnh đất nước, quyết định mở cửa, quyết định đổi mới. Từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa nghệ thuật. Cụ thể là Nghị quyết 5 của Bộ chính trị về văn hóa nghệ thuật. Kêu gọi nghệ sỹ tự cởi trói và tự do sáng tạo. Đó là nguyên nhân sâu xa tạo nên trào lưu Mỹ thuật đổi mới, trào lưu thứ 3 của Mỹ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20. Một trào lưu Mỹ thuật đặc biệt của một thời kỳ đặc biệt, khác hẳn với hai trào lưu trước. Trào lưu Mỹ thuật Đông Dương (1925-1954) và trào lưu Mỹ thuật Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc (1954-1985). Nếu tính theo tuổi tác thì lớp hoạ sỹ hiện nay là thế hệ thứ 5. Tính từ thế hệ đầu tiên của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam là các hoạ sỹ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, thế hệ thứ 2 là các hoạ sỹ học khoá Mỹ thuật kháng chiến của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân. Thế hệ thứ 3 là các hoạ sỹ thời chống Mỹ (ở miền Bắc).
  3. Tranh của Đào Hải Phong Thế hệ thứ 4 là các hoạ sỹ thời đổi mới và vài năm lại đây có một lớp hoạ sỹ trẻ chủ yếu là làm nghệ thuật mới, thế hệ thứ 5. Buộc phải nói rõ như vậy vì lịch sử và lịch sử m ỹ thuật không hoàn toàn trùng khít. Thế hệ, thời kỳ và trào lưu tuy đều chứa yếu tố thời gian nhưng chỉ mang tính tương đối. Ví dụ bức sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của hoạ sỹ Nguyễn Sáng về đề tài kháng chiến chống Pháp được sáng tác năm 1963. Hoặc hoạ sỹ Trần Lưu Hậu thuộc thế hệ thứ 2 nhưng lại nổi lên vào thời đổi mới. Và cũng không chỉ từ 1986 hội hoạ Việt Nam mới đổi mới, bộ tứ Nghiêm, Liên, Sáng, Phái và Trần Trung Tín đã làm được nhiều hơn thế ngay từ trước đó. Ngược lại thời đổi mới nhưng vẫn có rất nhiều hoạ sỹ không đổi mới lắm.
  4. Trào lưu Mỹ thuật hiện thực Xã hội chủ nghĩa ảnh hưởng nặng của trường phái hiện thực Xô Viết với lối tả chân khô khan, đơn điệu, cứng nhắc. Hội hoạ bị đồng nghĩa với dễ xem, dễ hiểu. Tranh của Đinh Ý Nhi Coi trọng nội dung, đề tài hơn là hình thức biểu hiện và đương nhiên, giai đo ạn đó đất nước còn chiến tranh nên đề tài chiến đấu và sản xuất là hai đề tài chủ đạo. Từ đó có thể thấy sự khác biệt của Trào lưu Mỹ thuật Đổi Mới so với hai trào lưu trước đó chính là ở sự tôn trọng trở lại với hình thức biểu đạt chứ không phải ở phạm trù nội dung. Tôn trọng tự do sáng tạo, đề cao tính cá nhân, tôn trọng các khuynh hướng khác nhau, không hạn chế tìm tòi những phong cách mới.
  5. Chiến tranh đã qua, những vấn đề lớn, vấn đề của số đông, những vấn đề chung không còn được chú trọng. Các nghệ sỹ quay về khai thác những vấn đề cá nhân, những câu chuyện, những vui buồn, trải nghiệm có tính chất riêng tư. Họ hướng cái nhìn vào thế giới nội tâm, vào bên trong hơn là bên ngoài. Hoàn toàn có thể hiểu Trào lưu Mỹ thuật đổi mới tức là đổi mới hình thức. Từ những tên tuổi xuất hiện sớm của trào lưu Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trung, Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Quân, Đỗ Sơn, Trần Trọng Vũ, Thành Chương, Nguyễn Bảo Toàn, Phan Phương Đông, Đào Hải Phong, Trương Tân, Hồng Việt Dũng, Lê Quảng Hà, Hoàng Phượng Vỹ đến những người cuối như Nguyễn Minh Thành, Lê Quốc Việt, Bạch Đàn, Thắm Poong, Nguyễn Thị Châu Giang, Lý Trần Qu ỳnh Giang, Lê Thị Minh Tâm… Nhưng gì thì gì, nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng bao giờ cũng là vấn đề của cá nhân. Trào lưu nghệ thuật nào cũng được làm nên bởi những cá nhân với những tác phẩm cụ thể. Cái riêng nhất, cái cốt lõi, cái làm nên phong cách nghệ thuật của hoạ sỹ Trần Lưu Hậu xuyên suốt mấy chục năm nay đó là bút pháp và m ầu của ông.Thế mạnh của ông là nét. Tất tật, hình là nét, bố cục, đậm nhạt cũng là nét, mảng cũng là nét (nhiều nét cộng lại).
  6. Tranh của Đỗ Sơn Ông không phân biệt hình và nền. Tất cả đều là một nét, không tô đi dạm lại, một đi không trở lại, trắng trợn quyết liệt, dứt khoát, chắc khoẻ. Là một kiểu hiếm của Mỹ thuật Việt Nam. Tranh của Đỗ Sơn không có bệnh khôn khéo, yểu điệu, lãng mạn, đèm đẹp của hầu hết những người ở thành thị. Sơn cũng không có bệnh “tỉnh lẻ” vì Sơn là một người nhà quê ở tỉnh, một người Thổ Hà trong lòng Hà Nội, cái đẹp trong tranh của Đỗ Sơn là cái đẹp của gân guốc, thô nhám, hồn nhiên, mộc mạc. Từ hình, mầu đến bố cục, tất cả đều ào ạt, khỏe khoắn, mạnh mẽ, dứt khoát.
  7. Tất cả đều rực rỡ, chín mọng, hứng khởi, hoan lạc và đầy ắp vẻ đẹp của ban đầu. Thế mạnh của Đỗ Sơn là đề tài phụ nữ khỏa thân. Đó là những người đàn bà khỏa thân, hoặc bán khỏa thân. Những người đàn bà trên bãi biển, cô gái đang tắm, những thiếu phụ mình trần đang chải đầu, vấn tóc, đang thay quần áo… các thế đứng, nằm, ngồi, vạm vỡ, hưng phấn, tràn trề sinh lực và đầy m ỹ cảm của nhục cảm. Có cảm giác khi vẽ phụ nữ khỏa thân thì bút lực của Sơn mới được bộc lộ hết, mới khỏe hơn, mạnh hơn, trẻ hơn và đàn ông hơn. Đào Hải Phong là người kể chuyện bằng mầu, mà cốt truyện là phong cảnh. Thành thị thì chủ yếu là phố xá, ngõ ngách, phố cổ, phố cũ, phố huyện tỉnh lẻ. Nhà quê thì thôn xóm, xóm chài, xóm trại, xóm núi, rồi đầm sen, ao làng, cổng làng, bến đò, đống rơm. Tất cả đều xanh đỏ tím vàng, lục lam, cam, nóng lạnh tận cùng, đối chọi, tương phản mạnh. Tất cả đều no nê, rực rỡ, lộng lẫy. Tranh của Lý Trần Qu ỳnh Giang như tiếng thở dài, như nói thầm. Nói những câu chuyện nhỏ thôi, riêng tư, không dễ gì nói được, không nhất thiết phải nói ra. Nó có thể, có thể thôi, là sợ hãi, chán nản, nửa như thất vọng, mệt mỏi, ốm đau, yếu đuối nữa và buồn và thản nhiên, mặc kệ nhưng tất cả vẫn là không yên lòng. Những đôi mắt luôn mở to nhưng nhìn gì cả, không muốn nhìn? Nhìn vào trong? Những bàn tay, ngón tay gầ y, dài, ôm lấy mình, những ngón tay khẳng khiu, thao thức. Lý Trần Qu ỳnh Giang sở hữu một bảng màu rất riêng, mầu đơn sắc, lạnh, đến cả nâu cũng lạnh, chủ yếu là biến thải của xanh, ít tương phản về đậm nhạt, xanh xỉn, xanh tái, xanh úa, héo úa.
  8. Nếu “Lý Trần Qu ỳnh Giang vẽ bằng lục phủ ngũ tạng” (lời bình của nhà thơ Dương Tường) thì Đinh Ý Nhi vẽ bằng ngũ quan. Nhi chủ động, nhanh. Giang chủ tĩnh, chậm. Nhi ưa toan mịn, trên cái bề mặt toan nhẵn phẳng, Nhi bắt đầu phá cho ồn ào, gồ ghề bằng bay, những nhát bay thô, chồng đè nhầy nhụa, dấp dính, miết nhanh, gạt mạnh, đè ngay khi lớp dưới còn chưa khô, nhão, mầu loãng, lem nhem, trộn, day... tình cơ vu vơ. Và trên cái nền đó, Nhi dùng bút nhỏ, mầu lỏng vẽ lên những người, mặt người bằng một bút pháp “lỏng lẻo”, nhanh, một nét (không tô đi tô lại). Thế mạnh của Nhi, độc đáo, đẹp của Nhi là nét “nguệch ngoạc”, nét thiếu, nét thừa, nét đứt, rời rạc, lẫn lộn. Thích nhất là những nét sai làm hình sai đi nên động hơn. Nhi vẽ như xóa, như chưa xong, như nháp, như bỏ. Buông, trùng, lỏng, bỏ đi, bỏ “đẹp”, bỏ “thói quen”, xóa “đẹp”. Không phải ngẫu nhiên mà tháng 5/2008, Singapore đ ã tổ chức một chuỗi sự kiện về nghệ thuật Việt Nam trong đó có cuộc triển lãm lớn nhất từ trước tới nay về M ỹ thuật Việt Nam. Cuộc triển lãm trưng bầy các tác phẩm của hội hoạ Việt Nam trào lưu đổi mới thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Singapore. Song song đó là cuộc hội thảo mang tên Hậu đổi mới và một cuốn sách cùng tên. Những nhận định trên chỉ là một cái nhìn toàn cảnh, một nhận định hết sức khái quát để mọi người có thể hình dung ra được hoàn cảnh ra đời và những đặc trưng của trào lưu Mỹ thuật Đổi Mới ở Việt Nam 25 năm vừa qua. Bên cạnh đó là sự so sánh với hai trào lưu Mỹ thuật trước đó nhằm nhấn mạnh sự khác biệt có tính chất bước ngoặt của Mỹ thuật Đổi Mới và nhấn mạnh đến một
  9. điều hiển nhiên: Nếu không có ánh sáng của đổi mới từ Đại hội Đảng VI – 12.1986 thì sẽ không có hội họa đổi mới, không có trào lưu đổi mới. Lê Thiết Cương 12/2011 
nguon tai.lieu . vn