Xem mẫu

  1. 20 yếu tố cần cân nhắc trước khi kinh doanh toàn cầu Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới tinh thần phiêu lưu của doanh nhân lại sống động và vươn xa như hiện nay. Thương mại thế giới làm tăng doanh thu và lợi nhuận, đẩy mạnh uy tín doanh nghiệp, tạo việc làm và giúp đặt ra mức biến động theo mùa. Nhưng, khó khăn là ở chỗ: phải để ý đến những gì trước khi kinh doanh toàn cầu? Đối với bất cứ kế hoạch kinh doanh mới nào, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị sẵn từ trước. Hãy cân nhắc kỹ 20 yếu tố sau trước khi bắt đầu: 1. Kêu gọi nhiệt tâm của tất cả thành viên doanh nghiệp. Mỗi thành viên phải là một phần tử thiết yếu của đội ngũ quốc tế này, từ ban điều hành đến dịch vụ khách hàng. Sự tận tậm thể hiện qua kỹ thuật, mua bán, sản xuất và giao hàng. 2. Có kế hoạch thâm nhập thị trường quốc tế. Một kế hoạch như vậy là cần thiết để biết tình trạng hiện thời của công ty, biết những mục ti êu và cam kết nội bộ, và cũng cần thiết để đánh giá kết quả. 3. Xác định khả năng đầu tư. Dựa trên 10% lợi nhuận của doanh nghiệp nội địa hay tùy khả năng kinh doanh của bạn? 4. Chuẩn bị ít nhất hai năm, từ lúc đặt hàng đến lúc giao hàng, để thâm nhập thị trường thế giới. Cần thời gian và sự kiên nhẫn để xây dựng một công ty to lớn, bền vững, hoạt động ở tầm quốc tế. Vì vậy, hãy kiên trì và có kế hoạch lâu dài.
  2. 5. Xây dựng trang web và bổ sung hợp lý. Có nhiều công ty làm về web, nhưng bạn phải xác định ngôn ngữ giao tiếp mình muốn sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng nhất trên thế giới, điều đó không chối cãi được, nhưng chỉ 28% dân số châu Âu biết đọc tiếng Anh. Con số đó ở Nam Mỹ và châu Á còn thấp hơn nữa. Vì vậy, hãy từng bước xây dựng một trang web thật hiệu quả và hợp lý để trao đổi với thế giới. 6. Chọn một loại hàng hóa/ dịch vụ để bán ra nước ngoài. Bạn không thể trở thành tất cả cho mọi người. Hãy chọn một mặt hàng và chuyên chú vào sản phẩm/ dịch vụ đó. 7. Nghiên cứu thị trường để xác định mũi nhọn. Muốn biết nơi nào trên thế giới có nhiều nhu cầu nhất đối với sản phẩm của bạn? Nghiên cứu thị trường là công cụ đầy sức mạnh để khám phá và xác định thị trường phát triển nhanh nhất, dễ thâm nhập nhất. 8. Ước đoán tình hình tiêu thụ sản phẩm trong một khu vực nhất định. Bạn muốn bán một vài mặt hàng cho khách hàng ở Úc hay muốn bán cả chục container mỗi tháng cho người bán lẻ ở Pháp? Khi có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ biết mình sẽ bán được bao nhiêu trong một thời gian nhất định. 9. Chuẩn bị xuất khẩu sản phẩm. Trước đợt bán hàng đầu tiên, nên thay đổi sản phẩm một chút để phù hợp với thị trường nước ngoài. Việc đóng gói có vai trò quan trọng. Hãy làm cho sản phẩm của bạn vượt hẳn các sản phẩm cùng loại khác. Khi đó bạn có thể bán được cho bất kỳ thị trường nào trên thế giới. 10. Tìm khách hàng xuyên biên giới. Không thể mở rộng kinh doanh ra n ước ngoài nếu không có sẵn một vài khách hàng bản địa. 11. Thiết lập phương cách xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. Chủ yếu là về chiến lược xuất khẩu và việc bạn muốn điều khiển hoạt động doanh nghiệp đến
  3. mức nào. Mặt khác, sẵn sàng nắm bắt cơ hội còn quan trọng hơn bám chặt vào những chiến lược sắp xếp từ trước. 12. Thuê luật sư, nhân viên ngân hàng, kế toán và hãng vận tải chuyên nghiệp. Có thể bạn cảm thấy mình không đủ sức trả cho các dịch vụ chuyên nghiệp này. Nhưng thật ra, bạn không thể kinh doanh toàn cầu mà không có họ. 13. Định giá và phí dỡ hàng. Chuẩn bị cho việc thử nghiệm giá cả. Dựa trên phản ứng của khách hàng để hương lượng. 14. Thiết lập các hình thức thanh toán, điều kiện và các chọn lựa tài chính khác. Phải thỏa thuận về hình thức thanh toán trước. Không bao giờ bán hàng qua tài khoản mở cho khách hàng mới toanh. Chỉ đơn giản là không! Bất kể điều kiện hay ngoại lệ nào. 15. Am hiểu về tư liệu và qui trình xin giấy phép xuất khẩu. Nếu bạn thấy việc này mất nhiều thời gian thì hãy thuê một hãng giao thông vận tải có thể cung cấp thông tin cho bạn ngay tại chỗ. Đặt thật nhiều câu hỏi. Tận dụng chuy ên môn của họ để tạo lợi thế cho bạn. 16. Có kế hoạch chăm sóc khách hàng sau khi mua. Mối quan hệ giữa công ty bạn và khách hàng ngoại quốc không nên kết thúc sau một đợt bán hàng. Đó chỉ nên là khởi đầu cho một quan hệ lâu dài và cần được bạn quan tâm nhiều hơn. Chính sự “quan tâm và nuôi dưỡng” mà khách hàng đáp lại sẽ cho biết họ có tiếp tục trở lại với bạn lần sau không. 17. Trao đổi riêng. Trang bị hiểu biết cụ thể về văn hóa, tác phong, tính chuyên nghiệp và sự bền bỉ. Bạn nên lấy việc đi vào một nền văn hóa khác, hội nhập, và biến văn hóa đó thành của chính mình làm mục tiêu.
  4. 18. Tìm hiểu về tiền quà khi đi công tác quốc tế. Những khía cạnh thực tế của kinh doanh quốc tế có thể làm nên thành công hay thất bại cho chuyến công tác. Khi bạn sắp tới những nơi bạn chưa từng đến, hãy chuẩn bị sao cho thật phù hợp. 19. Khám phá những liên minh và công ty xuyên biên giới. Để lập biểu đồ cho chiến lược quốc tế, hãy quan tâm đến việc hợp lực với công ty có tầm cỡ tương đương và tham gia vào thị trường trên đất nước bạn muốn/ đang giao thương. Hãy đánh giá mức độ sẵn sàng của mình để đảm nhận một nửa trách nhiệm và biết khả năng của công ty. 20. Thưởng thức cuộc hành trình. Đừng bao giờ quên doanh nghiệp của bạn quan trọng và vô cùng giá trị, cũng như những liên hệ giữa con người với nhau trong thời đại công nghệ tân tiến này càng quí giá hơn. Hãy chăm sóc chu đáo cho bản thân, nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng, và tương lai bạn sẽ tươi sáng, thịnh vượng, hạnh phúc. Kinh doanh toàn cầu không cần phải trở thành một kế hoạch đáng sợ. Khi quan tâm và phát triển 20 yếu tố cần thiết trên, bạn sẽ nhận ra tiềm năng của việc toàn cầu hóa và nắm bắt được cơ hội phát triển.
nguon tai.lieu . vn