Xem mẫu

  1. 10 `sai lầm chết người` khi tìm việc 1. Không có kế hoạch Tìm kiếm việc làm không phải là một bước vô tình của bạn vào 'thế giới' của cơ hội nghề nghiệp. Thay vào đó, bạn nên đặt một số nỗ lực vào việc lập kế hoạch tìm kiếm công việc phù hợp của mình. Hãy lựa chọn nơi mà mình ứng tuyển và tìm ra những gì giúp đơn xin việc của mình trở nên nổi bật. Điều đầu tiên, hãy xác định ưu điểm nổi trội nhất và dành phần lớn thời gian để thể hiện nó. Sau đó là sắp xếp những khả năng còn lại theo thứ tự ưu tiên. Kế hoạch tìm việc bao gồm từ việc bạn sẽ mặc gì trong buổi phỏng vấn cho phù hợp cho đến tất cả những gì nâng cao cơ hội tiếp cận công việc cho bạn. 2. Bạn quá bình thường
  2. Đạt chuẩn là thứ quá tuyệt vời cho hầu hết các vấn đề của cuộc sống, tuy nhiên, nó sẽ không đem lại hiệu quả khi bạn đi xin việc. Ngay cả việc dàn đều công sức để thể hiện bản thân cũng là điều không nên, bạn sẽ mất đi cơ hội tinh chỉnh những khả năng nổi trội nhất và phù hợp nhất với công việc. Thay vì liệt kê ra hàng chục những khả năng của bản thân, bạn nên tập trung xem yêu cầu công việc là gì và đảm bảo đơn xin việc và sơ yếu lí lịch đã thể hiện được đủ những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty (đặc biệt nhấn mạnh tới những yếu tố làm cho bạn trở nên phù hợp với công việc). Những khả năng nổi trội được thể hiện sẽ mang lại cho bạn cơ hội lớn hơn. 3. Dựa quá nhiều vào những thông tin đăng tải phổ biến. Nhiều thông tin tuyển dụng được đăng tải rộng rãi trên các website. Chắc chắn là bạn nên sử dụng nguồn thông tin này nhưng đừng quá phụ thuộc vào chúng. Thay vào đó bạn nên tìm ra những thông tin về vị trí tuyển dụng, công việc mà không phải ai cũng biết. Nó yêu cầu bạn phải có một mối quan hệ rộng rãi, biết được ai đó đang làm việc tại
  3. công ty mà bạn muốn thi vào. Đừng bi quan với những mối quan hệ - dù thân hay không thân - khi mọi người biết bạn đang muốn tìm việc làm, rất nhiều người, nhiều nguồn thông tin bổ ích mà bạn có thể nhận được. 4. Không chuẩn bị cho buổi phỏng vấn Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, hãy chuẩn bị kĩ. Hãy nghĩ về những lợi thế của bản thân và xem xét mình có thể mang lại giá trị gì cho cơ quan. Bạn sẽ cần chứng minh được khả năng cống hiến cũng như giải quyết vấn đề của mình. Bạn cũng nên suy nghĩ một số câu hỏi thông minh để hỏi ngược lại cũng như tìm hiểu để xác định giá trị của bản thân mình ở mức như thế nào trong thị trường lao động. Chuẩn bị kĩ càng cho buổi phỏng vấn, và bạn có thể dễ dàng trở thành một ứng viên triển vọng. 5. Không cập nhật danh sách liên hệ (References) của bạn Hãy chắc chắn rằng những người tham khảo được ghi trong mục Liên hệ (References) của mình được cập nhật. Hãy đảm bảo rằng những người này vẫn sẵn lòng đề cử bạn,
  4. thông báo cho họ về việc bạn ứng tuyển và nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với họ. Điều này sẽ giúp những người tham khảo của bạn không bị bất ngờ và có đủ thời gian chuẩn bị để nói rõ những gì họ biết về bạn.
nguon tai.lieu . vn