Xem mẫu

  1. 10 điều khiến dễ bị mất việc nhất Ở đâu cũng vậy, người lao động mất từ 3 đến 15 tháng để có được một việc làm phù hợp nhưng chỉ cần vài ngày hoặc vài tuần để có thể đánh mất nó. Sau đây là 10 điều khiến người ta dễ bị mất việc nhất, theo tổng hợp của các chuyên gia việc làm của trung tâm nghiên cứu và điều tra về việc làm CareerBuilder của Mỹ. Một người Mỹ đang đứng trước một trung tâm việc làm. Theo các chuyên gia việc làm nước này, người ta có thể mất tới 15 tháng để có được một việc làm phù hợp nhưng chỉ cần vài ngày hoặc vài tuần để có thể đánh mất nó. 1. Thiếu khả năng hoà nhập với đồng nghiệp Nghiên cứu gần đây của trường kinh doanh Harvard và của Tạp chí Fast Company đều cho thấy một điểm chung là người ta thường thích làm việc với người có năng lực kém hơn mình chứ không thích làm với người trên tài. Điều đó có nghĩa, càng có năng lực cao trong công việc thì càng phải cố gắng hơn mới có thể hoà nhập với đồng nghiệp. Thế nên cho dù làm tốt công việc tới đâu nhưng không tìm được sự đồng cảm của đồng nghiệp thì nguy cơ thất nghiệp luôn chờ chực, bởi hầu như không có chủ doanh nghiệp nào muốn giữ lại một người luôn bị nhiều người khác né tránh.
  2. 2. Không biết làm việc theo nhóm Không ai cảm thấy dễ chịu khi làm việc với những cậu ấm cô chiêu khó chiều. Và tổ chức nào cũng cảm thấy cần phải loại người như vậy bởi họ không những không góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp với tác phong chuyên nghiệp mà còn làm ảnh hưởng xấu tới tinh thần phấn đấu của cả tập thể. Chính vì vậy mà ngày nay, hầu như trong bất kỳ mẩu tin quảng cáo tìm ứng viên nào cũng thấy xuất hiện cụm từ đại loại như "Yêu cầu: có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm" bên cạnh những yêu cầu khác như chăm chỉ, sáng tạo, năng động... Đơn giản, bởi làm việc theo nhóm sẽ có được sức mạnh tập thể giúp giải quyết các vấn đề lớn mà nếu làm việc đơn lẻ không hoặc khó có thể hoàn thành. Làm việc theo nhóm không là phương pháp mới nhưng không phải lúc nào và ai cũng thực hiện tốt. 3. Không hoàn thành công việc đúng thời hạn Nếu thời hạn chót để hoàn thành công việc là thứ tư thì chậm mất một ngày sang thứ năm là điều phá hỏng toàn bộ nỗ lực chung trong cả quá trình. Đó là điều không thể chấp nhận được với tất cả các tổ chức, bởi họ cần những người để có thể tin tưởng giao phó công việc. Việc chậm tiến độ không những chứng tỏ sự thiếu chuyên nghiệp của người đó mà còn có thể làm hỏng cả công việc và kế hoạch chung của tập thể, làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp trước mắt đối tác hay khách hàng. Để tránh tình trạng xấu nhưng rất hay xảy ra này, tốt nhất nên hạ mức độ hứa hẹn và tăng thời hạn giao trả kết quả, sau đó làm cả ngày cả đêm nếu cần thiết. 4. Làm việc riêng trong giờ làm việc Hệ thống thư điện tử và điện thoại ở công ty là để phục vụ cho công việc công ty. Ngay cả các thiết bị liên lạc của mình cũng phải tự hạn chế thời lượng để đảm bảo tốt công việc và không làm phiền đồng nghiệp. Và điều cần lưu ý là không bao giờ soạn những bức thư riêng mà mình không muốn ai đó vô tình đọc phải, bởi nhiều hệ thống máy tính và phần mềm hiện nay cho phép lưu lại cả những tài liệu đã bị xoá đi trước đó. Và một trong những điều rất tai hại là nút "Trả lời cho tất cả" ("Reply All") nhiều khi đưa những bức thư riêng tới tất cả mọi người, mà thường thì tới tay lãnh đạo và đồng nghiệp, bởi họ thường xuyên có tên trong danh sách thư điện tử của mỗi nhân viên. 5. Tự cô lập Nguyên tắc áp dụng được cho hầu hết mọi người là không nên tự cô lập mình trong bất cứ môi trường nào. Thay vào đó, phải kiên trì phát triển và sử dụng các mối quan hệ với những người khác trong công ty và trong công việc. Nhiều doanh nghiệp ngày nay còn có cả hệ thống lưu trữ thông tin và nguồn tin, để đảm bảo công việc được giải quyết nhanh chóng khi cần, nhờ vào các mối quan hệ của mỗi người trong tập thể.
  3. Nghiên cứu cho thấy những tổ chức có hệ thống lưu trữ thông tin và nguồn tin tốt, nơi mọi người trao đổi quan điểm với nhau thường xuyên, thì tổ chức thường thành công và nhân viên thường được trả lương cao và thăng tiến tốt hơn. 6. Bắt đầu một tình yêu công sở Trừ khi hai người thuộc hai bộ phận không liên hệ mật thiết với nhau trong một tổ chức, việc bắt đầu một tình yêu công sở không được cho là ý tưởng hay. Nếu yêu một người trên cấp, tình yêu đó sẽ bị nghi ngờ và mọi thăng tiến hay lương thưởng đều bị dèm pha cho dù thế nào đi nữa. Nếu yêu người dưới cấp, nguy cơ bị cáo buộc tội lạm dụng tình dục là rất rõ ràng. Và cho dù yêu ai đi nữa, kết quả của tình yêu đó và những hành vi kỳ lạ thường thấy trong tình yêu lãng mạn sẽ được đồng nghiệp nhớ đến và suy diễn lâu dài. 7. Luôn lo sợ rủi ro hay thất bại Nếu không tin chính mình thì không thể hy vọng có ai đó tin mình. Do vậy, luôn có thái độ dám làm và sẵn sàng đối mặt rủi ro, chấp nhận thất bại. Do vậy, thay vì nói "Tôi chưa từng làm việc này", hãy nói "Tôi sẽ thử học và làm xem sao". Không nên lo sợ rủi ro hay thất bại. Nếu không giải quyết được công việc, hãy dũng cảm thừa nhận điều đó và từng bước khắc phục. Và trên hết, hãy biến mọi tình huống có thể thành kênh nghiên cứu, thành ví dụ mổ xẻ để tự học tập, tự tiến bộ. Tóm lại, lo sợ rủi ro hay thất bại theo thời gian sẽ lắng đọng lại thành một cái còn nguy hiểm hơn thất bại nhất thời rất nhiều. 8. Không có mục tiêu Thất bại không phải do không đạt được hết các mục tiêu đề ra, mà là do không có mục tiêu nào để vươn tới. Do vậy, nhất thiết phải thiết lập kế hoạch, trong đó vạch rõ mục tiêu dài hạn cũng như kế hoạch hành động từng ngày. Theo quy luật, 80% hiệu quả công việc của mỗi người đến từ 20% các công việc đã làm. Do vậy, điều cần thiết là phải xác định được 20% quan trọng nhất để ưu tiên thực hiện, hòng mang lại 80% thành công cho cả sự nghiệp. 9. Không chú ý tới hình thức bản thân Dù ai cũng khẳng định mình không phân biệt đối xử với người khác chỉ vì hình thức, song điều không thể chối cãi là hình thức đóng vai trò nhất định trong công việc. Người ta có thể suy diễn mọi thứ từ cách thể hiện, từ ấn tượng bề ngoài mà một người vừa để lại. Và tất nhiên, quyết định có hợp tác hay không, có trợ giúp hay không sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều từ suy diễn đó. Do vậy, không nên tới chỗ làm với bộ dạng tiều tuỵ hay một bộ trang phục không phù hợp với môi trường làm việc của mình. Nói chung, một hình ảnh bề ngoài tốt đẹp là sự kết hợp của việc biết thể hiện năng lực, có cá tính và biết đưa ra và thực hiện các lời hứa, cam kết.
  4. 10. Vô ý Tiền sảnh, cầu thang, phòng vệ sinh hay thậm chí là xe đưa đón nhân viên... không phải là nơi thích hợp cho những lời nói hay hành động thoải mái vô tư như nhiều người thường nghĩ. Tai vách mạch rừng, cẩn thận với các cuộc đàm thoại ngay cả tại những địa điểm đó vẫn hơn. Tốt nhất là không bao giờ đùa cợt về những thứ liên quan tới công việc, không tiết lộ bí mật công ty trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không bàn luận về các đồng nghiệp khác và không mang quan điểm của mình về tôn giáo, chủng tộc hay tính cách của lãnh đạo... • Nhật Vy (Theo CareerBuilder, MSN Advice)
nguon tai.lieu . vn