Xem mẫu

  1. 10 thành tố tối cần thiết trang web của bạn phải có Nếu bạn có tất cả những thành tố này trong trang web, bạn đang tạo được một trang web có khả năng thu hút lượng doanh thu mình muốn!
  2. Mỗi khi công việc kinh doanh lắng xuống đôi chút hay khi bạn có được một chút thời gian, hãy tận dụng khoảng thời gian tạm nghỉ đó để chỉnh trang trang web của bạn. Trang web càng đơn giản, dễ sử dụng, doanh thu được tạo ra từ đó càng lớn. Đơn giản là như vậy. Vì thế bạn nên thường xuyên nghĩ xem làm thế nào để bỏ đi những chi tiết không cần thiết, những đường link khó hiểu hay những kỹ xảo hình ảnh làm người xem rối mắt, nhằm khiến cho thông điệp bán hàng của bạn nổi bật lên. Để tìm ra những gì đem lại hiệu quả và cái gì không, dưới đây bạn sẽ thấy một danh sách gồm 10 thành tố tối quan trọng mà trang web của bạn nên có: Thành tố cần thiết #1: Một tiêu đề thu hút sự chú ý. Điều đầu tiên người ta nhìn thấy khi truy cập vào trang web của bạn là một tiêu đề hấp dẫn, mô tả lợi ích quan trọng nhất mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại. Tiêu đề chính là thành tố chủ chốt của trang web. Nó chính là cái thuyết phục khách viếng thăm lưu lại và xem bạn chào bán những gì. Tiêu đề của bạn phải được viết cẩn thận: rõ ràng, cô đọng và đi thẳng vào vấn đề. Đồng thời nó cũng phải thật hẫp dẫn – gợi lên sự quan tâm của khách viếng thăm và làm cho họ cảm thấy hào hứng được biết thêm về những gì bạn chào bán. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách nhấn mạnh điều sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể đem lại cho họ. Khi bạn đã hình thành được một tiêu để cuốn hút, hãy định dạng nó sao cho tiêu đề đó nổi bật so với toàn bộ văn bản còn lại. Nó cần phải là điều đầu tiên thu hút cái nhìn của khách truy cập. Sử dụng font chữ lớn, in đậm, in nghiêng, dùng màu khác – bất cứ điều gì miễn là phù hợp với phong cách của cả trang web. Thành tố cần thiết #2: Hệ thống định vị dễ sử dụng. Không có gì đuổi khách đi nhanh bằng hệ thống định vị khó hiểu hay phức tạp! Khách hàng của bạn nên được biết họ đang ở đâu trên trang web của bạn vào bất cứ thời điểm nào, và nên dễ dàng tìm được những trang mà họ đã viếng thăm.
  3. Hãy đảm bảo rằng thanh định vị hay menu định vị của bạn dễ sử dụng và dễ hiểu. Nó nên giống y hệt nhau ở tất cả các trang và đặt ở cùng một vị trí. Không nên để khách hàng của bạn phải bỏ công tìm kiếm nó. Hãy nhớ rằng: Khi nói đến hệ thống định vị, điểm mấu chốt chính là sự đồng nhất! Thành tố cần thiết #3: Thông điệp bán hàng hiệu quả. Những từ ngữ bạn sử dụng để mô tả sản phẩm của mình và những lợi ích mà nó đem lại là chìa khóa dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Thông điệp bán hàng của bạn chính là mối liên hệ duy nhất mà bạn có với đại đa số khách truy cập trang web. Đó là lý do tại sao bạn phải tận dụng nó triệt để! Thông điệp bán hàng của bạn nên: • Lập tức thu hút người đọc với những lợi ích hấp dẫn và ngôn từ cuốn hút, từ đó đưa họ đến với giai đoạn mua hàng. • Quảng bá cho uy tín của bạn – không ai muốn mua hàng từ bạn nếu không cảm thấy bạn là đối tác đáng tin cậy. • Mô tả những lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ và giải thích tại sao khách hàng lại cần đến nó. Thành tố cần thiết #4: Một “Kêu gọi hành động” rõ ràng. Nếu bạn muốn mọi người mua sản phẩm hay dịch vụ của mình, bạn phải cho họ biết phải làm điều đó như thế nào. Đừng bắt họ phải suy đoán. Bạn phải giải thích chính xác những gì bạn muốn họ thực hiện, và bạn phải tạo điều kiện cho họ dễ dàng làm được điều đó. Nếu bạn muốn họ mua một sản phẩm, hãy đưa ra một lời kêu gọi hành động như sau: "NHẤN VÀO ĐÂY NGAY để đặt hàng sáu tháng Sản phẩm X."
  4. Hãy cung cấp cho khách hàng những chỉ dẫn dễ hiểu, rõ ràng về cách thức mua hàng và cho họ biết họ có thể mong đợi điều gì khi nhấn vào đường link dẫn đến trang đặt hàng. Thành tố cần thiết #5: Những hình ảnh được lựa chọn kỹ càng. Hình ảnh thực sự có thể giúp mọi người mường tượng ta sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp cùng với những lợi ích của nó. Hãy chắc chắn bạn có những tấm hình của mỗi sản phẩm bán ra trên trang web. Những bức ảnh cuốn hút của sản phẩm thực sự có thể tăng doanh số cho bạn. Nếu bạn bán rất nhiều sản phẩm, hãy sử dụng cái gọi là "thumbnail" (hình thu nhỏ) có liên kết đến những hình ảnh lớn hơn. Điều này sẽ giúp trang web của bạn tải nhanh hơn. Còn nếu bạn cung cấp những sản phẩm qua đường điện tử như sách điện tử hay phần mềm, bạn có thể dùng hình ảnh sản phẩm để đại diện cho chúng. Điều này khiến cho sản phẩm trở nên hữu hình hơn đối với khách hàng. Thành tố cần thiết #6: Một đề nghị đăng ký hấp dẫn. Hầu hết những khách truy cập lần đầu không mua hàng ngay. Tuy nhiên, thực tế là họ đã đến với trang web của bạn trước tiên đã có nghĩa là họ ít nhất cũng tò mò về những gì bạn chào bán. Để theo đuổi một mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng như thế, bạn nên thu thập địa chỉ thư điện tử của họ bằng cách khuyến khích họ đăng ký một bản tin điện tử miễn phí hay một cái gì đó được tải về máy miễn phí. Điều này sẽ cho bạn cơ hội gửi cho họ những cập nhật về trang web cùng thông tin, phát triển mối quan hệ với họ, và tạo điều kiện để họ đủ tin tưởng bạn tới mức có thể mua hàng từ bạn. Những đề nghị đăng ký như thế là cách rất hay để biến người truy cập thành khách hàng và thực sự tối đa hóa doanh thu. Đề nghị đăng ký của bạn nên được liên kết một cách rõ ràng tới từng trang trên web của bạn, hoặc nếu có thể thì được đặt ở mỗi trang. Mất đi một lần nhấn chuột của khách truy cập có nghĩa là mất đi những người đăng ký tiềm năng.
  5. Thành tố cần thiết #7: Những nhận xét của khách hàng cũ. Cách tốt nhất để quảng bá uy tín là đưa ra những chứng cứ cho thấy sản phẩm hay dịch vụ của bạn thực sự đem lại hiệu quả. Và cách tốt nhất để thực hiện điều này là đưa ra những nhận xét từ những khách hàng hài lòng, giải thích sản phẩm hay dịch vụ của bạn đã cải thiện đời sống của họ ra sao. Hãy đảm bảo rằng bạn có tên tuổi, địa chỉ của những khách hàng hài lòng ấy. Bạn cũng nên đăng một tấm hình nhỏ của họ bên cạnh lời nhận xét. Điều này sẽ cá nhân hóa thông điệp của họ, tăng thêm uy tín cho tuyên bố của họ và thể hiện rằng họ là những con người có thật, đã tận hưởng những lợi ích thật từ sản phẩm của bạn. Để có được uy tín tức thời, đặt một vài lời nhận xét hay nhất ngay trên trang chủ của bạn là một ý tưởng hay. Tuy nhiên, bạn cũng nên có một trang riêng dành cho những lời nhận xét. Càng có nhiều khách hàng hài lòng để “khoe” với những người mua hàng còn lưỡng lự càng tốt. Thành tố cần thiết #8: Một trang “Tự giới thiệu." Người ta thường ngập ngừng khi mua hàng trên mạng vì không có được giao dịch trực tiếp như khi mua sắm ngoài đời. Cách tốt nhất để khắc phục sự lưỡng lự của họ là đưa ra một trang “Tự giới thiệu” cung cấp những thông tin về bạn, đội ngũ nhân viên và công việc kinh doanh của bạn. Hãy chắc rằng bạn có đăng kèm những hình ảnh của bản thân và đội ngũ nhân viên. Điều này cho khách hàng thấy họ đang giao dịch với những con người thực và sẽ giúp gạt bỏ những lo lắng của họ. Thành tố cần thiết #9: Một trang giải đáp thắc mắc. Bạn nên có một trang “Những câu hỏi thường gặp" trên trang web của mình. Đây là nơi bạn liệt kê những câu hỏi hay được khách hàng đặt ra nhất và đưa ra câu trả lời cho chúng. Nó cho phép khách hàng của bạn lập tức tiếp cận với câu trả lời họ cần trước khi xem xét việc mua hàng hóa hay dịch vụ từ bạn. Thành tố cần thiết #10: Thông tin liên hệ của bạn.
  6. Để tăng doanh thu và uy tín, bạn cần phải cung cấp thông tin liên hệ đầy đủ trên trang web. Nó bao gồm địa chỉ gửi thư cũng như số mãy fax, số điện thoại. Các doanh nghiệp chỉ đưa lên địa chỉ thư điện tử được coi là thiếu tính chuyên nghiệp và có thể còn là không có danh tiếng nữa. Và hãy đảm bảo thông tin liên hệ của bạn dễ nhìn trên từng trang. Điều này khiến cho khách hàng dễ dàng tìm ra cách liên lạc với bạn nếu họ muốn có thêm thông tin hay muốn mua một sản phẩm. Những lời khuyên cuối cùng Để duy trì trang web ở hình thức tối ưu, bạn nên thường xuyên rà soát lại nó và lập một danh sách những điều “phải làm” để tối ưu hóa hoạt động của nó. Tìm ra những chi tiết rườm rà có thể loại bỏ để giản hóa quy trình bán hàng. Và đừng quên, các trang web được giản hóa tạo ra nhiều doanh thu hơn. Bạn cũng nên dành thời gian xem qua những trang web khác (bao gồm cả những trang của đối thủ cạnh tranh) để xem so với họ thì trang của bạn ra sao, đồng thời tìm ý tưởng cải thiện nó. Những điểm gì bạn thích thú ở những trang đó? Những điểm gì không hài lòng? Những lần viếng thăm như thế sẽ giúp bạn có ý tưởng về việc nên có gì và tránh gì trên trang web của chính mình. Sau khi đã cải thiện được trang web, hãy đề nghị bạn bè xem nó. Họ đi từ trang này sang trang khác có khó khăn không? Họ có thể dễ dàng tìm đường quay trở lại những trang họ đã xem không? Họ có bị bối rối do bất kỳ một khía cạnh nào trong quy trình bán hàng của bạn không? Họ có thấy trang web của bạn hấp dẫn không? Hãy nhớ: Bạn không bao giờ có thể thử nghiệm quá nhiều.
nguon tai.lieu . vn