Xem mẫu

  1. 10 LỜI KHUYÊN GIÚP BÉ NGỦ NGON HUY THẮNG (Theo "Parent" tháng 7/1998) 1. Lên giường ngay khi có dấu hiệu buồn ngủ Khó khăn trong việc cho bé ngủ đôi khi cũng bắt nguồn từ việc muốn bé đi ngủ khi mà chưa đến lúc hay không còn là giờ ngủ của bé nữa. Thời gian lý tưởng để ngủ là riêng biệt và tùy thuộc vào từng cháu bé. Nếu đã đến lúc ngủ mà bé không vào giường, thì bé đã "quá giấc". Và phải chờ một giờ sau cơn buồn ngủ mới quay lại được với bé. 2. Ắn uống, chơi đùa đúng giờ
  2. Đồng hồ sinh học của bé sử dụng các "cây kim" khác nhau để bảo đảm "đúng giờ": sự biến đổi giữa ngày và đêm, giờ ngủ, giờ ăn, giờ tắm và cả giờ chơi. Điều quan trọng là tất cả phải đúng giờ và đều đặn, kể cả trong những dịp nghỉ hè hay đi chơi xa. Bằng không, "nhịp thời gian"của đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn. 3. Tạo cảm giác yên tâm cho bé Khó khăn lớn nhất trong việc cho bé ngủ là bé luôn có cảm giác bị xa rời khỏi người mẹ. Một bài hát hoặc một câu chuyện ngắn tr ước khi ngủ sẽ giúp bé làm quen với mộ? giờ ngủ nhất định và có thể đương đầu với khoảnh khắc cô đơn ấy. 4. Tập cho bé ngủ một mình Như vậy, tự bé có thể khám phá ra thế giới ri êng của mình (chăn, giường, bức tường trước mặt.). Phòng ngủ sẽ trở thành một nơi thân thiết, quen thuộc với bé. Nếu bé có thức đêm thì sẽ không hoảng sợ và lại ngủ một cách tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của ba mẹ. 5. Đôi khi phải biết nói "không" Khoảng từ 2 đến 3 tuổi, đứa trẻ sẽ học cách tự chủ và khẳng định cái "tôi" của mình. Bé sẽ gọi mẹ vào ban đêm và đến giờ không chịu đi ngủ. Bạn hãy tỏ ra cứng rắn, đừng để bé tự làm theo ý mình và đừng phạm sai lầm khi chiều theo ý bé: bé rất cần những giới hạn như vậy để tiến bộ.
  3. 6. Tôn trọng giấc ngủ của bé Gối ôm, tã lót, thú bông hay áo quần của người mẹ đều giúp bé cảm thấy có sự hiện diện của người mẹ khi chỉ còn một mình trong giường. Những vật dụng này sẽ đưa bé vào giấc ngủ yên và chúng giữ một vai trò cơ bản trong việc tạo lập tính tự chủ cho bé. 7. Đừng cho bé ăn hoặc uống liền ngay khi bé vừa thức giấc Một em bé khoảng 6 tháng tuổi (tình trạng sức khỏe tốt) không cần ăn vào ban đêm nữa. Cho nên không nhất thiết phải giúi ngay bình sữa cho bé bú mỗi khi tỉnh giấc. Điều đó làm cho bé nghĩ rằng bé không thể ngủ được nếu không ăn và thói quen này sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Ắn uống vào mọi lúc sẽ kéo theo
  4. sự tiêu hóa thức ăn vào mọi thời điểm và như thế sẽ làm mất cân bằng việc bài tiết của các tuyến hormone, xáo trộn nhịp tim và chu kỳ nhiệt độ cơ thể. 8. Đừng quan trọng hóa việc thức giấc ban đêm Hoàn toàn là bình thường nếu bé có thức dậy vào ban đêm. Nếu bé có la khóc, bạn cũng không việc gì phải hấp tấp. Vì thường thì do vẫn còn chịu ảnh hưởng của giấc ngủ, bé sẽ dịu lại và ngủ thiếp đi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải đến xem bé ra sao, thì hãy thủ thỉ êm ái để trấn tĩnh bé, nhưng xin đừng bật đèn cũng như ẵm bé lên tay. 9. Coi chừng giấc ngủ trưa muộn Đối với phần lớn trẻ em, ngủ trưa là thực sự cần thiết cho đến khi chúng được 2 tuổi. Tuy nhiên, một giấc ngủ trưa quá lâu sẽ gây ra chứng khó ngủ vào buổi tối. Một đứa trẻ ngủ tới 16 tiếng vào ban ngày thì người mẹ sẽ rất vất vả để ru nó ngủ vào ban đêm. 10. Tránh những kích động trước khi ngủ Trong một ngày 24 tiếng đồng hồ nhiệt độ cơ thể bé luôn dao động theo một nhịp có tính chất di truyền. Buổi tối lúc gần đi ngủ nhiệt độ cơ thể con người nói chung bắt đầu giảm xuống. Có nhiều yếu tố khác nhau làm thời gian giảm nhiệt độ của cơ thể chậm lại, do vậy, sẽ dẫn đến những khó khăn cho giấc ngủ. Những trò chơi vận động diễn ra quá khuya hoặc một chấn động tâm lý: hình ảnh
  5. bạo lực, kinh dị gây kinh hãi trên ti vi, cãi vã tại bàn ăn. tất cả tuyệt đối cần phải được tránh.
nguon tai.lieu . vn