Xem mẫu

  1. 10 vệ tinh lạ lùng nhất hệ mặt trời (P2) Iapetus Chỉ cần nhìn lướt qua vệ tinh Iapetus của sao Thổ là đủ biết nó là một vật thể kì quặc. Nó có hai sắc thái – một nửa tối đen, nửa kia thì tỏa sáng trắng – và có hình dạng kì lạ, dẹt ở hai cực và đồng thời bị ép ở hai bên. Một lằn gợn chạy nửa chừng xung quanh xích đạo của nó, khiến nó trông như một cái vỏ quả óc chó. Phần vật chất sậm màu trên Iapetus thật sự rất tối, nhưng nó chỉ hình thành một lớp mặt mỏng dày chưa tới một mét. Nó bao phủ bán cầu trước của vệ tinh trên – phía mặt hướng tới trước khi nó chuyển động trong quỹ đạo của mình – điều đó cho thấy vật liệu tối đen đó đã quét lấy từ vũ trụ khi vệ tinh trên chuyển động xung quanh Thổ tinh. Chất liệu này có thể ban đầu được phát ra từ những vệ tinh nhóm ngoài, nhỏ, tối đen của sao Thổ trong những cú va chạm với những mảnh vụn vũ trụ.
  2. Hình quả óc chó và có hai sắc thái. (Ảnh: NASA / JPL / SSI) Ánh sáng mặt trời đã nhào nặn sự tương phản trên Iapetus bằng cách chiếu nóng những khu vực màu đen sao cho toàn bộ băng đều thăng hoa hết. Hơi nước sau đó trôi giạt xung quanh vệ tinh trên, nơi đó nó đông đặc trên nửa hành trình lạnh hơn, làm quét lên vệ tinh một lớp sương mù. Hình dạng của Iapetus thật khó giải thích. Có lẽ khi vệ tinh trên còn trẻ, tan chảy và đang quay nhanh, nó đã bị biến dạng tự nhiên bởi chuyển động của nó. Nếu những lớp bên ngoài của Iapetus làm hóa băng chất rắn vào lúc này, thì một số tàn dư của hình dạng đó có thể được bảo tồn. Nhưng lí thuyết này không dễ gì giải thích cho lằn gợn ngay xích đạo, cái vẫn còn là một bí ẩn. Thành phần của Iapetus cũng khá kì quặc. Tỉ trọng thấp của nso hàm ý rằng nó có 80% là băng so với chỉ 20% đá, một hỗn hợp nhẹ hơn nhiều so với những vệ tinh lớn khác của hệ mặt trời nhóm ngoài. Bất kì lí thuyết nào muốn giải thích sự hình thành của những vệ tinh trong toàn hệ mặt trờicũng phải giải thích cho được quả cầu băng giá kì cục này.
  3. 10 vệ tinh lạ lùng nhất hệ mặt trời (P1) Các vệ tinh có thể phải cúi đầu nể phục trước những hành tinh khi xét về kích cỡ, nhưng thông thường thì chúng tỏa sáng cho hành tinh bố mẹ thờ ơ, lãnh đạm của chúng. Số vệ tinh đã có tên trong hệ mặt trời đã vượt quá số lượng hành tinh hơn tỉ lệ 20 trên 1, và chúng biểu hiện hết sức đa dạng. Chúng là những thế giới hoàn toàn ‘đủ lông đủ cánh’, thí dụ như Titan, chúng phức tạp như bất kì hành tinh nào. Những bí ẩn mới đang ẩn chứa xung quanh những vệ tinh nhỏ nhất, gần đây nhất, trông như những cái đĩa bay đang bay lượng xung quanh Thổ tinh. Năm nay sẽ là tròn bốn thế kỉ kể từ khi Gelileo phát hiện ra bốn vệ tinh lớn của Mộc tinh, làm tăng gấp năm lần số lượng vệ tinh mà loài người biết tới tính đến thời điểm đó. Mời bạn hãy cùng chúng tôi thực hiện một chuyến khám phá đến một số trong những thế giới lạnh lẽo nhất, dữ dội nhất và kì lạ nhất mà chúng ta đã khám phá ra kể từ đấy.
  4. (Ảnh: NASA / JHU-APL / Southwest Research Institute) Io Lỗ chỗ những hang lỗ lưu huỳnh, chìm trong bức xạ cường độ mạnh và bị run lắc bởi những đợt phun trào núi lửa liên tục, Io là địa ngục dễ bắt lửa của hệ mặt trời.
  5. Không phải là một điềm lành. (Ảnh: NASA / JPL / Đại học Arizona) Mặc dù đủ lạnh để bị che phủ trong những lớp sương mù lưu huỳnh đi-ôxit, nhưng vệ tinh lớn nhóm trong này của Mộc tinh là thế giới hoạt động núi lửa dữ dội nhất từng được biết, phun trào nhiều dung nham hơn 100 lần so với tất cả những núi lửa trên trái đất gộp chung lại, phát ra từ một diện tích bề mặt chỉ bằng 1/12 diện tích mặt đất địa cầu. Bề mặt của Io lốm đốm những hồ sủi bọt của đá tan chảy, hồ lớn nhất trong số chúng, Loki Patera, có bề ngang hơn 200 km. Từ bất cứ chỗ nào, magma đột ngột trào lên những khe nứt trong lớp vỏ đá, tạo ra những dòng suối dung nham có thể kéo dài 50 km hoặc xa hơn. Phi thuyền New Horizons của NASA đã thu được nhiệt tỏa ra từ một trong những dòng suối lửa này hồi năm 2007 khi phi thuyền bay ngang qua Mộc tinh trên hành trình đến với Pluto. Một số đợt phun trào của Io đủ mạnh để thổi tung những cột khí và bụi khổng lồ lên cao 500 km vào trong vũ trụ. Điều này có thể xảy ra khi dòng dung nham làm bay hơi những lớp lưu huỳnh đi-ôxit đóng băng trên bề mặt, hoặc khi chất khí bị hòa tan chuyển thành bọt bên trong magma đang dâng lên và thổi tung những mảnh vụn tốc độ cao trên bề mặt vệ tinh. Toàn bộ sự hoạt động núi lửa kinh hoàng này là do sự ‘đôi co tình yêu’ giữa Mộc tinh và hai chị em một nhà của Io, Europa và Ganymede. Những vệ tinh này có chu kì quỹ đạo gần đúng bằng 2 và 4 lần chu kì của Io, cho nên 3 vệ tinh sắp thẳng hàng với nhau khá thường xuyên. Theo thời gian, những lực kéo giật hấp dẫn khủng khiếp của sự hội ngộ định kì này đã dần dần nắn Io vào một quỹ đạo elip. Khi Io chuyển động trên quỹ đạo này, sự kìm kẹp của lực hấp dẫn của Mộc tinh có lúc yếu dần, có lúc mạnh dần, làm co giãn đất đá của vệ tinh trên. Những sự kéo căng và co giãn này làm sưởi ấm vệ tinh trong một quá trình gọi là nhiệt thủy triều. Hiệu ứng này trên Io mạnh đến mức nó có thể làm tan chảy đất đá, tạo ra các núi lửa.
  6. Hoạt động núi lửa cực đoan như thế có thể phổ biến trong vũ trụ. Hành tinh mới được khám phá ra gần đây, COROT-7b, chẳng hạn, quay rất gần ngôi sao mẹ của nó và vì thế chịu một sức hút hấp dẫn rất mạnh. Nếu quỹ đạo của nó chỉ hơi dẹt elip một chút, thì sẽ có đủ nhiệt thủy triều để làm cho hành tinh bị phủ đầy dung nham núi lửa. Cho nên, Ion có lẽ đang mang lại cho chúng ta một cái nhìn sơ bộ về những điều kiện trên những những hành tinh ngoại khốc liệt gấp cả triệu lần so với địa ngục. Bản thân Io có vẻ đang nguội đi, có lẽ vì quỹ đạo của nó kém dẹt hơn so với trước đây. Hàng chục hay hàng trăm triệu năm nữa tính từ bây giờ, sự cộng hưởng quỹ đạo với Europa và Ganymede có khả năng sẽ trở nên đồng bộ, đưa Io vào một quỹ đạo gần như tròn với hầu như không có nhiệt thủy triều. Khi đó, lửa của Ion cuối cùng sẽ lụi dần.
nguon tai.lieu . vn