Xem mẫu

  1. 15 lỗi ngữ pháp Tiếng Anh căn bản thường gặp Khi học tiếng Anh, văn phạm là một trong những phần quan trọng. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến cho rằng bí quyết để nói tiếng Anh thành công không nằm ở kĩ năng sử dụng văn phạm xuất sắc, mà chính là ở sự tự tin và nói trôi chảy. Do đó tại sao chúng ta không làm cho việc học văn phạm trở nên dễ dàng hơn bằng cách chọn ra 15 lỗi ngữ pháp căn bản mà người học thường mắc phải, sau đó ghi nhớ chúng để có thể tránh và nói tốt hơn. 1. YOUR/ YOU’RE - Your (của bạn) là Tính từ sở hữu (possessive adjective), luôn đứng trước danh từ để chỉ một người hay một vật thuộc về một đối tượng nào đó (Is this your book? – Đây là sách của bạn phải không?) - You’re là dạng viết tắt của You are (bạn là) (You’re my friend – Bạn là bạn tôi). 1. ITS/ IT’S - Its (của nó), cũng là Tính từ sở hữu tương tự như your (The picture has its own style – Bức tranh có phong cách riêng của nó). - It’s là dạng viết tắt của It is (Nó là) hoặc It has (nó có) 1. THERE/ THEIR/ THEY’RE - There chỉ sự tồn tại của một vật, một người hoặc một sự việc nào đó. (There are some trees in the garden – Có vài cái cây trong vườn nhà). - Their (của họ) là tính từ sở hữu, chỉ sự sở hữu của nhiều người (Their garden is beautiful – Khu vườn của họ thật đẹp.) - They’re là dạng viết tắt của They are (Họ là). (They’re in the house – Họ ở trong nhà). 1. AFFECT/ EFFECT
  2. - Affect (ảnh hưởng) là động từ. Ví dụ: The film affects me a lot (Bộ phim ảnh hưởng đến tôi rất nhiều). - Effect (sự ảnh hưởng) là danh từ. Ví dụ: The film has a big effect on me (Bộ phim có một sự ảnh hưởng rất lớn với tôi). 1. THEN/ THAN - Then có rất nhiều nghĩa như “lúc đó”, “khi ấy”, “sau đó”…Ngoại trừ trong câu chỉ sự so sánh, tất cả các trường hợp khác chúng ta đều dùng then. (See you then – Hẹn gặp bạn khi đó.) - Than (hơn) dùng để so sánh giữa hai vật, hai người hay hai sự việc khác nhau. (Your orange is bigger than mine – Trái cam của bạn to hơn của mình.) 1. LOOSE/ LOSE - Có một câu rất hữu ích giúp chúng ta phân biệt hai từ này “If your pants are too loose, you might lose your pants” (Nếu quần bạn quá rộng/lỏng, bạn có thể sẽ mất nó đấy!). Thật là dễ nhớ đúng không nào? 1. ME/ MYSELF/ I - Me là túc từ của I, nó sẽ được đặt sau động từ, khác với I nằm ở vị trí đầu câu. Ví dụ: I hate you, so don’t call me anymore (Tôi ghét bạn nên bạn đừng gọi cho tôi nữa). - Myself (chính tôi) dùng để nhấn mạnh me hoặc I. Ví dụ: “I myself said so. I can look after myself” (Chính tôi nói thế đấy. Tôi có thể tự chăm sóc chính mình). 1. IMPROPER USE OF THE APOSTROPHE (Sử dụng dấu “’” không đúng) Dấu ’ chỉ được sử dụng trong hai trường hợp thôi các em nhé: dùng khi viết tắt (do not à don’t; have not à haven’t), và dùng để chỉ sự sở hữu (Jimmy’s cat – con mèo của Jimmy). 1. COULD OF/ WOULD OF/ SHOULD OF Các dạng viết tắt could’ve, would’ve và should’ve là hợp lý. Nhưng khi chúng ta nói, âm cuối của ba từ này thường được phát âm gần giống như “of”. Trên thực tế,
  3. could of, would of và should of là không tồn tại, nên các em nhớ đừng phạm lỗi ngớ ngẩn như thế nhé. 1. COMPLEMENT/ COMPLIMENT - Complement: là phần chúng ta bổ sung thêm vào cho cái có sẵn, hoặc chỉ hành động thêm vào như thế. - Compliment: là lời khen, điều tốt đẹp chúng ta nói về người khác (You looks pretty! – Bạn trông thật đẹp!” 1. FEWER/ LESS - Với những thứ đếm được, chúng ta dùng fewer (People these days are buying fewer newspapers – Ngày nay người ta mua ít báo hơn) - Còn những thứ không đếm được thì nhớ phải dùng less các em nhé (I listen to less music recently because I’m busy – Dạo gần đây tôi ít nghe nhạc vì bận quá). 1. HISTORIC/ HISTORICAL - Historic chỉ một sự vật, sự kiện quan trọng được ghi vào lịch sử hoặc mang tính lịch sử (historic monuments – những tượng đài lịch sử) - Historical chỉ tính chất của một sự vật, sự việc có liên quan đến lịch sử (historical studies – những công trình nghiên cứu về lịch sử). 1. PRINCIPAL/ PRINCIPLE - Principal chỉ người đứng đầu hoặc người quan trọng nhất trong một tổ chức. Khi là tính từ, nó mang nghĩa “chủ yếu, quan trọng”. - Principle là danh từ chỉ nguyên tắc cơ bản, nguyên lý, luật lệ. 1. LITERALLY Được dùng khi người nói muốn biểu lộ những gì mình nói ra hoàn toàn là sự thật, không mang ý châm biếm hay ẩn dụ (I literally crawled to the car – Tôi thật sự đã bò tới cái xe). 1. THE DANGLING PARTICIPLE
  4. Tình huống Dangling participle xảy ta khi chúng ta đặt sai vị trí của hai vế câu, dẫn đến sự sai lệch buồn cười về nghĩa. Ví dụ chúng ta có một câu đúng như sau: - My brother brought up some oranges that had been rotting in the cellar for weeks. (Anh tôi mang ra những quả cam đã bị thối rữa trong hầm hàng tuần rồi.) Nếu vị trí hai vế trong câu này bị đảo ngược, nó sẽ trở thành một tình huống kì khôi: - After rotting in the cellar for weeks, my brother brought up some oranges. (Sau khi bị thối rữa trong hầm hàng tuần, anh tôi mang ra vài quả cam à Anh tôi là một thây ma L) Mong rằng sau khi xem xong và ghi chú lại những lỗi văn phạm trên, các em sẽ ghi nhớ và đừng phạm phải chúng nhé. Chúc các em nói tiếng Anh thật tốt! Việc học tiếng Anh giao tiếp của bạn gặp một vài rào cản, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của bạn còn hạn chế. Bởi vậy quan trọng là bạn phải nhanh chóng phát hiện ra những khuyết điểm của mình và nhanh chóng khắc phục nó. Sau đây, CELI xin chia sẻ một vài kinh nghiệm về những lỗi thường gặp khi học tiếng Anh giao tiếp.
  5. Không sử dụng đúng từ vựng cần thiết Đừng dùng từ khó để diễn đạt tình huống khi mà vốn từ vựng của bạn vẫn còn hạn chế. Hãy luyện tập thành thao những từ đơn giản rồi sau đó tìm từ tương đương để diễn đạt. Tự tạo cho mình môi trường luyện nghe tiếng Anh giao tiếp thường xuyên để nhớ từ, ví dụ như lớp học thêm, tham gia câu lạc bộ xem phim trên những website học tiếng anh trực tuyến. So với việc học từ từ điển thì việc được áp dụng và thực hành hiệu quả hơn rất nhiều. Nên nhớ là những từ khó thì không phải trường hợp nào cũng dùng được.--> Xem thêm: Nguyên tắc học từ vựng trong tiếng Anh giao tiếp Không chú trọng cách phát âm Cách phát âm là phần khá quan trọng trong tiếng Anh giao tiếp, đơn giản bởi vì người nghe sẽ chẳng hiểu gì cả nếu bạn phát âm không chuẩn. Một số lỗi thường gặp như Không phát âm "ending sound", đa phần là âm "s".
  6. Không phát âm “ending sound”. Vd: bạn muốn nói “white hair” nhưng ko có “ending sound”, ngta sẽ nghe nhầm thành “why hair”. Nhiều bạn cũng thường quên phát âm “s”. Không có Sentence Stress (nhấn câu). Nếu bạn nói cả 1 đoạn thật dài mà cứ ngang phè phè, ko nhấn mạnh một từ nào thì người giao tiếp với bạn cũng sẽ không nhận biết được Key Points của bạn là gì. Tương tự như khi bạn thi Listening, chẳng phải bạn cũng dựa vào sự nhấn giọng của người nói trong băng để nghe ra câu trả lời sao. Word stress (nhấn âm) sai. Lỗi này thường do nói hoặc học từ vựng mà không để ý đến phát âm, lâu dần thành thói quen rất khó sửa. Mà khi bạn nhấn âm sai một loạt từ trong 1 câu người nghe sẽ chẳng hiểu gì cả. Dùng ngữ pháp khó và quá chú trọng vào nó Có thể câu nói của bạ sẽ bị hiểu sang một nghĩa khác nếu bạn nói sai về ngữ pháp. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng những cấu trúc câu phức tạp khi nó không cần thiết, điều đó chỉ làm cho bạn dễ mắc lỗi mà thôi. Vì vậy, ngữ pháp trong khi giao tiếp bằng tiếng anh không cần phải quá phức tạp. Hãy thử nghe trên những trang web học tiếng anh giao tiếp qua video, bạn có thể thấy họ dùng những cấu trúc câu rất đơn giản và bạn có thể dễ dàng hiểu được chúng. Nói chuyện ngắt quãng khi giao tiếp bằng tiếng Anh Để thể hiện sự liền mạch, câu trả lời của bạn cần hội đủ 3 yếu tố sau: Các ý được sắp xếp theo một trình tự logic Các ý chính được giải thích rõ ràng, có thể kèm thêm ví dụ để minh họa, làm rõ. Nếu chuyển sang ý mới, bạn cũng cần phải cho người nghe một dấu hiệu rõ ràng. Một số từ nối thường dùng là: However, Although, Even though, Despite, In addition, Plus, As a result, Since (=because), For example, In other words, First, next, then, after that, lastly, On the other hand, Exceot for, Other than,… Nói quá nhanh
  7. Nói nhanh được xem là nói lưu loát như người bản ngữ, nói mà không cần dịch trong đầu. Tuy nhiên, bạn không nên nói nhanh khi mà mình không thể nói chính xác như người bản ngữ bởi bạn sẽ dễ dàng mắc những lỗi ngữ pháp, phát âm, từ vựng vì không có đủ thời gian để suy nghĩ về chúng. Vì vậy, bạn nên nói với tốc độ vừa phải và rõ ràng, không nuốt chữ. Khi nói chậm rãi, bạn sẽ có thể để ý nhấn giọng ở các ý quan trọng. Đừng chậm quá là được Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tốt hơn về những khuyết điểm khi học tiếng Anh giao tiếp
nguon tai.lieu . vn