Xem mẫu

  1. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3 điểm). Cho đoạn trích sau: “ … Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.” a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? b. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở trong hoàn cảnh nào? c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc? Câu 2 (2 điểm). Vận dụng hiểu biết về các phép tu từ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ... (Bằng Việt - Bếp lửa) Câu 3 (5 điểm). Trong vai ông họa sĩ kể lại tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:………....….…… Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2………………....….……
  2. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn Ngữ văn 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Mục đích – Yêu cầu Điểm a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của chi tiết, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm truyện. b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện các giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong việc xây dựng nhân vật. * Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: a. - Đoạn trích trên thuộc văn bản "Làng" do Kim Lân sáng tác. 0,5 - Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: sáng tác năm 1948 thời kì 0,5 đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. b. – Suy nghĩ đó là của nhân vật ông Hai 0,5 1 Ông đang trong hoàn cảnh đau khổ, nhục nhã khi nghe tin làng 0,5 Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây. c. Nghệ thuật tự sự trong đoạn trích trên rất đặc sắc trong việc khắc họa nhân vật của tác giả: - Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm (sử dụng 0,5 nhiều câu hỏi tu từ) nhằm mục đích nói lên những suy nghĩ của nhân vật. - Làm nổi bật quá trình đấu tranh nội tâm của ông Hai sau khi 0,5 nghe tin làng mình theo giặc: băn khoăn không tin, rồi bắt buộc phải tin vì có bằng chứng và rồi nhục nhã, lo lắng cho tương lai của gia đình, của người làng... * Học sinh có thể không chỉ ra câu hỏi tu từ, vẫn cho điểm tối đa ý độc thoại nội tâm. a. Mục đích: Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt: các phép tu từ và cảm nhận được cái hay của các phép tu từ ấy trong việc thể hiện 2 nội dung đoạn trích thơ. b. Yêu cầu:
  3. - Về kĩ năng: học sinh biết viết thành đoạn văn. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục. - Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: - Điệp từ "nhóm" tạo nhạc điệu cho thơ, nhấn mạnh ý. - Phép ẩn dụ: từ "nhóm" có hai lớp nghĩa- nghĩa tả thực và ẩn dụ. + Nhóm là làm cho lửa bén vào nhiên liệu cháy lên. + Nhóm là nhen lên, khơi gợi trong lòng cháu những tình cảm tốt đẹp: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, tình yêu thương bà dành cho cháu từ những thứ giản dị đời thường nhất (khoai sắn ngọt bùi), hòa trong tình làng nghĩa xóm (nồi xôi gạo mới xẻ chung vui), nhen nhóm lên trong lòng cháu ước mơ, kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu, nâng bước cháu trên mỗi chặng đường đời (nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ), .. c. Biểu điểm: * Điểm 2: Viết đúng đoạn văn, đủ ý, sáng tạo, diễn đạt lưu loát. * Điểm 1: Đảm bảo 1/2 số ý, còn mắc lỗi diễn đạt. * Điểm 0,5: Cảm nhận chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, * Điểm 0 : Bài làm lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của hình ảnh trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của nhân vật; khắc sâu chủ đề văn bản, rèn kĩ năng tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,... b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và phân tích giá trị nghệ thuật, biết cảm nhận về hình ảnh những con người lao động mới XHCN, biết trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh theo hình thức tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,... thể hiện được vai trò của người kể chuyện ngôi thứ nhất- vai ông họa sĩ. * Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát văn bản để trình 3 bày các ý sau: - Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc (người kể chuyện và cuộc gặp gỡ ấn tượng) -Thân bài: + Miêu tả hình ảnh thiên nhiên Sa Pa qua cảm nhận của người kể chuyện. + Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với anh thanh niên. (Học sinh dựa vào văn bản, có thể thay đổi trật tự, lược bớt một số đoạn không quan trọng. Trong đó thể hiện được thái độ, tình cảm và những bình luận, đánh giá của người kể với những suy nghĩ tích cực, những việc làm và thái độ của nhân vật anh thanh niên) + Những suy nghĩ của người kể chuyện về chính mình, về công việc và về nghệ thuật hội họa.
  4. - Kết bài: Kết thúc sự việc, lời khuyên dành cho thế hệ trẻ * Đan xen trong lời văn tự sự các yếu tố miêu tả, độc thoại nội tâm, nghị luận... hợp lí. *Học sinh có thể trình bày theo cách khác song vẫn đảm bảo vai kể, những ý kể trên, đan xen các yếu tố khác hợp lí vẫn cho điểm như biểu điểm chấm. c. Biểu điểm chấm: * Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Có kỹ năng làm văn tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm... Có được những đoạn hay, bài văn hay. * Điểm 4 : Đạt những yêu cầu chính. Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt. * Điểm 3 : Bài làm chưa sáng tạo, chưa biết đan xen hợp lí yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm... Còn mắc lỗi diễn đạt. * Điểm 2 : Kể còn sai lạc, chưa sâu, chưa biết đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...Chưa có bố cục hợp lí, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 1 : Lạc sang văn nghị luận, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có bố cục. * Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung và phương pháp. Lưu ý : Giám khảo nghiên cứu kĩ Mục đích, Yêu cầu và Biểu điểm để cho các điểm lẻ còn lại.
  5. TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NINH PHƯỚC –NINH THUẬN MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được viết theo thể thơ gì ? A. Tự do B. Lục bát C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát 2. Câu thơ nào dưới đây bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác gi ? A. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. B. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! C. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả D. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. 3. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ? A. Lượm B. Đoàn thuyền đánh cá C. Mùa xuân nho nhỏ D. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính 4. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì ? A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Ca ngợi sự đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội. C. Thể hiện cuộc sống nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính. D. Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. 5. Trong truyện Làng, tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông bộc lộ tính cách của mình ? A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc cho nghe. B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió với vợ chồng ông Hai. D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình. 1
  6. 6. Những câu văn sau đây cho thấy nét đẹp nào của anh thanh niên ? “Không, bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!... hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy!” (Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) A. Tự ti B. Chăm chỉ C. Cởi mở D. Khiêm tốn 7. Câu văn nào dưới đây thể hiện rõ yếu tố lập luận ? A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra, rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. B. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. C. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. 8. Thành ngữ “Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật” liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm về quan hệ D. Phương châm về cách thức 9. Thành ngữ nào không liên quan đến phương châm hội thoại về chất ? A. Lúng búng như ngậm hột thị B. Nói nhăng nói cuội C. Ăn không nói có D. Ăn ốc nói mò 10. “Con heo” là từ ngữ thuộc loại nào dưới đây ? A. phương ngữ Bắc B. phương ngữ Trung C. phương ngữ Nam D. từ ngữ toàn dân 2
  7. 11. Trong câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. So sánh D. Nhân hoá 12. Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất ? A. Tiếng La tinh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Anh D. Tiếng Hán II. Tự luận (7 điểm). Câu 1 (2 điểm). Tóm tắt diễn biến tâm lý, thái độ và hành động của bé Thu trong lần gặp cha sau tám năm xa cách. Câu 2 (5 điểm). Kể lại giấc mơ em gặp lại một người thân đã xa cách lâu ngày. 3
nguon tai.lieu . vn